Hôm nay,  

Số Phận Chữ Nghĩa Trong Những Chế Độ Chuyên Chế

22/05/201700:01:00(Xem: 8276)

 SỐ PHẬN CHỮ NGHĨA TRONG NHỮNG CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ

 

            Chữ nghĩa là phương tiện độc đáo của loài người để biểu tỏ ý nghĩ tình cảm về những hiện tượng đời sống thiên nhiên và xã hội. Gọi là độc đáo, vì loài vật chỉ có thể dùng những dấu hiệu thân xác hay những tiếng kêu đơn điệu. Con chó chỉ biết vẫy đuôi hay sủa những tràng âm thanh đơn điệu. Con vẹt cao lắm cũng chỉ nhắc lại những tràng chữ mà không hiểu nghĩa.

 

            Gọi là để biểu tỏ, nghĩa là biểu tỏ cho ai, với ai. Con chó nhìn thấy chủ về thì vẫy đuôi mừng, sủa êm ái; nhìn thấy người lạ thì nhảy sồ ra sủa dữ dội. Một con người khi nói khi viết luôn luôn là nói viết với ai, vì ai. Nhưng khác với con vẹt chỉ nhắc lại một tràng chữ với bất cứ ai, con người phát biểu những lời nói khác nhau với những “ai” khác nhau. Như khi nhìn thấy bất cứ ai vào, con vẹt chỉ nói “chào ông”.

 

            Tuy nhiên, trong một chế độ chính trị chuyên chế, con người luôn luôn bị guồng máy cai trị giản lược thành một loài vẹt. Những cá nhân nào không muốn trở thành loài vẹt, nghĩa  là muốn biểu tỏ ý nghĩ và tình cảm riêng , sáng tạo, chân thực sẽ bị guồng máy nghiền nát.

Thông thường có ba hình thức chuyên chế : Quân chủ chuyên chế, Phát Xít, Độc Đảng chuyên chế.

             Trong lịch sử loài người có những cá nhân ưu việt mà chữ nghĩa của họ làm cả một guồng máy cai trị lo sợ.

 

            I/ Cổ Sử Trung Hoa

 

            A/ Thời Xuân Thu Chiến quốc ( 770 BC—221 BC)

           

(Sách tham khảo : 1-Sử Trung Quốc (STQ) ---Nguyễn Hiến Lê—1982, in lại 2006- Sài Gòn

                              2-Đông Châu Liệt Quốc Tân Biên (ĐCLQ)—Dịch Giả Mộng Bình Sơn—Hương Hoa xuất bản 1961 Sai Gòn.

                              3-Sử Ký Tư Mã Thiên (SKTMT)—Dịch Giả Giản Chi&Nguyễn Hiến Lê—1969 Sài Gòn)    

 

            Thời Tây Chu mở đầu bằng Võ Vương  đóng đô ở đất Phong miền Thiểm  Tây, chấm dứt với Chu U Vương năm 770 BC. Chu Bình Vương lên ngôi dời đô về Lạc Ấp vốn gọi là Đông Đô ở trung tâm Trung Hoa lập nên nhà Đông Chu kéo dài từ năm 770 BC cho đến năm 256 BC với ông vua cuồi cùng là Chu Noãn Vương.

          

Khoảng thời gian 550 năm đó là những cuộc chiến tranh liên miên giữa các chư hầu mà Thiên Tử nhà Chu hoàn toàn bất lực không can thiệp được, gọi là Đông Chu Liệt Quốc. Từ những cuộc chiến tranh đó nổi lên những nhân vật trong hàng vua, quan hay dân thường, biểu tượng cho văn minh nhân loại cũng như biểu tượng cho sự man rợ.

 

            Biểu tượng cho văn minh nhân loại cao nhất là Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh tử, Mặc Tử…

Nhưng số này rất ít so với những biểu tượng của man rợ . Lấy một trường hợp điển hình là vua Ngô Hạp Lư. Hạp Lư đã giết vua Ngô Vương Liêu là em họ của mình để cướp ngôi, dùng Ngũ Viên và Tôn Vũ đánh thắng nước Sở. Em gái của Hạp Lư là Thắng Ngọc tự tử. Hạp Lư thương tiếc vô cùng, khóc hai ngày rồi mới chôn.  Hạp Lư lấy vàng bạc trong kho quá nửa để chôn theo

nàng. Hàng vạn dân chúng đứng xem bị Hạp Lư bắt chôn sống cùng với Thắng Ngọc ( ĐCLQ hồi thứ 75 trang 825).

