Hôm nay,  

Về bức hình ‘đốt sách 75’; Cách tìm nguồn hình

16/08/201709:57:00(Xem: 10407)
Về bức hình ‘đốt sách 75’; Cách tìm nguồn hình
 
Trùng Dương
 

Biết có nhiều người không vui khi đọc bài này. Nhưng vì tôn trọng sự thật, không chỉ vì vốn đó là nguyên tắc chính của một người viết báo, mà còn vì đó là nền tảng của tự do dân chủ đối nghịch với chế độ độc tài cộng sản dựa trên sự dối trá, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng về một sự kiện tưởng là nhỏ nhưng thực tế không hẳn vậy.
 

Về bức hình ‘đốt sách 75’

Hôm rồi đi tìm hình đốt sách Miền Nam để minh hoạ cho một bài viết (*) trong đó có phần về chiến dịch của cộng sản nhằm hủy diệt sách báo và các nghệ phẩm của 20 năm văn học nghệ thuật Miền Nam sau khi chiếm được Miền Nam vào năm 1975, tôi bắt gặp một tấm hình đã được nhiều trang Web xử dụng, có nơi chú thích là “một cảnh đốt sách tang thương sau 75.” Vô số trang Web đã dùng lại hình này, nơi này trích nguồn của nơi kia, hoặc một cách mơ hồ là hình Internet, trừ nguồn chính. Và có lẽ cũng đã có người xử dụng để in trong sách giấy.

Bức hình mô tả một người đàn ông đứng quay lưng lại ống kính máy hình đang châm thêm vào đám cháy bừng bừng gồm sách vở và đồ đạc văn phòng, có vẻ như trong sân trước một ngôi nhà khang trang. Bức hình được chú thích là một cảnh đốt sách Miền Nam vào tháng Năm 1975, và mặc nhiên được mọi người nhìn nhận như vậy. Tìm bằng Google Images sơ sơ cũng được cả chục trang Web dùng cũng hình đó, như hình chụp lại một trong những trang Web đó:

google-image-search_ie-2.jpg

Hình chụp một trong những trang Web sử dụng bức hình “đốt sách 75.”

Thực tế, đấy không phải là hình một cảnh đốt sách tại Sàigòn vào tháng Năm 1975. Mặc dù việc cộng sản hủy diệt sách của Miền Nam có thật, qua những chứng liệu của các nhân chứng sống, trong đó hai người mà tôi biết còn sống và vẫn hoạt động, là các nhà văn Nhật Tiến và Nhã Ca, cả hai đồng thời cũng là nạn nhân của chiến dịch của cộng sản nhằm tiêu diệt một nền văn học nghệ thuật có thể nói là sáng giá và phong phú nhất trong lịch sử văn học nghệ thuật của Việt Nam. Hai nhà văn này đã ghi lại kinh nghiệm đau thương không cho riêng họ và những đứa con tinh thần của họ, mà còn của cả đất nước và dân tộc Việt.(**)

Bức hình “đốt sách” ấy thực ra là hình chụp một cảnh đốt sách trước thư viện của Mỹ tại Huế vào tháng Năm 1966.

blank

Ghi chú trong hình: “Sinh viên tại cảnh đốt sách tại Nam Việt Nam, ngày 27 tháng Năm, 1966. Một sinh viên chống chính quyền ném sách và giắy tờ vào đống lửa tại Thư viện Phòng Thông tin Hoa Kỳ tại đây [Huế]. Bọn trẻ Phật giáo đã lục soát thư viện và đốt sách, đồ đạc, và trụ sở này.” Nguồn: http://www.gettyimages.com/detail/news-photo/hue-south-vietnam-an-anti-government-student-throws-books-news-photo/514871028#5271966hue-south-vietnam-an-antigovernment-student-throws-books-and-picture-id514871028


Đã hẳn bức hình đầy tính bi kịch, “đáng giá hàng ngàn chữ,” không dùng uổng. Nhưng kẹt nỗi nó không đúng với bối cảnh thật trong đó nó thường được xử dụng. Một anh bạn văn khi nghe tôi nói về nguồn chính xác này thì bảo, thì đó cũng là cảnh cộng sản đốt sách vậy. Tôi đáp trước hết mình không biết đích xác người trong hình là ai, thuộc phe nào; và thứ hai bức hình đã thường được gán cho thời điểm sai.

