Hôm nay,  

Henry Kissinger nghĩ gì về con người, đất nước và chiến tranh Việt Nam?

24/04/201712:40:00(Xem: 13503)

Henry Kissinger nghĩ gì về con người, đất nước và chiến tranh Việt Nam?
 

Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch
 

(LND) Tổng thống Lyndon B. Johnson ủy nhiệm Henry Kissinger, Giáo sư Đại học Harvard, đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1965 để ước lượng về các chiều hướng trong chính sách mà Mỹ sẽ thực hiện tại Việt Nam. Trong ba tuần lưu trú với tư cách là Đặc Sứ, ông đã đi nhiều nơi, gặp các chính khách Việt-Mỹ và có những nhận định sơ khởi về con người, đất nước và cuộc chiến. Các tài liệu chính thức và cá nhân của Kissinger được Ferguson độc quyền khai thác lần đầu tiên và biên tập thánh sách: Kissinger, 1923-1968: The Idealist, Penguin Random House UK, 2015. Bản dịch là một trích đoạn của Chapter 17, The Unquiete American, 644 - 666. Tựa đề bản dịch là của người dịch. 

 

blank 

 

Ảnh Kissinger với Chủ tịch Uỷ Ban Lãnh đạo Quốc Gia Việt Nam, Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu tại Sài Gòn vào ngày 28 tháng 7 1966. Vào thời điểm này, Thiệu được xem là nhân vật số hai trong bộ lưỡng đầu chế do Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ lãnh đạo. Là sĩ quan do Pháp đào tạo, theo đạo Công giáo, Thiệu có khả năng cho các mưu đồ chính trị. Nhưng theo như lời Ngoại trưởng Dean Rush xác nhận, Thiệu có quyền nghi ngờ về các mục tiêu của Hà Nội trong các cuộc hoà đàm Paris.    

Nguồn ảnh: Kissinger, 1923-1968: The Idealist

VI

Trong những năm của thập niên 60 Sài gòn là địa ngục. Ít nhất đó là ấn tượng mà một vài ký giả Mỹ muốn diễn đạt. Bevery Deepe Keerver của Christian Science Monitor đã nhìn thấy thành phố lần đầu tiên vào năm 1962, và ông say mê các đại lộ theo kiểu Paris, nhà thờ chính toà với nóc cao và “tốc độ chậm chạp cần thiết cho những ngày lầy lội.“ Tuy nhiên, khi chiến cuộc leo thang, tình hình Sài gòn mang đầy “không khí bất trắc pha trộn với nguy hiểm.“ Sinh hoạt ở đó là một hình ảnh mờ mịt về “những quen biết thoáng qua, những nguy cơ tiềm ẩn và những tương lại bất định.“ Khi dòng người tỵ nạn tràn vào thành phố, đường phố trở nên lộn xộn với những người ăn xin, bán chợ trời, phụ nử nghèo mãi dâm . . . tạo nên một loại nhà ổ chuột, làm mờ nhạt một thành phố kiểu Pháp đầy quyền rũ . . .  Bên ngoài các khách sạn sang trọng, nhiều trẻ bi đi tụ tập chung quanh.

Frances Fitzgerald, cộng tác viên cho New Yorker đã mô tả: “Trong những lúc gió mùa, cả một vài khu vực của thành phố chìm trong một bãi đầm lầy. Một vài quận không gì hơn là những cống nước khổng lồ, các hồ rác mà các túp lều rơm nổi lên, dựng trên các mái sàn được đan kết nhau bằng những tấm gổ mục. Trong nhiều khu phố khác, người tỵ nạn từ các vùng nông thôn không đủ thì giờ xây các sàn nhà, các cống nước thải thậm chí còn làm ngập cả các nhà.“ Các băng đảng trên đường phố mà phần lớn qui tụ từ các trẻ trong nhà con mồ côi, họ lang thang như sói, không bao giờ ngủ yên một chổ nào được hai lần, chuyên nhặt rác hoặc trộm vặt.“ 

Michael Herr tường thuật về Việt Nam cho tạp chí Esquire. Thực ra, ông tới Sài gòn sau Kissinger hai năm, nhưng thành phố không thay đổi nhiều trong một thời gian ngắn. Herr tự cảm nhận mình như ở trong địa ngục.