 

            Quan Tướng quốc nước Tấn là Triệu Thuẫn dưới triều vua Tấn Linh Công. Tấn Linh Công ham mê tửu  sắc , nghe lời nịnh thần mưu giết Triệu Thuẫn. Cháu Triệu Thuẫn là Triệu Xuyên giết vua, nhưng quan thái sử Đổng Hồ viết : “Mùa thu, tháng bảy,năm Ất Sửu, Triệu Thuẫn giết vua Di Cao ở vườn đào”.

 

            Triệu Thuẫn coi bản thảo muốn Đổng Hồ sửa lại vì không phải ông phạm tội.

Đổng Hồ nói :”Đã là sử, bao giờ cũng mang tính chất thật tại đâu phải uốn nắn theo ý muốn của con người. Đầu tôi có thể rơi, nhưng đoạn sử không thể sửa đổi”---Triêu Thuẫn buồn rầu nói :”Thế mới biết quyền chép sử là một quyền tuyệt đối. Tiếc thay! Ta không làm tròn bổn phận để phải mang tiếng nghìn đời”  (ĐCLQ –Hồi thứ 51—trang 541).

 

            Quan Tướng quốc nước Tề là Thôi Chữ dưới triều vua Tề Trang Công. Tề Trang Công mê nàng Đường Khương là vợ Thôi Chữ, tìm kế thông dâm với nàng. Thôi Chữ biết được giết Tề Trang Công. Thôi Chữ ra lệnh cho Thái sử Bá phải chép là vua bị bệnh sốt rét mà chết. Nhưng Thái sử Bá chép :”Ngày Ất Hợi, tháng năm mùa hạ, Thôi Chữ giết vua Quang hiệu là Tề Trang Công”.

            Thôi Chữ nổi giận giết Thái Sử Bá. Hai người em của Thái Sử Bá là Trọng và Thúc tiếp tục chép như trên đều  bị giết. Đền người em út tên Quí cũng chép y như vậy. Thôi Chữ tức giận hỏi:”Ba cái đầu đã rơi mà ngươi không sợ sao?”. Quí đáp:”Chép sử mà chép sai là điều nhục, thà chết còn hơn.  Ngày xưa Triêu Xuyên giết vua, Triệu Thuẫn làm Tướng quốc mà phải mang tiếng giết vua. Đổng Hồ vẫn chép như vậy đâu có gì là lạ?Nếu cho việc giết vua là nhục sao còn có kẻ làm ?” ---Thôi Chữ thở dài bước ra. (ĐCLQ—Hồi thứ 65 trang 697).  

 

            Cả hai người, Triệu Thuẫn và Thôi Chữ, đều biểu tượng cho quyền lực chính trị tột cùng trong một nước, nhưng nhân cách Triệu Thuẫn  cao hơn Thôi Chữ nhiều. Tuy vậy Thôi Chữ vẫn

còn sợ sự thực, vẫn còn chút liêm sỉ,  không giết Thái Sử Quí và không thay thế bằng một sử nô . Nhưng cả bốn quan Thái Sử , chỉ cần viết một câu ngắn đã làm cho quyền lực chính trị e sợ , thì nhân cách của các vị ấy lại còn cao hơn bất cứ quyền lực nào mặc dù họ chỉ làm một chức quan nhỏ.

           Sự xen lẫn giữa văn minh và mọi rợ trong xã hội thời Đông Chu trên thực tế vẫn tồn tại trong suốt lịch sử xã hội loài người cho tới hiện đại . Nhưng cái độc đáo của thời Chiến Quốc (từ khoảng 400 BC đến 221 BC) là sự tự do tư tưởng và  ngôn luận với sự bộc phát của nhiều trường phái tư tưởng nghịch nhau : Khổng Tử, Mặc Tử, Dương Tử, Lão tử, Vệ Ưởng, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử…Các học giả đời Hán  gọi đó là thời “Bách Gia Tranh Minh”(Trăm Nhà Đua Tiếng).