Một trong những lý do chúng ta không chấp nhận cộng sản là vì tính dối trá gian xảo của họ, sẵn sàng bẻ cong hoặc xóa bỏ lịch sử để phục vụ cho những mưu đồ bất chính. Chúng ta sẽ không thể, dù vô tình hay không biết, làm chuyện dối trá như họ.

Vả lại, xử dụng một bức hình chụp ở một thời điểm khác cho một biến cố tuy có thể tương tự nhưng không đúng thời điểm như vậy là một xâm phạm không thể chấp nhận trong ngành truyền thông báo chí.

Tôn trọng sự thật là thái độ khiến chúng ta khác rất xa với người cộng sản.

Cách tìm nguồn của hình ảnh

Nhân viết về đề tài nguồn của hình, thiết tưởng cũng xin chia sẻ với độc giả vài Web site hữu ích về việc tìm nguồn hình.

Có nhiều Web site cho phép chúng ta tìm nguồn của một hình ảnh, còn gọi là reverse image search engines (tạm viết tắt là RISE). Hai trong số đó tương đối thông thường và có lẽ đơn giản cho việc xử dụng nhất là Google Images và TinEye. Bạn đọc nào muốn tìm hiểu về những cái RISE khác có thể vào link bên dưới.(***)

Google Images có tại trang nhà của Google Search. Vào trang này, 1) ở góc trên về phía tay mặt bạn thấy chữ Images:

blank

2) bấm vào đó, sẽ thấy trang Google có hình máy ảnh trong khung dưới chữ Google:

blank

3) bấm vào hình máy ảnh, sẽ thấy trang này:

blank

4) nếu là hình trên một trang Web mà mình muốn tìm nguồn, thì hoặc sao và dán link vào hộp Search, hoặc right-click con chuột vào hình đó rồi Save As hình, xong đưa con chuột ra desktop, right click rồi Paste trên desktop cho dễ tìm. 5) Sau đó, trở lại trang Google, bấm vào Upload an Image, rồi Choose file, chọn hình mình muốn tìm nguồn. Bạn sẽ nhận đuợc danh sách những Web page dùng hình đó. Đây là lúc mình phải vận dụng trí óc để chọn cái nguồn nào mà mình cho là hợp lý nhất.

Nổi tiếng nhờ có sẵn một kho dự trữ hình lớn nhất, Google Images được Google đưa vào trang tìm kiếm của họ vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí, không giới hạn kích thước của hình cũng như dạng của hình, jpg hay những dạng hình ảnh khác đều được. Tuy nhiên, bạn không thể dùng Google Images trên những máy di động, như iPhone hay iPad.

Ngoài Google Images còn có TinEye.com, một sản phẩm của hãng Idee Inc. ở Toronto, Canada.  TinEye duy trì một kho gồm 13.9 tỉ hình ảnh, cho tìm nguồn hình miễn phí, miễn là không quá 150 lần tìm kiếm mỗi tuần. Hình phải ở dạng JPG, PNG và GIF, và có thể tải lên hộp Search hình có kích thước 20 MB là tối đa. Muốn tìm nguồn của hình nặng hơn và nhiều lần kiếm nguồn hơn hạn định thì phải mở chương mục và đăng ký, 200 Mỹ kim/năm. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư thường dùng TinEye để theo giõi xem sản phẩm của họ đã được Web site nào “vô tư” xử dụng mà không mua hoặc xin phép. TinEye có plug-in app cho các Web browser Chrome, Internet Edge và Firefox.

