Hôm nay,  

LONG-TÂN

18/08/201709:38:00(Xem: 12076)

LONG-TÂN

 

Tác-giả: Chân-Quê

 

Những ai quan-tâm đến thời-sự Việt-Nam và Úc đều biết rằng vào năm 2016; Việt-Cộng đã không đưa ra một lý-do nào rõ-ràng để giải-thích về việc đợi đến phút cuối họ mới ra lệnh hủy bỏ chương-trình tưởng-niệm và vinh-danh các binh lính Úc tử trận tại chiến-trường Long-Tân.  Có lẽ vì buổi lễ này nếu được cử-hành sẽ là một sự sỉ-nhục lớn lao đến nhà cầm quyền Cộng-Sản Việt-Nam!

 

Tưởng cũng nên nói sơ qua về trận chiến trong mưa và đẫm máu nhất của các binh lính Úc tại khu rừng cao-su xã Long-Tân, quận Đất Đỏ thuộc tỉnh Phước-Tuy miền Nam Việt-Nam vào ngày 18 tháng 8, năm 1966.  Lúc ấy chỉ có 105 quân-nhân Úc và 3 người lính Tân-Tây-Lan là thành-viên của D Company tức Đại đội D (Delta) 6 Battalion RAR (Royal Australian Regiment)  phải đối đầu với gần 2500 cộng quân Bắc-Việt.

 

Chiến cuộc chỉ thuyên giảm sau ba tiếng đồng hồ giao-tranh khốc liệt; trận này đã khiến 18 quân-nhân Úc tử-trận cùng 24 người bị thương và ước tính có khoảng 245 tên Việt-Cộng bị triệt-tiêu.

 

51 năm sau (18 Tháng 8, 1966 – 18 Tháng 8, 2017) đáp lời mời trọng thể của ông Peter Hindle Chủ-Tịch Tổng-Hội Cựu-Quân-Nhân toàn tiểu-bang Queensland; đây là lần đầu tiên gia-đình “Chân Quê” được tháp-tùng cùng phái-đoàn của cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 Úc-Đại-Lợi; ông Huỳnh-Bá-Phụng (đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, Queensland) diễn hành trên những con phố chính của thành-phố Brisbane.  Đi theo nhịp trống và tiếng kèn “Bagpiper” của đoàn quân-nhạc (trong trang-phục Tô-Cách-Lan), dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương hiên- ngang sánh vai cùng quốc-kỳ Úc-Đại-Lợi khiến tôi thật sự bồi-hồi xúc động và đã rưng rưng không cầm được nước mắt!

 

Mời xem YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=F4OMYOS-wMA&feature=youtu.be

     

blank

  

 

Tất-cả mọi người tập trung về Anzac Square; nơi có bức tượng hai người lính Úc (một đã bị thương và một đang dơ hai tay lên cao làm dấu cho trực-thăng xuống cứu đồng đội mình). Buổi lễ được trang trọng cử-hành trong vòng một tiếng đồng hồ.  Quan khách tham dự cùng đọc lời nguyện cầu cho chiến-sĩ trận vong, cho những cựu-quân-nhân, quả phụ và nhất là cho những ai từng bị cắn rứt lương-tâm về cuộc chiến Việt-Nam.  Cầu nguyện cho mọi người dân được đoàn kết bên nhau, biết quý trọng sự tự-do, nền hòa-bình và an hưởng cuộc sống mà Thượng-Đế đã trao ban.

 

Chúng tôi nhận thấy hàng ghế ngồi danh dự có ông Huỳnh-Bá-Phụng (Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH Queensland), đại-diện Thống-Đốc tiểu-bang Queensland, cùng nhiều chức sắc dân-cử và các đương-kim Tướng Tá quân-nhân Úc.  Rất nhiều nhân-viên cảnh-sát giữ gìn trật-tự trên mọi góc phố và bảo vệ an-ninh trong buổi lễ kỷ-niệm 51 năm chiến trận Long-Tân hôm nay 18 Tháng 8, 2017 tại Anzac Square, Brisbane.  Queensland.

 

Cuối chương-trình là phần hát quốc-ca Úc và dâng hoa đến chân Tượng-Đài Chiến-Sĩ của nhiều đơn vị; trong đó có ông Huỳnh-Bá-Phụng đại-diện cho cựu-quân-nhân QL/VNCH Queensland – Mời xem YouTube:

 

https://youtu.be/89vkErjeFgo

 

Thật là một vinh-dự lớn lao cho gia-đình “Chân Quê” khi được Mr. Darren Curtis, người điều-khiển chương-trình giới-thiệu: trong buổi lễ hôm nay đặc biệt có hai “Boat People” (Thuyền-Nhân) Việt-Nam lên dâng hoa tưởng-niệm; đó là Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên.  Chúng tôi đã trân trọng đặt vòng hoa dưới chân tượng đài và quỳ gối, cúi đầu cầu nguyện đến vong hồn các chiến-sĩ trận vong Long-Tân trong niềm kính-cẩn & tri-ân.

  blank

Hình gia-đình Chân-Quê và ông Huỳnh-Bá-Phụng (Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân QL/VNCH) tại Anzac Square, Brisbane. Úc tham-dự ngày Kỷ-Niệm 51 Năm Chiến-Trận Long-Tân 18, Tháng 8, 2017.

