Hôm nay,  

Lưu Nguyễn Đạt - Hương Của Cát

02/06/201700:22:00(Xem: 5227)

Lưu Nguyễn Đạt - HƯƠNG CỦA CÁT

Bạch Xuân Phẻ
 
Lời dẫn: Đây là bài nhận định về Thơ của Lưu Nguyễn Đạt trong buổi Ra Mắt Sách Văn Luận Thời Luận và tập thơ Lưu Nguyễn Đạt - Dòng Thơ 50 Năm tổ chức tại Thủ phủ Sacramento, CA.
 
blank
Chụp hình lưu niệm của những người còn lại phút chót - Photo: Thanh Đặng.
  
Trong đời tôi, có được hữu duyên gặp những pháp hữu, những người anh cùng chí nguyện và những anh chị trong văn học nghệ thuật xa gần, trong đó có anh Lưu Nguyễn Đạt. Ông là một hoạ sỹ, luật sư, nhà thơ và có nhiều học vị từ giáo sư đến tiến sỹ v.v… nhưng chúng tôi quen biết nhau và đến với nhau chỉ vì một tấm lòng trong sáng và hướng thiện, cũng không ngoài mục đích trở về với mái nhà dân tộc, mái nhà tâm linh và mái nhà nhân loại.
Anh Lưu Nguyễn Đạt đã mời tôi nói về thơ của anh, nhưng làm sao chúng tôi, hàng hậu học, nói hết được sức viết và cái tâm của ông trong hơn 50 năm qua. Cũng làm thơ như anh, chúng tôi hiểu được mỗi bài thơ là một câu chuyện, một kỷ niệm, một ấn tượng, một trăn trở, một hoài niệm, một thao thức băn khoăn, một hy vọng hay một dấu ngoặc trong đời, v.v… Những bài thơ hay đều hội đủ ít nhất là ba yếu tố quan trọng: Thi ảnh, âm điệu và tư tưởng. Chúng tôi nhận thấy những điều đó trong thơ của Lưu Nguyễn Đạt trong đó có tập thơ Vẽ Tình- Painting Love. Giọng thơ của anh rất lạ và rất Tây. Chúng tôi biết anh Đạt viết thơ bằng Tiếng Pháp trước khi viết tiếng Việt. Tuyển tập đồ sộ, gồm 670 bài trong tập Lưu Nguyễn Đạt, Dòng Thơ 50 Năm, là một bằng chứng hùng hồn. Hãy nghe Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, người Thầy của anh, nói về anh, “Lưu Nguyễn Đạt — Lưu Nguyễn, từ Thiên thai trở về, mang theo lòng đam mê Tư tưởng, đạo, cốt lõi, chân chất, và Ngôn từ, cỗ xe chở đạo.  Yêu đắm đuối ở một đỉnh Hoa sơn luyện kiếm, vạn sự khởi ư…Văn khoa…, tác giả đã cho thấy hơn một niềm băn khoăn: vừa khổ hạnh tu luyện, vừa thả lỏng trôi theo những lá liễu và nét mi trần gian.
Trong Văn Luận cũng vậy.  Vừa trí thức, trừu tượng, cố đi đến cùng của nguyên lý, tổng hợp, đại thể; vừa phân tích tác văn, tỉ mỉ, cụ thể từng chi tiết hiện thực… Anh cởi mở, khai phóng, niềm cảm thông lớn sẵn sàng đón nhận vẻ đẹp đến từ mọi hướng trời.  Đó là một thái độ tích cực đáng được khuyên một điểm son.”
         Cũng như GS. Nguyễn Khắc Hoạch, tôi yêu cái bản lĩnh, tấm lòng và thái độ tích cực của anh. Giống như anh, chúng tôi cũng luôn ưu tư, khắc khoải và hy vọng về Quê hương, Đạo pháp, Dân tộc và Kiếp nhân sinh. Nói về cõi người trong cuộc đời, Anh có viết:
CÕI NGƯỜI
       đào mạch ghé hồn ta hạ thổ
         trăm năm mở hũ rượu đầy thơ
nếu cõi người
là nỗi ấm bên lối về
lấy thân phận mình
làm gạch nối hay khởi điểm
lấy sức sống
làm niềm tin và sáng tạo
thì người làm văn nghệ
đang có mặt
nơi mong manh đó
những ngẫu nhiên
của cuộc đời
sẽ chuyển màu
thành kỷ niệm
tình người sẽ tiếp nối
với biển cả với vũ trụ
để ủ ấp và linh biến
sự hiện diện của ta
thành những cầu vồng
muôn sắc
từ dòng thơ tranh
những khung cửa sổ
đang hé nhìn vào lòng trời
Mà lòng trời là gì? ngoài Bụi Hồng bãng lãng trong kiếp ba sinh này; hãy nghe anh tâm sự:
BỤI HỒNG
tranh thủy mặc
ẩn mình non cách nước
mực đen nguồn
khép tối khắp biển đông
mây héo lạnh
hồ gươm tê bội ước
em ở đâu
thất thểu giữa bụi hồng
          