Bên dưới là hình chụp trang Search của TinEye. Bạn chỉ việc hoặc copy/paste link của trang Web có hình mà bạn muốn tìm nguồn của một bức hình (đúng ra là những nơi đã dùng hình đó), hoặc tải lên hộp Search bức hình liên hệ mà bạn copy từ computer của mình:

blank

Khi tìm nguồn cho bức hình “đốt sách,” tôi dùng Google Images trước, kết quả được tới gần chục trang kê danh sách các trang Web đã dùng hình này, nhưng không thấy nguồn chính. Chuyển qua tìm trên TinEye, chỉ được tám kết quả, nhưng một trong số đó có cái mà mình cần (hàng thứ hai):

blank

Tuy nhiên, vì Corbis Images (do Microsoft gầy dựng, sau bán lại cho Visual China Group ở Beijing vào đầu năm ngoái, và Getty Images, trụ sở đặt tại New York, ký giao kèo với VCG đề bán hình ảnh của Corbis khắp thế giới trừ tại Hoa lục), nên từ cái link TinEye cho, tôi phải vào gettyimages.com kiếm, với từ chính “book burning vietnam,” thì được trang bên dưới:

blank

Có lẽ vì bức hình “đốt sách” được đặt bên cạnh bức sinh viên học sinh Miền Nam bị cộng sản xua đi biểu tình chống “văn hoá đồi trụy” vào ngày 27 tháng Năm, 1975 nên đã bị hiểu lầm cũng được chụp cùng thời điểm, chăng? Tuy nhiên, khi double click vào hình đốt sách, ta được các chi tiết sau:

blank

 
Khung giữa bên cạnh hình là các chi tiết về bức hình. Trong khung bên tay mặt cho thấy giá của bức hình là 575 Mỹ kim cho khổ lớn 300 dpi, đủ để in báo hay sách. Vậy xin lưu ý chi tiết này với vị nào đang “vô tư” xử dụng hình này. Hiện đã có những RISE có thể tìm kiếm bằng nội dung hoặc mầu sắc của một bức hình, không nhất thiết bằng từ chính (keyword).

Tóm lại, giữa hai RISE tìm nguồn hình ảnh phổ thông nhất hiện nay, TinEye xem ra chuyên biệt về hình ảnh hơn, do đấy kết quả chọn lọc hơn, so với Google Images vốn tạp nham, như một cửa hàng tạp hoá, đòi hỏi thì giờ và cân nhắc hơn trong việc chọn cho đúng nguồn giữa hàng chục kết quả. [TD, 08/2017]


Chú thích:

(*) Trùng Dương, “Từ Đền Cấm Sách Parthenon ở Đức, Buenos Aires, tới chiến dịch cộng sản đốt sách Miền Nam 1975,” http://www.diendantheky.net/2017/07/trung-duong-tu-en-sach-cam-parthenon-o.html, và http://damau.org/archives/47071.

(**) - Nhật Tiến, “Hoàn Cảnh Sáng tác Của Anh Chị Em Văn Nghệ Sĩ Ở Quê Nhà - Thời điểm Sài Gòn Sau 30-4-1975  và Hải ngoại sau 1980”: https://nhavannhattien.wordpress.com/hoan-canh-sang-tac-cua-anh-chi-em-van-nghe-si-o-que-nha/

- Nhã Ca, Nhã Ca Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng, Tủ Sách Thương Yêu, xuất bản lần đầu tại hải ngoại, 1990. Sách dầy 592 trang, mô tả chi tiết và linh động cuộc ruồng bắt và bỏ tù đầy đọa các văn nghệ sĩ Miền Nam sau khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975.

(***) Reverse Image Search Engines, do Tiến sĩ Robert Frischholz sưu tập và bảo trì tại https://reverseimagesearch.net/

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Nhiều người nghĩ ngay đến con số 18 tỷ kiều hối USD chuyển về Việt Nam năm 2021. Đó thật ra không phải là điều nên mất thời gian bàn tính vì đó là một thực thể không thay đổi được. Những người gởi có những lý do riêng không ai lay chuyển được và người Việt trong nước đều muốn nhận những đồng tiền gởi về. Nhưng còn những món tiền khổng lồ khác từ những chương trình viện trợ đủ mọi kiểu cho dân VN từ những chính phủ Âu-Mỹ mà người dân không hay biết, những nguồn tài trợ đã từ lâu bị thất thoát, hoặc cả biến mất mà không ai đặt câu hỏi. Đây là một địa hạt cần soi giọi.
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.