Hôm nay,  

Quốc Hận 30-4-1975 - 30-4-2017

03/05/201700:00:00(Xem: 8459)
Là người có lương tri yêu chuộng hòa bình tự do trên toàn thế giới, không ai có thể phủ nhận, ngày 30-4-75, ngày Saigon sụp đổ, ngày Quốc Gia VNCH bất hạnh cáo chung, cũng là ngày đau buồn bi thảm nhất của dân tộc VN.

Thật vậy, một chính thể Quốc Gia, hợp pháp, hợp hiến ở miền Nam VN, là tiền đồn chống Cộng vững chắc ở Đông Nam Á, với một quân đội hùng mạnh bách chiến bách thắng, đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á, có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,.từ gianh giới phân chia sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu, nhằm mưu cầu đem lại một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc cho toàn dân miền nam Việt Nam.và quyền con người luôn được bảo đảm.

blank
Quốc Hận 30-4.

Nhất là cuộc chiến chống Cộng đang trên đà chiến thắng thì bị ngay chính Đồng Minh phản bội vì quyền lợi của họ nên Quân đội VNCH đành phải bó tay, giã từ vũ khí, để Cộng Sản Việt Nam với sự tiếp viện lớn lao của khối Cộng Sản Quốc tế, đặc biệt Nga, Tầu, đã cố tình đem quân xâm lựợc và cưỡng chiếm.hoàn toàn miền Nam Việt Nam, xé bỏ hiệp định Paris 73 mà chúng đã ký kết.

Đặc biệt, Saìgòn đã không xẩy ra một cuộc tắm máu theo như nhận định của 1 số báo chí ngoại quốc khi họ so sánh với biến cố Tết Mậu Thân 1968. Ở Huế, Cộng Sản chỉ mới tạm chiếm một thời gian ngắn ngủi, gần 1 tháng, sau đó chúng đã phải vội vã tháo chạy trước sự phản công mãnh liệt của Ql/VNCH và Quân đội Đồng Minh Hoa Kỳ, nhưng CS đã để lại bao nỗi kinh hoàng và khủng khiếp cho nhân dân Huế với khoảng 10 ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông, đáy suối, thu gom lai thành những mồ chôn tập thể ở rải rác khắp mọi nơi,. Đây có thể nói là một đại tang cho nhân dân Huế nói riêng và một cái tang chung cho dân tộc VN, khiến Nhà Văn Nhã Ca, là nhân chứng đi tìm sự thật, qua ngòi bút đanh thép đã diền trình đầy đủ chi tiết và mạch lạc những có biến cố đau thương, bi thảm mà nhân dân Huế bất hạnh đã phải gánh chịu trong cuốn hối ký mang tính lịch sử:” Giải khăn sô cho Huế”.

blank
Hình ảnh đau thương Tết Mậu Thân.

Sau khi Saìgòn sụp đổ, Cộng Sản đã không để tái diễn thảm cảnh như Tết Mậu Thân Huế, nhưng chúng lại thi hành sách lược trả thù thâm hiểm và khoa học hơn bằng cách giam cầm lâu dài không bản án những Quân, Cán, Chính VNCH trong các lao tù Công Sản với tên gọi mỹ miều “ trại cải tạo” nằm tận sâu nơi rừng thiêng nước độc, bắt lao động khổ sai, ăn uống thiếu thốn khiến cơ thể bản thân người tùbị suy dinh dưỡng từ từ mà tử vong.

Ngoài ra, Cộng Sản còn bần cùng hóa nhân dân miền Nam Việt Nam qua chính sách đổi tiền liên tục, dụ dỗ, ép buộc cho đến cưỡng bách nhân dân thành thị phải đi vùng kinh tế mới, dưới hình thức đem con bỏ chợ, để chúng có cơ hội cướp nha, cướp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Vì không chịu nổi dưới ách thống trị vô cùng tàn bạo của Cộng Sản nên đã có trên 1 triệu người Việt cam tâm bỏ xứ ra đi tìm sự sống trong sự chết bằng đường bộ hoặc đường biển trên những con thuyền bé nhỏ lênh đênh giữa lòng Đại Dương, miễn sao dến được bến bờ tự do với bất cứ gíá nào.