cây cổ thụ
đốn dần tới tận gốc
cành đã khô
lá cũng tàn tạ qua
từng thước đất
cố nhân hoà máu ngọc
nay còn chăng
hương khói buốt hoang xa.
         Chúng ta có thể hiểu anh chỉ vỏn vẹn trong hai bài thơ trên và qua lời tâm tình vì sao anh làm thơ ở đây: “Sứ mạng của thơ là tẩy xoá, tháo gỡ mọi mục nát, tăm tối, mù loà trong cuộc sống hằng ngày để khoác lên ngôn từ những tấm áo tao nhã, đa dạng, và từ đó khơi mào thứ ánh sáng tái tạo muôn sắc, đôi khi màu nhiệm ngay trong tâm tưởng con người khao khát hy vọng và lẽ sống chân thực.
Cát là đơn vị nhỏ bé nhất khi nó vỡ mảnh từ triền cao núi biếc.  Nhưng cát cũng có thể kết sinh thành bờ cõi, thành chất liệu lát đường; chuyển hoá thành thủy tinh khởi sắc; thành tấm gương trong sáng; thành lăng kính viễn xuyên.  Vậy, (Thơ Lưu Nguyễn Đạt hay) LỜI CỦA CÁT chính là âm hưởng vang vọng cuộc hành trình thiên-nhân-địa, mà con người là trục nối giữa đất và trời; giữa hà tì và tuyệt đối; giữa đổ vỡ và nguyên vẹn; giữa bất toại và lý tưởng tuyệt mỹ”.
         Tư tưởng của anh là ở đó - sự hài hoà giữa Thiên nhiên và Con người, giữa Có và Không, giữa Đến và Đi, giữa Còn và Mất. Tự nhiên chúng tôi nhớ đến lời giới thiệu của Nhà Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết cho Nhà thơ Toại Khanh trong tập sách Khi Nhà Sư Qua Sông rằng: “Khi tư tưởng, triết lý phóng vọt tới đằng trước như một con ngựa bấm kham… thì thơ ca là sự dừng lại, neo đầu bên sông để nhìn ngắm cái bóng của chính mình trong dòng nước lung linh, mờ ảo…
         Khi tư tưởng và triết lý bế tắc, cùng đường, thất bại trong cuộc tìm kiếm thượng đế vô ngã, lý tính tuyệt đối… thì thơ ca mới xuất hiện để chở mang nỗi niềm thân phận của một hạt bụi viễn khách ly hương còn dính đâu đó ở cầu sương, điểm cỏ…
À thì ra tất cả chúng ta ở đây, trong quán trọ của cuộc đời này, cũng chỉ là một “hạt bụi viễn khách ly hương”. Cuộc sống quá mong manh như sương tan, bọt biển, mây chiều. Nhà thơ Fuso của Nhật Bản, hưởng dương chỉ có 47 tuổi, cũng đã thấy điều đó; ông viết:
“Upon the lotus flower
Morning dew is
Thinning out.
Nhà thơ Toại Khanh dịch:
Trên cành sen
Buổi sớm mai
Màn sương đầu ngày
Từng phút
Dần tan...
          Hay nói như nhà Thơ Toại Khanh vậy khi ta “Quan sát được từng bước chân của thần chết một cách lãng mạn đến vậy không phải ai cũng làm nổi.
Rise, let us go
Along the path lies
The clear dew. (Fujo, mất ngày 27 tháng 8 năm 1974, thọ 52 tuổi)
Nào, ta làm cuộc lên đường
Hành trình
Là một ngõ sương
Cuối trời.
         Phải nhẹ như gió mới có thể dẫm lên sương mà đi. Người khuân vác đủ thứ trên vai và trong lòng thì làm sao đạt tời được cái công phu thượng thừa đó chứ!”
...
Rồi nhà thơ Toại Khanh lại nhắc đến Ensei, một nhà thơ Haiku khác của Nhật Bản.
“A parting gift to my body:
Just when it wishes
I'll breathe my last.
Chút quà
