Hôm nay,  

TNS Janet Nguyễn thông báo DB Bonta rút lại Dự Luật AB 22

5/18/201709:34:00(View: 6526)

TIN MỚI NHẤT: Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn
thông báo Dân Biểu Bonta rút lại Dự Luật AB 22
 

(Garden Grove, CA) Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn hân hoan thông báo đến cộng đồng, Dân Biểu Rob Bonta vừa rút Dự Luật AB 22 khỏi Hạ Viện, coi như chấm dứt ý định cho phép đảng viên Cộng Sản làm việc trong cơ quan chính quyền  Tiểu Bang California. Quyết định của Dân Biểu Bonta không tiếp tục theo đuổi dự luật, xảy ra sau khi nghe nhiều sự chống đối mạnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và cư dân khắp tiểu bang California.

“Tôi xin có lời cảm ơn Dân Biểu Bonta hủy bỏ đề nghị lập pháp gây phẫn nộ này, một đề nghị chắc chắn làm tổn thương cộng đồng người Mỹ gốc Việt và toàn thể cựu chiến binh, những người từng chiến đấu ngăn chặn Cộng Sản,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Sự thành công này thuộc về cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các cựu chiến binh, những người đã đoàn kết  với nhau ngăn chặn dự luật này. Cùng với nhau, chúng ta đã buộc họ phải lắng nghe tiếng nói của chúng ta, và chúng ta đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là Cộng Sản không có chỗ đứng ở California.”

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nhận được diễn tiến liên quan đến Dự Luật AB 22 trực tiếp từ Dân Biểu Rob Bonta. Chỉ vài giờ trước đó, Dự Luật AB 22 đã được Ủy Ban Quy Tắc Thượng Viện chuẩn bị chuyển sang Ủy Ban Công Chức và Hồi Hưu Thượng Viện để xem xét.

“Tôi hy vọng rằng, Dự Luật AB 22 bây giờ là một sự nhắc nhở đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đó là, chúng ta phải luôn cảnh giác đối với bất cứ dự luật nào của Quốc Hội Tiểu Bang. Đây không phải là lần đầu tiên dự luật loại này được đưa ra xem xét, và đáng tiếc thay, cũng sẽ không phải là lần cuối cùng,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu.

Trong cố gắng ngăn chặn Dự Luật AB 22, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng làm việc với Dân Biểu Ash Kalra và Dân Biểu Kansen Chu, hai vị dân cử đại diện hai địa hạt có cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Jose.

Ngoài những cố gắng vận động chung, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng tập hợp sự ủng hộ của các cộng đồng và các đoàn thể chống lại Dự Luật AB 22, qua việc thu thập hàng ngàn chữ ký. Chỉ trong ngày hôm nay, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã thông báo thành lập “Ủy Ban Ngăn Chặn Dự Luật AB 22.” Ủy ban này, bao gồm nhiều tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở khắp tiểu bang California, là một phương tiện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt lên tiếng phản đối, cũng như cho thấy sự đoàn kết của chúng ta.

Mặc dù đây là tin vui, vẫn còn những cách khác, mà bất cứ thành viên nào của Quốc Hội Tiểu Bang cũng có thể tu chính lại dự luật này, từ nay cho tới ngày 21, tháng Bảy, ngày cuối cùng để một dự luật được xem xét tại ủy ban.

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này và sẽ thông báo đến cộng đồng ngay lập tức, nếu có bất cứ thay đổi nào.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cờ vàng ba sọc đỏ không phải chỉ là cờ của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, mà đã có từ thời vua Thành Thái từ năm 1890 kéo dài 30 năm cho đến năm 1920 (1*).
Hoa Thịnh Đốn là Thủ Đô, trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ và của thế giới. Hằng năm có khoảng 20 triệu du khách đến đây du lịch.
Trong đời người, ít ra ai cũng có một dòng sông kỷ niệm. Thời ấu thơ thì đó là dòng sông nơi ta thường bơi lội nhởn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn.
Hỏi : Xin vắn tắt cho biết nội dung của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền gồm có những điều khoản gì"
Gautier, nhà văn, ký giả, nhà thơ, nhà dịch thuật, và tiểu thuyết gia, là bạn trung học của Nerval. Hai người trải qua thời trai trẻ cùng với nhau
Hơn một tháng qua, kể từ khi bắt đầu vận động đúc một đại hồng chung cho ngôi chùa ở thôn quê-dù rằng cho đến giây phút ngồi đây
Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, các phái đoàn họp tiếp và “thông qua” bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”
Chúng tôi luôn góp ý với qúy vị thường trú nhân nên xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) trước khi trở về thăm Việt Nam.
Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38.
Tuần này, khi đi một vòng con con của thế giới để học bài trị quốc đem về cho cử tri chọn lựa, ứng cử viên Barack Obama đã khéo tránh bước qua cổng Brandeburg của thủ đô Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.