Hôm nay,  

SỐ PHẬN CHỮ NGHĨA TRONG NHỮNG CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ (III)? (TIẾP THEO)

18/07/201711:30:00(Xem: 5483)

c/ Minh Hy Tôn (1620-1627) và Vụ Án Đảng Đông Lâm (1625)


Tính cách độc đoán tuyệt đối của Minh Thái tổ và Minh Thành Tổ đã đặt nền tảng cho một triều đại toàn trị tàn bạo khủng khiếp dùng lực lượng mật vụ để không chế quần thần và  bá tánh  mà trong thế kỷ 20 tái xuất hiện với những chế độ kiểu Stalin và Hitler.


           Lực lượng mật vụ này đứng trên và ngoài pháp luật quốc gia. Dưới thời Minh Thái Tổ,   

đó là Cẩm Y Vệ trực tiếp điều khiển bởi cá nhân hoàng đế;  dưới thời các vua tiếp theo là Đông Xưởng (thời Minh Thành Tổ), Tây Xưởng  ( thời Minh Hiến Tôn  1464-1487 ), và Nội Xưởng ( thời Minh Võ Tôn  1505-1521). Các xưởng mật vụ này đều được giao cho các hoạn quan thân cận với vua. Đến đời Minh Hy Tôn ( 1620-1627) hoạn quan Ngụy Trung Hiền ( 1568-1627) nắm cả ba xưởng, coi như nắm hoàn toàn triều chính. Ngụy Trung Hiền mù chữ từ nhỏ, xuất thân trong đám giang hồ cờ bạc rượu chè, cặn bã xã hội, vậy mà lại trở thành người quyền lực nhất thời đó.


Sử gia người Pháp Jacques Guernet ( 1921--) trong tác phẩm “Le Monde Chinois” ( nhà xuất bản Librairie Armand Colin, Paris 1972----Bản dịch tiếng Anh của J. R. Foster và Charles Hartman—nhà xuất bản Cambridge University Press--ấn bản lần thứ hai 1996 bìa mỏng, với nhan đề : A History of Chinese Civilization ) viết trong trang 406 , Chương 19  bản dịch tiếng Anh như sau : “Eunuchs and Secret Police:  One of the peculiarities of the Ming empire was the great influence—even at certain periods omnipotence—acquired by the eunuchs. This situation was the natural results of an authoritarian government that was excessively centralized and secret”.

         Chúng tôi xin tạm dịch như sau : “ Hoạn quan và cơ quan mật vụ : Một trong những điểm đặc biệt của đế quốc Minh là ảnh hưởng to lớn ---còn có thể nói là bao trùm vào một vài thời kỳ---của những hoạn quan (hay thái giám). Tình trạng này là những kết quả tự nhiên của một chính quyền độc đoán tập trung quyền lực và bưng bít quá đáng ”.


Học giả Nguyễn Hiến Lê viết : “Tới hắn (Ngụy Trung Hiền) cái họa hoạn quan của nhà Minh lên  tới tột bực. Hắn hách dịch, tàn nhẫn vô cùng. Hắn nắm trong tay Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng, đâu đâu cũng có mật vụ tố cáo những ngươi chống đối hắn để hắn hãm hại.; bọn đó còn cướp bóc của dân đem về nộp cho hắn nữa. Hắn bắt dân xây sinh từ để thờ sống hắn ở khắp nơi, như thờ Khổng tử”  (STQ—sđd—trang 438).

Mặc dầu hắn bị giết năm 1627 bới Minh Tư Tôn ( Sùng Trinh hoàng đế 1617—1644), ông vua cuối cùng của nhà Minh, nhưng dư đảng của hắn vẫn còn đầy trong triều đình đưa Tư Tôn đến chỗ thắt cổ tự vẫn, kết thúc bi thảm của một triều đại dài 276 năm.


Để hiểu rõ vai trò của Ngụy Trung Hiền trong vụ tàn sát những người trí thức trong đảng Đông Lâm như thế nào, chúng tôi xin bàn qua một số vấn đề như sau:


1-Giai cấp thống trị mới:


Chu Nguyên Chương thành công trong công cuộc đánh đuổi nhà Nguyên và thống nhất đất nước dựng nên đế nghiệp là do ba yếu tố :

-Giai cấp nông dân đói khổ cùng cực

-Những chiến tướng tài giỏi xuất thân từ dân thường phò tá ông đến khi thành công

-Mưu sĩ tài ba đầy mưu lược là Lưu Bá Ôn ( 1311-1375) giúp bày kế sách chống Nguyên.


Lưu Bá Ôn được người đời tuyên xưng là quân sư thần cơ diệu toán, sánh ngang với mưu sĩ Trương Lương của Lưu Bang, với Khổng Minh Gia Cát Lượng của Lưu Bị.  