Tôi tặng chính tôi,
Không chi
Chỉ một làn hơn cuối cùng (Toại Khanh dịch).
Đó, cái chết của chúng ta, của mọi loại rồi cũng sẽ đến. Những cánh cửa sanh lão bệnh tử sẽ mở và đóng lại cho ta và cho mọi loài, vì thế chúng ta nên lạc quan để sống. Việc còn lại là chúng ta hãy sống sao cho trọn vẹn, giàu tình thương yêu, bao dung và tha thứ. Lòng từ bi, hiểu biết và tỉnh thức sẽ làm cuộc đời này phong phú hơn.
         Và có lần chúng tôi viết, Nếu cuộc sống dài như hơi thở, ta làm gì giữa hơi thở trong ta.  Cuộc đời ta đó, ngắn hay dài chỉ vọn vẹn một hơi thở mà thôi. Vậy một lần nữa, chúng ta hãy đặc câu hỏi, mình đang làm gì đây trong cuộc đời còn lại này? Với anh Lưu Nguyễn Đạt thì anh luôn lạc quan và yêu đời, anh bảo:
HÃY MỞ RỘNG TÌNH YÊU
hãy đứng xa giáo điều để tìm về tôn giáo 
hãy ra khỏi vòng ôm để nối lại tầm tay
hãy mở rộng tình yêu để thu vén tình người
hãy quên đi từng phút để nhớ lại từng giây
hãy thức tỉnh lần đầu khi còn say lần cuối
hãy tận hưởng đầy vơi ngay trong hồn vắng vợi
hãy đi suốt cuộc đời dù không sao đi nổi
hãy hẹn lại mùa yêu dù mưa buồn trăm nỗi…
           Còn chúng ta thì sao? Xin mọi người hãy tìm câu trả lời cho chính mình. Riêng cá nhân chúng tôi chỉ xin muốn tâm sự. Sự hiện hữu của chúng ta trong cuộc đời này sẽ làm cho đời ngày càng thăng hoa, đẹp đẽ và rộng lương hơn. Chúng tôi tin chắc rằng, cũng như Chori, nhà thơ Nhật, mất năm 39 tuổi nói.
“Leaves never fall
In vain - from all around
Bells trolling.”
Mà nhà thơ Toại Khanh dịch:
“Lá vàng
Nào ngẫu nhiên rơi
Quanh ta
Giờ đã mấy thời chuông ngân.”
            Hay nói một cách khác, theo tinh thần Phật giáo, tất cả hương hoa đều bay theo chiều gió, chỉ có hương người mới bay ngược khắp không gian. Trong những hương hoa đó, có hương của bùn, có hương của đất, có hương của cát, có hương của Lưu Nguyễn Đạt.
             Thì thôi, chuông ngân vang, hương thoang thoảng. Trong tiếng chuông ngân đó, chúng tôi lại nhớ lời dạy của cố Hoà thượng Thích Tâm Châu rằng:
Rồi cũng thế thôi, một cuộc đời!
Hơn thua, danh lợi, áng mấy trôi,
Hoa tàn, trăng khuyết, song bồi, lở
Bừng nở hoa tam, ánh rạng ngời.”
         Vậy xin tất cả chúng ta hãy rạng ngời cõi tâm của chính mình, hãy là hương hoa cho cuộc đời, dù đó chỉ là hương của bùn hay hương của cát.
Kính chúc anh và tất cả quý vị sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc, luôn an lành, thảnh thơi, và hạnh phúc trong cuộc sống.
Kính thưa quý vị,
         Trước khi chúng tôi chấm dứt, xin mời quý vị cùng chúng tôi hít thở ba hơi thật sâu và chậm để nghe tiếng chuông trong lòng của chính mình, cũng như để biết chúng ta đang còn sống hầu làm cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Xin cảm ơn quý vị và kính chúc an lành trong sáu thời.
Thank you.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.