Hôm nay,  

Khóa Tu Học "Returning Home" cho Tuổi Trẻ tại Hải Ngoại

24/05/201710:01:00(Xem: 5729)

Khóa Tu Học "Returning Home" cho Tuổi Trẻ tại Hải Ngoại
 

Đối với hầu hết các Phật tử Việt Nam định cư tại hải ngoại hiện nay, niềm ưu tư khắc khoải lớn nhất không còn là những khó khăn về kinh tế gia đình hay sự hội nhập với nền văn hóa mới, mà chính là làm sao để bảo tồn những vốn quý văn hóa dân tộc đã mang theo được đến xứ người.

Trong những vốn quý đó, niềm tin cũng như những hiểu biết về Phật pháp được xem là đang có nguy cơ suy giảm ở các thế hệ tiếp nối. Nhiều bậc phụ huynh đang gặp khó khăn rất nhiều trong việc giải thích để con cháu họ hiểu được ý nghĩa của những nghi thức lễ bái, tụng niệm mà họ thực hành hằng ngày tại nhà, hoặc các lễ nghi tôn giáo được thực hiện ở các chùa mà họ rất muốn con cháu họ cùng tham gia. Đó là chưa nói đến những vấn đề sâu xa hơn như các phần giáo lý về nhân quả, về duyên khởi hay Tứ diệu đế, Bát thánh đạo... thì lại càng khó khăn hơn nữa.
 

Và như một hệ quả tất yếu của thực trạng này, khi các em không nhận hiểu được những ý nghĩa sâu xa của tín ngưỡng mà gia đình đang theo, các em sẽ dần dần cảm thấy xa lạ với chính tôn giáo đó. Bước tiếp theo chỉ còn là vấn đề thời gian, đó là khi các em bước chân vào ngưỡng cửa đại học thì luôn sẵn có các tôn giáo bản địa đang chờ đón và mời gọi các em, với các yếu tố tín ngưỡng mà đối với các em là dễ hiểu và quen thuộc hơn nhiều, bởi lý do đơn giản là các em đã sinh ra và lớn lên trong chính môi trường mà các tôn giáo ấy từ xưa nay vẫn chiếm đa số tuyệt đối.
 blank

 
Với thực tế này, nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng khi nghĩ đến việc trong tương lai con cháu họ sẽ không còn biết đến đạo Phật, bởi họ không thể nào trao truyền lại cho các em những hiểu biết và niềm tin mà họ đã theo đuổi trong suốt cuộc đời.

Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thực trạng nêu trên là sự cách biệt về ngôn ngữ. Trong khi phần lớn những người Việt thuộc thế hệ đi trước chỉ có thể nói được tiếng Anh trong chừng mực giao tiếp xã hội hoặc trong công việc, và rất hạn chế trong việc giảng giải những ý nghĩa tu tập hay giáo lý đạo Phật, thì ngược lại các em thuộc thế hệ trẻ lại chỉ có khả năng sử dụng lưu loát tiếng Anh, trong khi rất ngại phải nghe diễn đạt các vấn đề phức tạp hay khó hiểu bằng tiếng Việt. Hầu hết các em đều chỉ nói được tiếng Việt trong chừng mực nhất định và do đó tất nhiên là không thể sử dụng tiếng Việt để tìm hiểu sâu xa về giáo lý đạo Phật.
 

Một giải pháp cho sự bế tắc này dường như vừa hé lộ vào sáng ngày Thứ Bảy, 20 tháng 5 năm 2017, tại Như Lai Thiền Tự, San Diego, California. Nơi đây vừa khai mạc một khóa tu đặc biệt với chủ Đề “Returning Home” (Trở Về) dành cho tuổi trẻ, trong 2 ngày hướng dẫn các em tu tập và giảng dạy giáo lý cho các em bằng tiếng Anh.

Đây là một thí điểm đáng được trân quý, gìn giữ và phát huy, bởi nếu thành công sẽ cần được nhân rộng để trở thành một giải pháp chủ yếu nhằm truyền trao Đạo Phật đến với tuổi trẻ tại Hải Ngoại. Không những là giải pháp cho các Phật tử con em người Việt, mà các khóa tu giảng bằng tiếng Anh như thế này cũng sẽ là phương thức hiệu quả để giới thiệu đạo Phật đến với các em tuổi trẻ người bản xứ.

Để chuẩn bị cho khóa tu này, Thầy Giác Minh Luật và quý thầy trong Ban tổ chức đã ngày đêm lo lắng nhọc nhằn để chu toàn mọi thứ. Chứng minh khóa tu là Hòa thượng Thích Minh Hồi, Viện chủ Như Lai Thiền Tự. Ngoài ra là các vị Giáo thọ sư như quý thầy Thích Thường Tín, Thích Châu Đạt, Thích Tâm Nguyên, Thích Đạt Tín, Thích Giác Nhãn, Thích Phước Đạo, Thích Thiện Niệm v.v... Các huynh trưởng GĐPT cũng tích cực tham gia trong vai trò tổ chức và điều hành sinh hoạt của các em trong suốt khóa tu.