           Nhưng ngay trong thời đó từ năm 388 BC đến 338 BC, “trăm nhà bị tắt tiếng” ở nước Tần dưới triều vua Tần Hiếu Công dùng chính sách Pháp trị tuyệt đối của tướng quốc Vệ Ưởng. Hơn một thế kỷ sau, trên toàn cõi Trung Hoa khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu thiên hạ năm 221 BC cũng dùng hoc thuyết Pháp trị tuyệt đối của Hàn Phi Tử (281 BC-233 BC) qua tay tướng quốc Lý Tư (280 BC-208 BC). Chính sách làm tắt tiếng trăm nhà, chỉ còn duy nhất tiếng của giai cấp thống trị mà thôi, tái diễn hoài trong lịch sử loài người dưới những chế độ chuyên chế.

                                            

                        B/ Từ Tần Hiếu Công Với Vệ Ưởng (388 BC-338 BC) Tới Tần Thủy Hoàng Với Lý Tư (221 BC—210 BC)

 

            Vào thời Xuân Thu (770 –khoảng 400 BC) Tần Mục Công là một trong ngũ bá ( Tề, Tấn, Tống , Tần, Sở ) thay mặt Thiên Tử nhà Chu cai trị chư hầu. Sở dĩ Tần Mục Công lên được ngôi bá chủ vì trọng dụng nhân tài Bá Lý Hề thường gọi là Ngũ Cổ Đại Phu làm tướng quốc. Đầu đời Chiến Quốc, Tần Hiếu Công muốn noi gương Tần Mục Công bèn đăng bảng chiêu hiền. Vệ Ưởng người nước Vệ từ nhỏ đã ham thích đọc sách về thuật dùng pháp luật trị nước, thấy nước  Vệ nhỏ không thể thi thố tài năng được nên qua Tần yết kiến Tần Hiếu Công. Hai người nói chuyện trong ba ngày rất hợp ý nhau . Vua Tần theo sách lược của Vệ Ưởng phong cho làm tướng quốc thay vua thi hành biến pháp mới có tính cách cách mạng so với thời đó.

 

            1/ Về mặt tư tưởng :  Triệt bỏ tư tưởng nhân nghĩa, không coi trọng  nhân tình của   vương đạo, chủ trương duy lợi và sức mạnh quân sự của bá đạo để xâm chiếm , xóa bỏ các nước lân cận,  cấm lưu hành các sách của Khổng Mạnh, Lão và bách gia nói chung. Trong nước duy nhất chỉ có pháp lệnh từ trên ban xuống và hạ cấp chỉ có trách vụ thi hành không bàn cãi khen chê. “Các thư, kinh bị đốt hết” (STQ- trang 97).

 

            Dân khen chê pháp lệnh bị đầy ra biên ải. Quan khen chê bị truất làm thứ dân. Ngay cả Thế tử Tứ (sau này lên ngôi là Huệ Văn Vương) không theo tân lệnh cũng bị hài tội. Vệ Ưởng không trị tội Thế tử nhưng bắt hai ông thầy dậy chịu tội thay, một người bị cắt mũi, một người bị khắc chữ trên mặt rồi đổ mực lên  ( ĐCLQ Hồi 87—SKTMT Phần II, Mục 5-Liệt- Truyện-Thương Quân)

 

            2/ Về mặt chính trị : Triệt bỏ ưu quyền chính trị của giai cấp quí tộc . Các vương tôn công tử phạm pháp sẽ chịu hình phạt như thường dân. Ngược lại thường dân làm lợi cho nước, lập công giết giặc sẽ được thưởng bình đẳng. Vệ Ưởng thiết lập trung ương tập quyền , chia nước thành 41 huyện quản lý bởi những huyện lệnh chịu trách nhiệm với trung ương chứ không với các tôn thất.