Một cuộc trốn chạy bằng chân vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại đánh động lương tâm những người có lương tri trên toàn thế giới nên đã khai sinh ra danh từ thuyền nhân (boat people).

Do đó ngày trọng đại 30-4- 1975 không có một danh từ và tên gọi chính xác nào khác ngoài danh xưng: “Ngày Quốc Hận”, ngày ly tán, ngày tang thương của dân tộc VN.

Bây giờ Lịch Sử đã sang trang, những bí mật cuộc chiến VN đã được công khai hóa trước công luận và thời đại tin học đã minh xác để thấy được rằng cuộc chiến Quốc Cộng đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.Hãy trả lại uy tín và danh dự cho Quân Lực VNCH đã bị bọn phản chiến Mỹ và thế giới nhục mạ, bôi bác và nói sai sự thật.

Viet Bui_le tuong niem quoc han 03Viet Bui_le tuong niem quoc han 04Viet Bui_le tuong niem quoc han 05
blank
Những hình ảnh di tản bi thảm và đau thương nhất trong ngày 30-4-1975.

Hơn nữa kế thừa truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt và hào hùng của tiền nhân và trong lịch sử nhân loại, chưa có một quân đội nào dù bị bức tử trong cuộc chiến, đã không tham sống sợ chết mà đa số từ cấp tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ đã tuẫn tiết, hy sinh oanh liệt để bảo toàn khí tiết như Quân Lưc VNCH, thật đúng với phương châm cao cả của Quân đội hằng tâm niệm: “ Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Đây cũng là một bài học bằng xương máu và nước mắt của một dân tộc vì:” quyền lợi của các cường quốc nằm trên vận mệnh của các nước nhược tiểu”.

Những ai còn mơ hồ về chủ nghĩa Cộng Sản, mơ thiên đàng mù không tưởng của Cộng Sản, chưa hiểu Cộng Sản, còn bao che, nói tốt, làm lợi cho Cộng Sản, chưa sống và ở tù dưới chế độ Cộng Sản, thì hãy về VN sống chung với Cộng Sản một thời gian lâu dài thì mới thấm thía chứ chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ hay sao?

Quốc hận thứ 42 năm nay, người Việt tỵ nạn CS đinh cư ở Mỹ và các quốc gia tự do trên thế giới đã long trong tổ chức lễ tưởng niệm ngày 30-4 như thông lệ hàng năm không những để cầu nguyện vàkính cẩn dâng lên nén hương lòng cho những người Việt Quốc Gia đã bất hạnh nằm xuống trong lòng đất Mẹ trước và sau 30-4-1975.mà còn nhắc nhở cho thế hệ kế tiếp phải có bổn phận và trách nhiệm nhận lãnh trọng trách tiếp tục con đường đấu tranh cho một VN tự do không Cộng Sản của thế hệ cha ông còn đang đấy tranh dang dở sớm đạt thành ước nguyện, nếu họ không may nhắm mắt lìa đời theo mệnh số, hầu đưa đất nước VN phát triển cường thịnh và giầu mạnh ngang hàng với các nước tư do tiên tiến trên thế giới đồng thời mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc đang mong đợi tư lâu..

Do đó ngày 30-4 là ngày lich sử quan trong, ngày Quốc Gia VNCH bị Cộng Sản vô thần cưỡng chiếm, ngày ly tán, ngày tang thương của dân tộc,ngày nhân dân Việt Nam phải sống tủi nhục dưới ách thống trị tàn bạo của Cộng Sản, một chế độ quan liêu, cửa quyền còn độc tài hơn cả chế độ thực dân, phong kiến.

Những ai dù vô tình hay cố ý, manh nha có ý định nhằm thay đổi, xóa bỏ hoặc thực hiện những hành vi sai trái, không trong sáng dưới bất cứ hình thức nào hầu làm giảm gía trị ý nghĩa ngày 30-4, ngày bi thảm của đất nước mang tính lịch sử, đều đắc tội với dân tộc, đáng bị công luận phê phán.

Viết nhân ngày Quốc Hận thứ 42

Tacoma, BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.