 
Sau buổi lễ, nhiều cựu-chiến-binh Úc đã tìm đến bắt tay, chia xẻ những kỷ-niệm của họ khi tham-chiến ở Núi-Đất, Bà-Rịa, Vũng-Tàu... (Quê nhà của phu-quân tôi).  Cảm-động nhất là những bà quả-phụ có chồng hy-sinh trong chiến-tranh Việt-Nam đã tìm đến hôn tay tôi và xin chụp hình chung vì thấy trên ngực áo gia-đình “Chân Quê” có in dòng chữ “Thank You Vietnam Veterans”.  

 

Chúng tôi vừa tường-trình tổng-quát về buổi lễ kỷ-niệm 51 năm Chiến-Trận Long-Tân 18 Tháng 8, 2017 tại thành-phố Brisbane, tiểu-bang Queensland.  Úc-Đại-Lợi.

 

Phần cuối bài viết này xin được vinh-danh các cựu-quân-nhân QL/VNCH tại thành-phố Brisbane  nhỏ bé nhưng chan chứa tình người.  Trong bài viết trước “Hoạt-Động Bí Mật của AATTV” chúng tôi đã có đề cập tới vị đương-kim Chủ-Tịch Hội Cựu-Quân-Nhân Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa tiểu-bang Queensland, Úc-Châu; ông Huỳnh-Bá-Phụng (cựu Đại-Úy Tình-Báo Chiến-Đoàn 1 của Úc) là một nhân-vật rất cương-lĩnh và anh-minh chính-trực; do đó các hội-viên đều rất kính mến và quý phục ông. Quả thực như vậy; vì sáng thứ Tư 16 Tháng 8, 2017 vừa qua, tôi và phu-quân Thái-Nguyên được chứng-kiến một buổi lễ tuyên-thệ kết-nghĩa “Huynh-Đệ-Chi-Binh” vô cùng cảm-động và chan chứa ân-tình của anh Nguyễn-Kim-Hùng vào đại-gia-đình Cựu-Quân-Nhân Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa tiểu-bang Queensland. Các anh đã quỳ xuống trước bàn thờ Tổ-Quốc, trước anh-linh của những anh-hùng vị-quốc vong thân cùng dâng lời thề ước:

 

  1. Kể từ hôm nay anh em chúng tôi coi nhau như ruột thịt , bênh vực nhau những khi hoạn nạn , chăm nom và săn sóc nhau khi đau yếu , phải thành thật và tương kính nhau , cùng nhau chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống hàng ngày .
  2. Phải thật lòng yêu thương đùm bọc nhau , biết kính trên nhường dưới
  3. Phải biết lắng nghe những điều hay lẻ phải
  4. Quyết tâm từ bỏ những thói hư tât xấu đã có từ trước
  5. Biết tha thứ và không cố chấp , hẹp hòi vị kỷ ... Để xứng đáng là người anh và em trong gia đình
  6. Quyết tâm bảo vệ uy tín và danh dự của gia đình trong bất cứ trường hợp và hoàn cảnh nào .

       

blank

Hình-ảnh trong ngày kết-nghĩa “Huynh Đệ Chi Binh” của các cựu-quân-nhân QL/VNCH Queensland. Úc

 
Hiếm lắm thay khi các cựu-quân-nhân QL/VNCH tiểu-bang Queensland sau bao nhiêu năm lưu-lạc xứ người vẫn thật gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.  Nguyện cầu Ơn Trên luôn ban cho các anh thật nhiều sức khỏe và gia-đình mãi mãi hạnh-phúc, an-bình.  Thay cho lời kết, chúng tôi xin mượn đôi câu hát của nhạc-sĩ Anh-Bằng để riêng quý tặng các anh:

“… Lúc sống có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc chết có nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cà cuống
Và rồi đi lên Đại Tướng đều là huynh đệ chi binh

… Sướng khổ có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh

… Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp
Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh

Từ chàng binh hai còn nhí
Đằng đằng như ông Thượng Sĩ

Từ người deuxième cà cuống
Và rồi đi lên Đại Tướng đều là huynh đệ chi binh…”

 

“Chân Quê” thực-hiện bài viết xong lúc 2 giờ 30’ khuya (giờ Úc-Châu); rạng sáng thứ Bảy 19 Tháng 8, 2017; tức 9 giờ sáng thứ Sáu 18 Tháng 8, 2017 (giờ California.  Hoa-Kỳ).

 

***

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.