 

            3/ Về mặt kinh tế : Sách lược của Vệ Ưởng là muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh thì phải có nhiều lương thực nuôi quân; do đó áp dụng cải cách ruộng đất, cho phép dân tự do khai thác đất hoang , khi trồng trọt được sẽ được làm chủ và phải đóng thuế cho công quỹ mà không cho những quí tộc nữa. Chính sách này tạo nên một giai cấp phú nông mới xuất thân từ dân đen , kết hợp với bọn phú thương, cùng những quân nhân có nhiều công trạng tranh quyền với giai cấp quí tộc cũ càng ngày càng yếu đi. (STQ-Trang 96).

 

            4/ Về an ninh quốc nội : Làng xóm được chia thành từng năm nhà hay mười nhà (ngũ gia hay thập gia liên bảo) trách nhiệm hỗ tương trước pháp luật. Nhà nào chứa chấp kẻ gian mà không tố cáo thì cả năm nhà bị tội liên đới. Mỗi người dân phải có thẻ chứng minh lý lịch.  Các quán trọ không được chứa chấp người không có thẻ.

 

            5/ Về chính sách đối ngoại : Dùng quân đội mạnh xâm chiếm dần các nước yếu để mở rộng đất đai thu lợi.

 

            Trong mười năm thi hành biến pháp, nước Tần trở thành hùng mạnh được Thiên Tử nhà Châu là Châu Hiển Vương phong cho làm bá chủ chư hầu. Thế là Tần Hiếu công đạt được giấc mộng bá vương, và Vệ Ưởng đạt được giấc mộng công hầu. Nhưng ngay sau khi Tần Hiếu công chết , Thế tử Tứ lên ngôi tự xưng vương hiệu là Huệ Văn Vương (338 BC) và Vệ Ưởng chịu ngay hành động báo ứng, oan oan tương báo.   Hai quan thái phó thầy dậy của Thế tử xưa kia vẫn căm thù Vệ Ưởng, bây giờ cùng bọn quí tộc thất thế bao năm tâu tân vương truất quyền Vệ Ưởng. Vệ Ưởng chạy trốn nhưng không quán trọ nào , nhà nào dám chứa chấp vì không có thẻ chứng minh cá nhân. Cuối cùng bị quan dân bắt. Huệ Văn Vương xử cho ngựa phanh thây, lại giết hết cả nhà.

 

            Sử Ký Tư Mã Thiên ghi lại lời than của Vệ Ưởng : “Hỡi ơi, cái di hại của việc lập pháp đến như thế ư ?”(SKTMT-Phần II-Mục 5: Thương Quân). Làm tắt tiếng trăm nhà, cuối cùng bị trăm nhà phanh thây.

 

            Huệ Văn Vương giết Vệ Ưởng nhưng vẫn tiếp tục theo gương Tần Hiếu Công phát triển và củng cố ngôi bá chủ . Vua kế tiếp là Tần Vũ Vương  vào đất Châu cử đỉnh, đã tỏ ra  muốn thay thế nhà Châu luôn, cho đến Chiêu Tương Vương thì diệt hẳn nhà Châu với ông vua cuối cùng là Châu Noãn Vương vào năm 256 BC.  Vào thời kỳ này Tần là mạnh nhất trong số Thất Hùng: Yên, Tề, Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tần.

 

            Chiêu Tương Vương chết, con  là Thái tử Lâm tước hiệu An Quốc Quân lên ngôi hiệu là Hiếu Văn Vương, có người con thứ là công tử Dị Nhân làm con tin bên nước Triệu. Ở nước Triệu có người lái buôn tên Lã Bất Vi đầu óc giảo hoạt tìm phương buôn món hàng có lời nhất là buôn vua. Nhìn biết Dị Nhân có quí tướng, Bất Vi  vung vàng bạc ra hối lộ cả hai triều đình Triệu và Tần đưa được Dị Nhân về nước làm Thái tử. Trước khi rời Triệu, Bất Vi  lập kế cho Dị Nhân lấy nàng Triệu Cơ , tiểu thiếp đã có thai hai tháng với mình, hy vọng sau này đứa bé sẽ làm vua nước Tần, tức là dòng họ Lã sẽ nắm giang sơn nhà Tần.  Triệu Cơ sanh con trai đặt tên là Chính mà Dị Nhân không biết đó là con của Bất Vi. Bất Vi đầu độc chết Hiếu Văn Vương để sớm đưa Dị Nhân lên ngôi là  Trang Tương Vương năm 245 BC. Ba năm sau 242 BC, Bất Vi lại đầu độc chết Trang Tương Vương, đưa Chính mới 13 tuổi lên ngôi gọi là Tần Vương Chính. Quyền chính hoàn toàn nằm trong tay Bất Vi,  nên tùy tiện ra vào cung cấm thông dâm với Triệu Cơ rồi gây ra loạn Lao Ái.