“Khoảng 7.30 sáng là một cuộc chiến hỗn độn với các xe gắn máy, không khí giống như ở L.A. trong lúc gắn hệ thống nước, một cuộc chiến trong một thành phố thầm lặng giữa lòng chiến tranh đã bừng dậy cho một ngày mới . . . với hàng ngàn người Việt . . . họ dồn túi chứa thức ăn trong ngực, họ cố bám chặt và nhồi nhét; những thanh niên Mỹ đi quân dịch ngắn hạn lòng đầy oán ghét và sợ hãi trước người Việt; hàng ngàn người Mỹ ngồi trong văn phòng hét một điệp khúc chán chường: ”Anh không thể nhận những ngưi này để làm chuyện tệ hại, anh không thể nhận những ngưi này để làm chuyện tệ hại.“     

Các gia đình tỵ nạn sống trong các thùng giấy carton và bên cạnh các đống rác. “Nhiều sinh viên” thất nghiệp trong quán cá phê, như quán La Pagode (Cái Chùa), họ đọc Proust, Malraux và Camus qua những ấn bản của Pléaide và so sánh Đế quốc Mỹ và La Mã. Những tên trộm đồng hồ và túi xách tàn bạo ở công trường Lam Sơn, họ có thể khoá cổ tay của anh để lấy đồng hồ Rolex như con diều hâu bắt chuột. Những kỹ sư dân sự say rượu trong quán Bar của khách sạn Continental, mà người bản xứ gọi họ là mọi. “Có bốn đại đội đặc công nổi danh trong khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, các đặc công cảm tử, du kích quân, họ là những người chẳng làm gì để gây sợ.” Có những phụ nữ đầy nguy hiểm, chạy Honda và bắn các sĩ quan Mỹ bằng súng (colt) loại 45. Herr muốn cho độc giả hiểu là Sài Gòn vừa thu hút kỳ lạ và vừa có nguy hiểm tiềm ẩn đến chết người.

Ngồi ở Sài gòn giống như ngồi ở giữa những cánh hoa được ghép lại thành một đoá hoa có chất độc, có các chuyện độc hại, thối tha đến tận cùng cội rể, bất kể là anh muốn chôn dấu vết này sâu xa đến như thế nào . . . Sài gòn . . . thở, nhả các th ra như chất độc, phân người, nước tiểu và tham nhũng. Các khu đất ẩm có lót gạch, các cơn gió nóng, không bao giờ thổi mất đi bất c th gì, mùi nhựa đường cực nóng của dầu diesel, mùi nấm móc, rác và không khí. Đi bộ qua năm đường ph có thể làm anh kiệt sức, anh trở lại khách sạn với cái đầu anh cảm thấy như viên sô cô la, làm đau đúng chổ, cơ th rã rời. Sài Gòn . . . anh đứng ở đó mà như bị đinh đóng chặt, đôi khi không định hướng và không thấy gì và rồi anh nghĩ: Mình đang ở nơi quỷ quái nào đây? 

Các tác phẩm loại này bán rất chạy trong năm năm cuối của thập niên 60, nó xác nhận một thông điệp ngày càng rõ nét của các phương tiện truyền thông tự do rằng chiến tranh Việt Nam là một chuyện xấu xa không hề giảm.

Sài Gòn của Kissinger trong toàn diện không quá kinh khủng và còn khả tín hơn, theo như được ghi trong những trang nhật ký cá nhân mà ông còn giử để sử dụng riêng. Như là một cựu chiến binh của một cuộc chiến lớn lao hơn và chết chóc nhiều hơn (ở nơi mà ông đã chứng kiến các phóng viên chiến trường đang lâm trận) ông không dành thì giờ cho các loại ký giả tự bi thảm hoá, mà họ mơ ước là ký giả Tom Wolfe. Thực vậy, ông không thể che đậy sự khinh thường khi gặp gở “một cuộc tụ tập hoàn toàn vô nghĩa của báo giới ở phi trường Pleiku, họ được phi cơ trực thăng bốc tới bải chiến (Plei Me), nơi an toàn tuyệt đối, và họ phản ứng làm như họ vừa thoát khỏi nơi hiểm nghèo. Họ trông thật dơ bẩn, tóc rối bù, râu không cạo, họ dùng toàn thời gian để xúc đất bẩn cho nhau, và các đơn vị chiến đấu trông có vẻ tươi tỉnh và sạch sẽ.” Ông không đủ thì giờ cho tất cả các thứ cho loại “tranh biếm hoạ phi lý của Ernie Pyle”, một phóng viên chiến trường Mỹ nổi tiếng nhất trong Thế chiến thứ Hai.