Với phương thức sinh hoạt mới mẻ, thích hợp với tuổi trẻ, Khóa tu đã mang lại niềm vui và sự yêu thích cho tất cả các học viên tham gia. Thông qua đó, các em hiểu được một số điều căn bản về giáo lý Phật pháp, và quan trọng hơn nữa là có được sự thích thú để sẵn sàng quay lại tham gia các khóa tu tiếp theo trong tương lai.

Ước mong quý thầy trú trì cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trẻ có chung hoài bão này sẽ tiếp tục phát huy thành tựu hôm nay để tiếp tục con đường hoằng pháp đến với thế hệ trẻ bằng chính ngôn ngữ mà các em, các cháu có thể dễ dàng đón nhận, để nhận được nhiều lợi lạc từ Giáo pháp của đạo Giác Ngộ mà Đức Bổn Sư đã truyền trao cho chúng sanh từ hơn 25 thế kỷ qua.
Adidaphat.
Quảng Hải


*
ENGLISH VERSION:
 

“Returning Home” a Dharma retreat for the Youth in America


For the majority of the Vietnamese Buddhist who live overseas today the challenge they have to overcome is no longer the struggle to maintain a healthy income for the family nor the assimilation of the new culture that surrounds them, but rather it is the ability to preserve the precious culture and teachings that they have brought with them to the new country.


Among the many precious qualities of the Vietnamese culture, faith and the understanding of Buddhism is in a possible state of decline among the younger generations. Many parents have great difficulties trying to teach their children the Buddhist practices of prayer that they have learned and are practicing in their house daily or the Buddhist rituals that are practiced in the temples which they would like their children to come and join. This is not to mention the task of teaching the more subtle Buddhist teachings such as the Buddhist philosophy on cause and effect, conditional arising of phenomena, or the Four Noble Truths and the Eightfold Path. Teaching the younger Generations the subtle Buddhist philosophy becomes an even more challenging task.


As a result of the younger generation not being able to learn and understand the religion that their family follows, the Vietnamese youth gradually becomes separated from that religion. The next step is only a matter of time. That is when the children enters college or university they are met with many religions operating in the native language that they are accustomed to. Consequently, the children will find it easier to join and learn simply because they grow up in an environment in which these surrounding religions make up the majority of the religions in the US.


With the stark reality, many parents worry that in the future their children may no longer know about Buddhism because the parents are not able to transfer the faith and understanding to their children which they have kept throughout their life.


One of the many reasons leading to the stark reality mentioned above is the very reason of language. On one hand, there are many Vietnamese of the older Generations who can speak limited English with each other during a conversation or in the work environment and much less if any when it comes to talking about practices and Buddhist teachings. On the other hand, the younger Generations can only communicate fluently in English and are very hesitant in holding a conversation or listening to complex meanings in Vietnamese. The majority of the younger Vietnamese generation can only speak limited Vietnamese and therefore it is very hard to teach them harder, deeper, and more complex Buddhist philosophy in the Vietnamese language.


A solution for this dead-end in communication springs up on Saturday May 20th 2017 at Như Lai Thiền Tự, San Diego, California. Here a special first-time retreat entitled “Returning Home” dedicated for the younger Generations is held for two days in English.


In preparation for this special retreat venerable Giác Minh Luật and the other venerables in the organizing committee have labored day and night to plan for this event. The superintendent overseeing this Retreat is venerable Thích Minh Hồi, Head abbot of Như Lai Thiền Tự. The teachers for this Retreat include venerable Thích Thường Tín, Thích Châu Đạt, Thích Tâm Nguyên, Thích Đạt Tín, Thích Giác Nhãn, Thích Phước Đạo, and Thích Thiện Niệm. Also many leaders from the Buddhist Youth Organization will help with organizing and running the retreat.


With a new mode of operation suitable for the younger generations the retreat has brought many moments of happiness, tranquility, and friendship bonding for the youths. Through the retreat the younger Generations have had a chance to learn the basics of Buddhism and more importantly have had a lot of fun. They have expressed their willingness and desire to come and join future retreats.


It is our hope that the young Abbots and monastic friends who have the same aspirations to help preserve the Buddhist teaching strengthen the success of the “Returning Home” retreat by teaching the younger Generations the teachings of the Buddha in their native English language so that they can be nurtured in the light of the Buddha who have transmitted his teaching to us over 2500 years ago.


Below are pictures taken directly from the “Returning Home” retreat.


(translated from Vietnamese to English by Thích Đạt Tín)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.