           

              Khi Tần Vương Chính trưởng thành, biết rõ mọi chuyện bèn đuổi Bất Vi ra khỏi kinh đô về một nơi hoang dã. Bất Vi bất mãn muốn tư thông với các nước làm phản. Vua Tần biết được bèn khiến cho Bất Vi tự uống thuốc độc chết. Như vậy là con giết cha. Trước khi tự vẫn, Bất Vi than : “Ta là con nhà lái buôn, đem mưu trí buôn vua bán chức làm cho dòng họ người tuyệt tự, trời nào lại dung ta ?”(ĐCLQ –Hồi thứ 105, trang 1199).   

 

             Cuộc kinh doanh mặt hàng “vua” của Bất Vi đã thành công đưa ông ta từ thân phận một anh lái buôn lên làm đến chức Thừa tướng, một địa vị “dưới một người trên vạn người”. Nhưng mộng làm Thái Thượng Hoàng tan vỡ,  kết thúc bằng một cái chết do chính bàn tay con trai của mình. Trong thời gian làm Thừa tướng, Bất Vi đã có công mở rộng đất đai cho nước Tần về phía đông bằng những cuộc ra quân chiếm nước nhà Châu, nhiều thành trì của nước Triệu và Ngụy. Về mặt văn học, Bất Vi tập hợp được nhiều học sĩ soạn ra bộ “Lã Thị Xuân Thu  gần như một bộ sử về tư tưởng, học thuật cuối thời Chiến Quốc” ( STQ-CHƯƠNG V-Trang 100).

              Bất Vi có phần nào coi trọng tư tưởng Khổng Mạnh. Nhưng chính điểm này lại trái với Tần Vương Chính có khuynh hướng như Tần Hiếu Công xưa kia không muốn dùng vương đạo.  

 Sau khi Bất Vi chết, Tần Vương Chính phong Lý Tư (280-208 BC) làm thượng khách, ưa chuộng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi (281-233 BC ). Lý Tư và Hàn Phi là bạn đồng học thầy Tuân Tử (313-238 BC),  một triết gia có tư tưởng pháp trị đối nghịch với Khổng Mạnh. (STQ-Chương VI-Tư Tưởng Trung Hoa Thời Tiên Tần—từ trang 113—144).

 

              Vì tài học kém Hàn Phi và vì sợ vua Tần dùng Hàn Phi thay thế mình nên Lý Tư dùng lời gièm pha khiến vua Tần giết Hàn Phi. Từ khoảng năm  232 BC trở đi Lý Tư giúp vua Tần diệt hết sáu nước còn lại, lần lượt : Hàn (230 BC), Triệu (228 BC), Ngụy ( 225 BC), Sở ( 223 BC) ,Yên (222BC),   sau cùng là Tề (221 BC ). Tần Vương Chính thống nhất toàn cõi Trung Hoa , tự xưng Tần Thủy Hoàng Đế, theo sách lược cai trị của Lý Tư gần như lập lại sách lược của Vệ Ưởng, từ sự áp dụng cho một nước Tần, cho đến cả một đại lục Trung  Hoa mênh mông.    

 

            1/ Về mặt tư tưởng: Theo đề nghị của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng thi hành lệnh phần thư (đốt  sách chôn nho), đốt hết sách của bách gia, lịch sử các nước , chôn sống khoảng năm trăm nho sĩ, cấm mở những trường tư. “Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất” (STQ-Chương V-Trang 103-104).  Dân không cần suy nghĩ, chỉ cần theo pháp lệnh từ trên ban xuống.