Đối với Kissinger, Sài Gòn không là địa ngục; Sài Gòn “giống Washington trong tháng tám . . . vì dù có lý do nào (về độ  ẩm) nhưng không làm kiệt sức như các luồng nóng tại Mỹ.” Ông cảm nhận cái nóng cuối hè “là diụ và lan toả . . . hầu hết các nơi như khi anh có thể cảm nhận không khí qua cơ thể.” Vấn đề duy nhất là “sự thay đổi thường xuyên giữa văn phòng có máy lạnh riêng với làn gió nhẹ từ bên ngoài gây cho hầu hết mọi người chịu hơi lạnh.”

Kissinger đi bơi ở Câu Lạc Bộ Thể thao (Cercle Sportif), nơi người ta có thể gọi là “một câu lạc bộ hồ bơi độc quyền ở Sài Gòn.”  “Câu lạc bộ vắng hoe như những nơi khác . . . hư hại và đổ nát”, nhưng nó mang lại một nơi trú ẩn thoải mái trước cơn nóng. Kissinger thất vọng khi nghe một thiếu nử Pháp mà ông gặp tại hồ bơi kể là các bải tắm thanh lịch ở phía bắc Sài Gòn không còn an ninh, vì đó là “nơi dùng làm mật khu triệt thoái cho Việt Cộng.”

Đối với một người đã chứng kiến toàn bộ các thành phố trong đổ nát vào những năm 1944-45 tại Bắc Âu và những hình ảnh tan nát tương tự trong những năm đầu của thập niên 50 tại Hàn Quốc, thì cảnh tượng ở Sài gòn hoàn toàn không có gì là giống chiến tranh:

Khi tôi đang chiến đấu trong Thế chiến thứ Hai hoặc thăm viếng Bộ Quốc Phòng tại Hàn Quốc vào năm 1951, ngưi ta biết rõ là mình đang ở trong khu vực nguy hiểm và trong khi còn ở trong khu vực này, mức độ bị tấn công là thường trực ít nhiều, thí dụ như trong khoảng t10 đến 20%. Ở Sài gòn cũng như khắp Việt Nam ngưi ta chắc chắn là sống trong một vùng nguy hiểm, nhưng không có dấu hiệu cho s nguy hiểm về thể xác. Ở tiền phương trong thi Thế chiến thứ Hai hay tại Hàn Quốc ngưi ta nghe tiếng súng và có th cảm nhận được nguy hiểm tính mạng đến gần.

Ở Sài Gòn mọi thứ đều diễn ra hoàn toàn bình thưng; thực ra, ngưi ta không có một chọn lựa khác như khi làm mọi công việc hằng ngày, giống như đang sống ở nội thành New York. Nếu nguy hiểm luôn xãy ra, chuyện có thể sẽ đột nhiên, không chờ đợi, và đạt vi tỷ lệ chắc chắn gần như 100% sẽ xãy ra. Hậu quả là không bao gi có mt cái gì là lo s cụ thể, chuyện cũng là đáng để tò mò.

Trong ngày đầu tiên, ông quan sát dấu hiệu duy nhất của tình trạng bất an là: "Khi các xe hơi ngừng lại tại ngã tư, mọi người nhìn chung quanh dò xét xe bên cạnh, bắt đầu căng thẳng khi khách bộ hành tới gần . . . bởi vì dĩ nhiên, một quả lựu đạn ném vào xe hơi là quá dễ và người ta không bao giờ biết được liệu là tài xế người Việt có ý mang người ta vào trong một cuộc phục kích hay không." Kissinger tự cảm thấy là an toàn. Có những người khác là hốt hoảng.

Một đêm, ông chợt tỉnh vì có tiếng súng do một trong những người lính canh của Toà Đại Sứ, do vô ý gây ra, “làm mọi đồn canh và ngoài ra còn có tất cả những người Việt khác bên ngoài khuôn viên của Toà Đại Sứ bắt đầu bắn như điên, dù không có mục tiêu“. Ông ngạc nhiên vì các biện pháp an ninh quanh Toà Đại Sứ quá thiếu sót, cổng chính được kiểm soát nghiêm nhặt, nhưng ở cuối đường bên kia không có biện pháp bảo vệ nào. "Không gì đơn giản hơn là việc ném lựu đạn và bắn vào nhà." Nhưng không ai làm như vậy.