Nhưng khi lên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương lại giết hết công thần từ thuở hàn vi khiến cho trong triều chỉ còn toàn những kẻ bất tài xu nịnh. Bản ngã càng độc đoán thì càng đa nghi, càng thích được tâng bốc. Đầu đảng của bọn nịnh thần là Hồ Duy Dung. Mặc dù ông không giết Lưu Bá Ôn , nhưng bị Duy Dung gièm pha nên Bá Ôn cũng phải từ quan về ở ẩn. Một số những  quan văn trong triều  lại là những “đao bút lại”, tức là những kẻ chuyên bóp méo chữ nghĩa để làm hại ngưới khác mong được tiến thân trong quan trường.


Tóm lại, sau một thời gian xây dựng triều chính thì các vua nhà Minh đã xây dựng một giai cấp thống trị mới gồm có ba tầng lớp :


-Tầng lớp họan quan nắm cơ quan mật vụ, khống chế quần thần và bá tánh

-Tầng lớp nịnh thần, dư đảng của Hồ Duy Dung, gọi la “Hồ đảng

-Tầng lớp đao- bút- lại, tuyển từ các kỳ thi Hương, Hội, Đình.


Hai tầng lớp sau đều là tay sai của đầu đảng hoạn quan. Nịnh thần dùng lời lẽ chữ nghĩa làm vua hài long dù vua làm  tốt hay xấu. Đao- bút- lại dùng lời lẽ chữ nghĩa làm vua nổi giận trừng phạt những người mà chúng muốn hãm hại. Đao- bút- lại có trình độ học vấn cao, thường bảo vệ ý hệ chính thống ( orthodox ideology) của vua. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương muốn làm một ông vua chuyên chế, nên không ưa tư tưởng của Mạnh Tử  : “Dân vi quí, quân vi khinh” (Dân đáng quí hơn Vua)  “Giết một bạo chúa không phải là giết vua mà giết một đứa thất phu”. Có lúc trong dân gian, sĩ phu phải giấu sách Mạnh Tử vì dễ bị bắt hay bị vu cáo.  Ngày nay người ta gọi là trí thức lề phải và lề trái , cũng chẳng khác xưa.  


           Ba tầng lớp này tạo nên giai cấp thống trị , nhân danh thiên mệnh của vua bù nhìn hay  nhân danh một xã hội không tưởng, quay lại bóc lột bá tánh tức là giai cấp nông dân, lực lượng cách mạng nòng cốt đã từng đưa chúng lên cầm quyền.  


2/ Phản ứng của bá tánh


Bá tánh là giai cấp bị trị , phần lớn là nông dân ít học. Tầng lớp hoạn quan cũng đều xuất thân hạ tiện , vô học nhưng nhờ chế độ mật vụ của các hoàng đế mà trở thành giai cấp thống trị có quyền lực bao trùm.  Những tên đầu đảng nổi tiếng nhất là   Vương Chấn, Tào Cát Tường thời Anh Tôn ( 1436-1449 ), Uông Trực thời Hiến Tôn ( 1464-1487 ), Lưu Cận thời Võ Tôn ( 1505-1521 ), Ngụy Trung Hiền thời Hy Tôn ( 1620-1627).


Kể từ thời Minh Thành Tổ (1403-1424 ) cho đến Minh Hy Tôn , hơn 200 năm, là thời hoàng kim của chế độ hoạn quan mật vụ.

             Tầng lớp này đã hình thành một giai cấp quý tộc mới không nhờ chiến công hay học thức ( khác với xã hội Ấn Độ, nơi mà tầng lớp quý tộc gồm tu sĩ Bà-La-Môn học rộng và dòng Sát-đế Lị của những võ tướng ).


          Bá tánh nghèo khổ nhìn giai cấp hoạn quan như là mục tiêu phải đạt tới. Học giả Nguyễn Hiến Lê viết : “ Nhiều thanh niên tự hoạn , nhiều cha mẹ hoạn con  từ khi mới vài tuổi để gây dựng tương lai cho chúng mà mong sau này chúng làm vẻ vang cho nhà, cả họ được nhờ” (STQ trang 436). Vậy là quần chúng Trung Hoa trong hai thế kỷ chỉ mơ làm hoạn quan để có đời sống sung sướng về vật chất, không mơ học hành để làm ông nghè ông cống, bởi vì dù có chữ nghĩa bác học uyên thâm cách mấy cũng chỉ làm tôi mọi cho hoạn quan mù chữ.