 

            2/ Về mặt chính trị : Gom hết giai cấp quí tộc sáu nước về kinh đô Hàm Dương của nhà Tần. Toàn lãnh thổ Trung Hoa được chia thành 36 quận được quản lý bởi những quan chịu trách nhiệm trực tiếp với triều đình

 

            3/ Về mặt kinh tế xã hội : Ưu tiên cho hai giai cấp nông dân và quân đội, triệt bỏ tầng lớp thương gia, nhà nước nắm độc quyền buôn bán. Vua không còn là sở hữu chủ của ruộng đất canh tác, mà nông dân có quyền làm chủ ruộng tự ý mua bán.  Cuộc cải cách ruộng đất này gọi là chính sách “danh điền” dần dần đưa đến hình thành một giai cấp địa chủ xuất thân từ dân đen, giống như các lãnh chúa ở Âu Châu. (STQ-Chương V-trang 102).

 

            4/ Về mặt an ninh quốc nội : Cứ mười nhà họp thành một liên gia chịu trách nhiệm chung trước pháp luật

 

            5/ Về mặt đối ngoại: Xây tiếp Vạn Lý Trường Thành từ thời các nước ở phương Bắc như Yên, Triệu, Ngụy để ngăn Hung nô. Về phía Nam xua quân xâm chiếm những nước Bách Việt trong đó có nước Âu Lạc . Đó là một chính sách bành trướng mà những triều vua Trung Hoa sau này cho đến hiện đại luôn luôn lấy làm quốc sách.

 

            Nhìn chung nhà Tần từ thời Tần Hiếu Công đến Tần Thủy Hoàng đã là một mẫu mực cho những chế độ độc tài như chế độ cộng sản ngày nay. Dân nước Tần ở phía Tây man di hơn, kém văn hóa hơn dân những nước ở phía đông nhưng cuối cùng lại làm chủ xã hội.

 

            Xét riêng về lãnh vực văn học nghệ thuật, chữ nghĩa và những tác giả hưởng được số phận hạnh phúc trong thời Chiến Quốc trong không khí “trăm nhà đua tiếng”. Mạnh tử ( 372-289 BC) đã dám mắng cả vua mà vẫn ung dung đi du thuyết khắp các nước chư hầu ( STQ-Chương VI-Trang 125-128). Dưới thời Vệ Ưởng và Lý Tư, các nhà trí thức và chữ nghĩa của họ chịu số phận nghiệt ngã, bi thảm như tử tù trong tay hai cai ngục lãnh đạo văn học.

            Ngay trong thời hiện đại, những chế độ chuyên chế vẫn sợ chữ nghĩa ngoài lề, vì không đủ căn bản khoa học để đối thoại, nên phải dùng những cai văn nghệ kiểu Vệ Ưởng, Lý Tư để triệt bỏ tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Năm 1956, nhà văn Phan Khôi (1887- 1959 ) viết bài “Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ” đã nêu rõ thực trạng đối lập trong sinh hoạt văn nghệ miền Bắc, một bên là lãnh đạo văn nghệ, một bên là quần chúng văn nghệ . Lãnh đạo văn nghệ là những quan chức lớn quyền hành cao bổng lộc hậu,  có trách vụ cai quản đám công nhân sản xuất chữ nghĩa là quần chúng văn nghệ sống khổ cực, sẵn sàng vào tù nếu chữ nghĩa trật đường rầy (TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC==1959-Sài Gòn—NXB :Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa—Phần II—Phái Cựu Học- Phan Khôi).

 

            Hình như đó là qui luật lịch sử loài người về sự lập lại của cùng hiện tượng dưới những hình thái khác nhau.

            Nhưng qui luật nhân quả, oan oan tương báo thì hiển nhiên. Đó là số phận của Tần Thủy Hoàng, các con  và Lý Tư. Năm 210 BC Tần Thủy Hoàng chết bất đắc kỳ tử giữa đường mà không chết giữa cung điện bao la tráng lệ. Lý Tư  bị Tần Nhị Thế giết ba họ năm 208 BC (tru di tam tộc). Thái giám Triệu Cao giết Thái tử Phù Tô, Tần Nhị Thế. Con Thái tử Phù Tô giết Triệu Cao. Cuối cùng nhà Tần sụp đổ chỉ trong vòng mười bốn năm ( 210-207 BC).

(CÒN TIẾP).
Đào Ngọc Phong
Westminster, CA ngày 21 tháng 5 năm 201

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.