Điều tệ hại nhất xảy ra cho ông trong chuyến đi là bị móc ví với tổng cộng 247 Đô la tiền mặt mang theo. Những du khách khác rời Sài Gòn với những kỷ niệm mà về sau tạo cho họ thành những ác mộng. Kissinger đã mang về nhà một bức tranh sơn mài, một bình hoa kiểu Huế xấu xí được chế biến thành một cái đèn, một vài món vặt của người sơn cước, tổng giá là 40 Đô la. (Ông tự nhận là mình có những sở thích loè lẹt tầm thường.)  

Kissinger cũng không hài lòng khi lưu lại Sài gòn, khi những người Mỹ dân sự khác cảm thấy có an toàn hơn. Ngày 26 tháng 10 ông bay đi Huế, cố đô của Việt Nam từ 1802 đến 1945 và luôn là một thành phố thu hút nhất của Đông Nam Á. Thành phố nằm bên bờ sông Hương, trong một thung lũng có núi cao vây quanh. Khi tản bộ ngoạn cảnh trên phố, ông không khỏi nhận ra rằng ông với đoàn hộ tống thuộc Bộ Ngoại Giao là những người Mỹ duy nhất đi đường. Huế nằm khoảng 60 dậm về phía Nam khu phi quân sự, nơi phân chia ranh giới Nam và Bắc Việt Nam, nằm dưới vĩ tuyến 17. Ít nhất là thoạt đầu, ông không phải là người liều lĩnh.

Khi ông Khoa trưởng Đại học Huế thúc dục ông đi thăm các lăng tẩm của hoàng triều nằm trong khu ngoài thành cách không quá 3 dậm, - nơi có nhiều Việt Cộng tập trung, ông được khuyên là nên mang theo ba trung đội đưa ông đến đó  - ông từ chối. Ông ghi trong nhật ký: “Khi có chuyện gì xảy ra, tôi không có thì giờ để thử thách chuyện này, trong mọi trường hợp, tôi cũng không có đủ máu anh hùng.“ Ở đây, cũng không nên xem chuyện can đảm của ông là thật hay hư.

Một trong những vị lãnh đạo Phật giáo mà ông muốn phỏng vấn, nài nỉ về một cuộc tiếp xúc tại một ngôi chùa cách xa trung tâm thành phố. Ông ghi nhận một cách chán chường: "Nếu Việt Cộng thật sự thâm nhập khắp mọi nơi, như tình hình chung thể hiện như vậy, thì chuyện đơn giản là chúng ta không tới các chổ đó." John Negroponte là một thanh niên thuộc Toà Đại Sứ theo làm tùy tùng cho ông, phản ứng là "Việt Cộng không bao giờ dính líu các vụ ám sát mà không phân biệt, khi họ nhắm bắn chúng ta, chúng ta có điều an ủi khi biết rằng họ đã chọn lựa chúng ta là một mục tiêu tấn công cụ thể."   

Dù trong cơn bão, với máy bay Beecraft hai động cơ kiểu 18, Kissinger cũng đến phi trường Pleiku trong một chuyến bay sợ đến rợn tóc gáy, nơi mà hồi đầu năm 1965 có một vụ tấn công nặng nề bằng lựu đạn, (một biến cố quan trọng có ghi trong bảng tường thuật về leo thang chiến cuộc của chính quyền Johnson.)

Pleiku là điểm cuối của quốc lộ 19, con đường sinh tử về mặt chiến lược dẫn từ ven biển đến. Tại thành phố này có đặt bản doanh của Bộ Tư lệnh Quân khu II và lúc Kissinger đến thăm có hai sư đoàn Việt Nam, một sư đoàn Mỹ và một sư đoàn Đại Hàn trú đóng. Nói chung, Pleiku bị bao vây: ngoài bán kính chỉ 10 dậm từ trung tâm thành phố, lái xe hơi trong đêm rất nguy hiểm. Căn cứ quân sự Mỹ được bảo vệ bằng các bao cát, hàng rào dây kẻm gai và các hầm phòng thủ lựu đạn. Như Kissinger viết: “nơi này trong giống như thành phố ven biên bao bọc bởi hàng rào bằng cộc gổ trong các phim Viễn Tây trong truyền hình.“