Tuy nhiên đó chỉ là mặt tiêu cực, bá tánh có mặt tich cực ghê gớm phản ứng với giai cấp hoạn quan. Bị đóng thuế nặng quá, lại thêm nạn tham những của quan lại, nông dân bỏ ruộng vườn, lên thành thị làm nghề hành khất, hay trở thành cướp đường, cướp rừng, cướp sông giết quan lại triều đình, qui tụ dưới trướng những tay lục lâm hảo hán võ nghệ cao cường sống ngoài vòng pháp luật. Có cả triệu nông dân bỏ ruộng đi theo hảo hán Lý Tự Thành , người đã tiến vào Đại Đô Bắc Kinh năm 1644 chấm dứt Minh triều. Lịch sử tái diễn như thời Tần Thủy Hoàng với phong trào nông dân theo Trần Thắng, Lưu Bang, Hạng Vũ ; như cuối đời Hán với giặc Khăn Vàng, cuối đời Tống với loạn Anh Hùng Lương Sơn Bạc, cuối đời Nguyên với Trần Hữu  Lượng, Chu Nguyên Chương, hoặc như sau này cuối đời Thanh với loạn Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn.


          Minh Thái Tổ với Minh Thành tổ đã tự đào mồ chôn công nghiệp của mình với việc tạo ra chế độ mật vụ thiết lập nhà nước như một hội kín, chống lại quần thần và quần chúng của mình.


3/ Phản ứng của giới sĩ phu--Kẻ mù chữ giết kẻ có chữ--Vụ Án Nhóm Trí Thức  Đông Lâm


Sử gia Jacques Gernet viết : “A decision fraught with consequences was to accentuate the divorce between the central government and its officials and, in a more general way, between the court and the literati as a whole” (A History of Chinese Civilization—sđd—trang 408). Chúng tôi xin tạm dịch : “Một quyết định mang đầy hậu quả là gia tăng sự ly cách giữa chính quyền trung ương và các viên chức của nó và, nói một cách tổng quát giữa triều đình và toàn thể giới trí thức “.


Hoàng đế và cơ quan mật vụ của hoạn quan thân thiết với mình nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, từ quần thần làm việc cho mình đến quần chúng ngoài triều đình nhất là đối với trí thức.

Tất nhiên trong số những trí thức được tuyển qua các kỳ thi hay tự học trong dân gian chỉ có một số nhỏ trở thành đao bút lại. Còn đa số đều có lý tưởng phục vụ bá tánh và xã tắc, nhưng chính sách mật vụ đã đẩy họ tới chỗ từ quan, ở ẩn, xa lánh quan trường. Ngay từ thời kỳ đầu, nhà trí thức Lưu Bá Ôn đã phải ra đi rồi.  

Sư ly cách này càng xa rộng hơn giữa triều đình và trí thức  sau khi Yên Vương Chu Lệ

( hay Đệ ) tiến quân từ Bắc Kinh xuống Nam Kinh cướp ngôi của cháu và quyết định dời đô lên Bắc Kinh. Quyết định này có những hậu quả lớn đối với vận mệnh nhà Minh.  

Sử gia Jacques Gernet viết : “But by settling in Pekin, the imperial government put itself

at a distance from the highly-populated, industrious, commercial, and intellectual China of the lower Yangtze and northern Chekiang. It thus condemmed itself to losing contact more easily with the elites of these areas” ( A History----sđd—trang 409). Chúng tôi xin tạm dịch : “Nhưng khi đóng đô tại Bắc Kinh, hoàng triều đã tự cách ly ra khỏi vùng đất Trung Hoa đông dân, trung tâm công nghiệp,thương mại,và trí thức ở về hạ du sông Dương Tử và phía bắc Chiết Giang. Nó tự  buộc mình  mất liên lạc một cách dễ dàng  với những phần tử ưu tú của những vùng này “.

Triều đình của Chu Lệ sống với dân miền bắc có văn hóa kém hơn, tư tưởng kém phóng khoáng hơn dân  miền nam.

         Dưới thời vua Thần Tôn  ( 1572-1620), vua xa xỉ dâm dục bỏ mặc triều chính cho hoạn quan. Đại thần Cố Hiến Thành dâng biểu can gián. Đảng hoạn quan xui vua bãi chức ông, cho về hưu trí. Ông là nhà nho chủ trương cái học thực tế, lấy việc đời làm trọng hơn những ý tưởng huyền hoặc viển vông. Mà việc đời thực tế chính là việc chính trị của triều đình , cho nên theo ông, sĩ phu phải mang việc triều đình ra bàn bạc nghị luận phải trái. Chủ trương này phù hợp với những nho sĩ khác như Cao Phan Long đang tụ tập ở thư viện Đông Lâm vốn được lập ra từ đời Tống ở miền hạ du sông Dương Tử. Nhiều sĩ phu miền thôn dã và cả những quan lại đang làm việc cho  triều đình tham gia những buồi nghị luận , họp thành một đảng trí thức rất nổi tiếng gọi là đảng Đông Lâm. ( STQ—sđd—trang 437 ).