Lúc Kissinger tới thăm, có một trận đánh ác liệt xảy ra tại Plei Me, cách 25 dậm về phiá Nam, nơi mà Trung đoàn 33 và 320 của Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công một căn cứ của Lực lượng Đặc biệt Mỹ, họ đã bị các đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đánh trả với sự yểm trợ của Sư đoàn I Kỵ Binh Hoa Kỳ. Không hài lòng với điều này, cùng với một đoàn cận vệ của CIA, ông đi thăm một tiền đồn heo hút hơn của Lực lượng Đặc Biệt, nằm cách 70 dậm về phía Bắc Pleiku và 20 dậm cách biên giới Lào, b để ông chứng kiến tận mắt sự thâm nhập của Bắc Việt được chống trả như thế nào.

Chỉ trong 3 tuần Kissinger đã quan sát rất nhiều ở Việt Nam. Ông cũng gặp nhiều nhân vật quan trọng và 16 tháng 10 ông bắt đầu gặp vị cao cấp nhất là Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Lực lượng Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, (Military Assistance Commmand, Vietnam, MACV) một lực lượng mà đến cuối nhiệm kỳ của ông vào năm 1968 có đến nửa triệu quân tăng lên.

Theo quan tâm của Westmoreland, một vấn đề duy nhất mà Kissinger phải đề cập đến là "các nỗ lực quân sự trong chương trình của chúng ta để hoàn tất mục tiêu bình định cho đất nước sẽ còn kéo dài đến bao lâu." Câu trả lời là 60% dân chúng sẽ thuộc quyền kiểm soát của chính quyền trong vòng 19 tháng - không thể là 18 hay 20 tháng - và 18 tháng sau đó tỷ lệ sẽ tăng lên là 80%. Kissinger cũng nghe một vài sĩ quan cao cấp khác có nhận định tương tự. Ông nói với Lodge: “Khi tôi nghe các mô tả của từng người về cách mà họ chiến thắng, đối với tôi, không thể dễ dàng gì mà thấy làm sao Việt Cộng còn sống.“

Ở Pleiku, ông cũng nghe chuyện tương tự, khi “các thuyết trình viên của Bộ Tư lệnh Vùng II nhận định là 68% dân chúng do chính quyền kiểm soát.“ Kissinger chán ghét. Ông  nhận xét một cách khinh bỉ: “Khi tôi tiếp xúc với họ lần cuối, Quân đội đang sa sút. Họ chỉ đưa ra một nhóm chuyên viên thuyết trình mà quan tâm chính của họ là lấn quyền anh khi đưa ra hàng loạt những con số thống kê vô nghĩa hoặc là họ tự lừa dối nhau hoặc lừa dối anh." Khi ông hỏi các thuyết trình viên tại Pleiku, “có bao nhiêu dân chúng thực sự là thuộc quyền kiểm soát của chính quyền lúc về đêm. Họ trả lời là chỉ có 30%. Kissinger không tin điều này, ngay khi đó là đúng, “nó chỉ rõ hơn về tầm vóc của vấn đề. Nó cũng chỉ dấu cho thấy là chúng ta có thể chuyển từ một chiến thắng thuần về quân sự này đến một chiến thắng khác mà không thực sự tiến triển trong vấn đề chính là kiểm soát dân chúng.“ 

Thực ra, đa số người Mỹ mà Kissinger nói chuyện ở Việt Nam ít lạc quan hơn Westmoreland và các giới truyền thông của ông tại cơ quan MACV. Hiển nhiên, Landsdale không được quan tâm lắng nghe, nhưng ít nhất ông rất thẳng thắng và - có lẻ đó là lý do mà ông bị loại trừ. Ông nói với Kissinger là “ông thấy tình trạng của Việt Nam vô cùng tệ hại hơn là ông kỳ vọng.“ Chính phủ Việt Nam “không thể gọi là một chính phủ theo một ý nghĩa thông thường nào, - lệnh của chính phủ khó mà vượt khỏi Sài Gòn.“ Ông nói: “Những báo cáo của quân đội về chiến dịch bình định, hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn thuần hình thức liên hệ đến số lượng của các trận đánh và các hành quân của đơn vị chính quy.“ Vần đề đích thực mà không thể khắc phục được là “bộ máy chính trị của Việt Cộng được tổ chức chặt chẻ thâm nhập trong tất cả các phạm vi trong sinh hoạt hàng ngày của người Việt, họ hiện diện trong mỗi làng cũng như trong chính quyền thực tế. Theo nhận định của Landsale, phải mất 5 năm mới dẹp tan guồng máy chính trị của Việt Cộng.

Kissinger nghe được một bản phác thảo phân tích gần tương tự của Gordon Jorgensen, Trưởng thường trú của cơ quan CIA. Trong khi các báo cáo chính thức cho thấy là chỉ có 25% dân chúng là thuộc quyền kiểm soát của Việt Cộng, nhưng thực tế đúng ra tỷ lệ này là gần 50%, theo một ý nghĩa là Việt Cộng hoạt động về đêm trong các làng và có khả năng áp đặt ý chí của họ một cách có chọn lọc.

Người khách đặt một câu hỏi khó chịu quen thuộc: “Liệu họ có những dấu hiệu cho thấy là sự kiểm soát của Việt Cộng bị phá vở ở những khu vực mà Mỹ đã lập căn cứ không.“ Câu trả lời là không. Còn có các trận tuyến chính trị phải thắng Cộng Sản trong nông thôn “qua các cuộc hành quân với nhiều chi tiết khó khăn và cẩn trọng,“ nhưng sẽ mất ít nhất là 3 năm. “Nhưng ai chính xác là Việt Cộng?“, Kissinger hỏi một cách ngây thơ. Họ nói, họ biết Việt Cộng ở cấp tỉnh, nhưng không biết các tên của Việt Công ở cấp quận và các đơn vị chiến đấu và trong nhiều trường hợp họ chỉ biết bí danh.

Các nhân viên của cơ quan CIA mà Kissinger nói chuyện tại Huế bi quan hơn. Trong mức độ mà họ tìm được, 80% dân chúng ở tỉnh bị Việt Công kiểm soát vào ban đêm, trong khi những thôn ấp được liệt kê là đã bình định hoá, thì “các chính quyền địa phương ẩn náu ở nhà với các lực lượng bảo vệ và cầu nguyện cho Việt Cộng đừng tấn công họ.“ Một cuộc thương thảo về hoà ước dựa trên việc chấm dứt các thâm nhập là không thể nào kiểm chứng được. Một cuộc đình chiến có nghĩa đơn giản là sụp đổ.    

Tại Washington như thế nào, thì tại Sài gòn cũng như thế ấy, CIA cáo buộc giới quân sự là “họ quá thổi phòng, hoạt động quá chậm và quá cẩn trọng và theo cái nhìn của Việt Cộng là tiên liệu được nhiều,“ trong khi Toà Đại Sứ than phiền với CIA là phải “dành nhiều thì giờ cho việc chủ yếu là tái thiết nông thôn để biện minh cho sự hiện diện của mình.“

Tuy nhiên, Sở Chính trị của Toà Đại sứ gần như đồng quan điểm với CIA là các đàm phán là sai lầm; nó sẽ phản tác dụng. Habib và toán cộng sự gồm 20 người nói với Kissinger là: “Khi Kỳ thử đàm phán, thì trong vòng 72 giờ sẽ có đảo chính . . . Nếu MTGPMN được chính thức công nhận, chỉ trong một thời gian ngắn, họ sẽ nắm được chính quyền . . . Ân xá cho Việt Cộng, cho phép họ tự do tham gia sinh hoạt chính trị, sẽ gây sụp đổ . . .  Phải mất ít nhất là 9 tháng để có một chính phủ đủ ổn định để người ta có thể đề cập đến ý kiến về các thương thuyết . . . mất từ 3 cho đến 5 năm để tăng cường về một cấu trúc chính trị để có khả năng cạnh tranh một cách êm thắm với Cộng Sản.“

Các hạ sĩ quan quân đội không thể lạc quan hơn. Khi một người có chỉ rõ cho Kissinger tại Pleiku là, “họ điều động kết hợp lại 6 tiểu đoàn hay 2 trung đoàn tại Plei Me cách Pleiku 20 dậm. Chúng tôi không biết việc này mãi cho đến khi mà họ tấn công chúng tôi. Vùng đất này là khu mà các con đường thâm nhập không thể kiểm soát được. Tôi hỏi các thuyết trình viên là theo ý kiến của họ thì bao lâu mới kết thúc công việc, họ nói ít nhất là 5 năm, mà cũng có thể là 10 năm.“   