Năm 1625, thời vua Hy Tôn, đảng Đông Lâm công bố một bản điều trần vạch ra 24 tội của hoạn quan Ngụy Trung Hiền. Lúc ấy thái giám Ngụy Trung Hiền đang là đầu đảng hoạn quan. Hắn lập ra danh sách 700 người, kết tội phản nghịch, dùng cực hình bức cung giết sáu vị lãnh đạo trong đảng Đông Lâm. Đời sau sáu vị đó được dân gian tuyên xưng là Lục Tài Tử.


Sau vụ đó (1627), đảng tan rã, và lịch sử Trung Hoa ghi một thất bại đau xót của sĩ giới trong việc chống đối với bọn gian tà”. (STQ—sđd—trang 438).


Thảm kịch Đông Lâm tái diễn hoài trong lich sử, ngay cả vào thế kỷ 20-21 khi mà nhân loại tự hào đạt đến cao điểm văn minh .  


4/ Vụ Án Tống Giang Trong Truyện Thủy Hử: Án Tử Hình Vì Một Bài Thơ  

Truyện Thủy Hử ( Bến Nước “  hay “ Một Trăm Lẻ Tám Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc) của Thị Nại Am viết vào đời Minh, nhưng kể truyện đời Tống( 960-1179). Nhưng cái xã hội thối rữa dưới triều Tống được mô tả trong Thủy Hử lại chính là xã hội thời Minh hay là những xã hội hiện đại, dưới những hình thái khác nhau với những danh xưng khác nhau. Thái úy Cao Cầu xuất thân du đãng, chỉ giỏi nghề đá cầu mà thành quan lớn gây  tang tóc cho bao gia đình. Cao Cầu tái sinh thành những thái giám Vương Chấn, Uông Trực, Lưu Cận, Ngụy Trung Hiền…..


Tống Giang bị đi đày tại Giang Châu. Nhờ cai tù thuộc giới giang hồ hâm mộ chàng , nên chàng dù bị tù mà vẫn thong dong đi chơi bên ngoài. Nhân ghé một tửu lầu trên bến sông Tầm Dương, uống rượu say, cao hứng đề một bài thơ trên vách phấn :


Thuở nhỏ theo đòi kinh sử

Lớn lên thông thạo quyền mưu

Khác nào hổ mạnh nấp hang sâu

Kín nanh giấu vuốt ai biết đâu

Chẳng may thời vận cơ cầu

Bỗng dưng chạm mặt đầy Giang Châu

Một mai may báo được oan cừu

Máu nhuộm Tầm Dương sẽ biết nhau


(Truyện Thủy Hử, Hồi thứ 38 : Gác Tầm Dương đề thơ tâm huyết—Chốn Lương Sơn nghe nỗi kinh hoàng –Bản dịch Việt ngữ : Á Nam Trần Tuấn Khải).

Ở bên kia sông đối diện với thành Giang Châu có một thành gọi là Vô Vi Quân, nơi sinh sống của một người làm chức thông phán tại gia tên Hoàng Văn Bính. Tên này xuất thân học hành có chữ nghĩa cao nhưng tâm tính bất thiện. “Hoàng Văn Bính tuy có học hành kinh sử, song tính người siểm nịnh, tâm địa hẹp hòi, xưa nay thường hay ghen ghét tài năng, hại kẻ hơn mình, mà xoay kẻ kém mình, chỉ quanh năm quấy nhiễu chốn hương thôn, không ai là không khinh ghét”

(Truyên Thủy Hử--Hồi thứ 38)


Hoàng Văn Bính thường qua lại với tri phủ Giang Châu là Xài Cửu, con thái sư đương triều, hầu mong tìm  cơ hội được  ra làm quan. Nhân ghé qua uống rượu tại Lầu Tầm Dương, đọc bài thơ của Tống Giang, thấy có khẩu khí của kẻ âm mưu làm loạn bèn đem trình tri phủ. Xài Cửu bắt Tống Giang và theo đề nghị của Hoàng Văn Bính lên án tử hình. May là các anh hùng Lương Sơn Bạc ra tay cướp pháp trường cứu được, và ngay sau đó giúp Tống Giang trả thù đốt hết gia trang, giết hết gia đình và cho Lý Quỳ xẻo thịt y.


Đó là một dã sử tiểu thuyết, nhưng trong thực tế lịch sử có rất nhiều thảm kịch như vậy.

Hoàng Văn Bính là một thứ đao-bút-lại chuyên bới móc, bóp méo, xúc xiểm câu văn của người khác để  mưu cầu tiến thân. Vụ án Minh Sử sau đây trong đời Thanh là một bằng chứng.(CÒN TIẾP).

Đào ngọc Phong

07/20/2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.