Ngay trước chuyến đi, Kissinger ghi nhận về các thành kiến của người Mỹ đối với người Việt nhưng ông không đồng tình. Đối với Trưởng cơ quan CIA thường trú thì “người Việt Nam là những người không thành thật nhất thế giới,“ khi so sánh họ với “người Hoa là những tấm gương về mặt nghiêm túc đạo đức và trực tính.“ Theo toán công tác tại Toà Đại Sứ của Habib, người Nam Việt Nam “không bao giờ tin bất cứ cái gì mà họ được nghe và họ luôn đoán rằng có một lý do xảo quyệt nào đó.“ Walter Lundy, viên Lãnh sự Mỹ mệt mỏi tại Huế, nói một cách đơn giản là ở Việt Nam “bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra“; hoặc như Kissinger diễn đạt lại điều này, “ông chấp nhận mọi quan điểm của người Việt . . . mà phép lạ trở thành một biến cố quen thuộc.“

Nhưng Kissinger có những phản ứng chung khác biệt khi ông gặp người Việt. Nhân cách của người Việt bình thường gây ấn tượng cho ông. Không bao giờ thấy họ dơ bẩn và . . . cuồng nhiệt của Ấn Độ. Người ta không bao giờ thấy một người Việt thô tục, những người này đầy cương nghị và gây ấn tượng, nếu không nhất thiết là thu hút quá đặc biệt. Sự sẳn lòng thể hiện cách tôn trọng người Việt của Kissinger được tỏ lộ. Khi ông lên máy bay về nước, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Việt Nam đột nhiên đến phi trường để chào từ biệt, (dù Kissinger không thể biết ông ta đang ở đâu.)  

Kissinger dựa những cảm tưởng tốt đẹp về người Việt của ông từ hàng chục các cuộc gặp gở với các viên chức chính phủ cũng như giới đối lập không Cộng sản. Những gì mà họ nói với ông là bộc trực hơn là không thành thật. Có một người nói thay cho nhiều người khác ở Nam Việt Nam, khi ông nói: “Khi hoà bình vãn hồi, ông sẽ không còn quan tâm đến chúng tôi và ông trao cho chúng tôi quyết định vận mệnh mình; ông sẽ cắt giảm viện trợ; ông sẽ mang quân về nhà và chúng tôi sẽ phải làm gì? Trần Ngọc Ninh, Tổng Uỷ viên Giáo dục, hỏi thẳng thừng Kissinger là liệu có đúng không “chính phủ Mỷ cố tạo ra một chính phủ dân sự mà họ sẳn sàng thương thuyết với Việt Nam Dân chủ Công hoà, và chính phủ Mỹ dùng áp lực kinh tế để sự thay đổi này có thể xảy ra.“ Đó là những câu hỏi sòng phẳng. Đúng như lời McNaughton nói, chính phủ Nam Việt Nam cũng tự biết được là trong giai đoạn tiên khởi này, các cuộc đàm phán có nghĩa là sẽ không phải điềm lành cho họ.

Trong bửa ăn trưa tại Nha Trang, Thủ tướng Kỳ cố giải thích cho Kissinger là miền Nam yếu kém triền miên về hai phương diện. Thứ nhất, đất nước bị phân hoá về mặt chính trị “vì lý do lâu đời về tinh thần kỳ thị địa phương và dị biệt tôn giáo.“ (Dĩ nhiên, một yếu tố duy nhất để có thể vượt qua được các phân hoá này là quân đội.) Thứ hai, chính quyền không tìm ra một khái niệm để có thể cạnh tranh được với Cộng Sản trong nhiều khu vực nông thôn, không phải vì Việt Công đưọc yêu chuộng mà vì các tổ chức tàn bạo của họ. Vì lý do này mà ngay cả khi “công bố chấp nhận thương thuyết có thể làm suy yếu tinh thần và ý chí chiến đấu chống Cộng tới một mức nguy hiểm, - thậm chí về điểm này Quân lực Việt nam Cộng hoà có thể mất tinh thần chiến đấu khi nhiều binh sĩ đào ngũ và về nhà.“  Ngoài ra, đình chiến chỉ “tạo phương tiện cho Việt Công sẽ cũng cố hơn các nơi họ đang chiếm giử trong các khu vực nông thôn, nơi mà bây giờ họ có thể kiểm soát," làm phân chia miền Nam một cách hữu hiệu.  

Vị Bộ trưởng người Việt gây ấn tượng mạnh nhất cho Kissinger là Ngoại trưởng Trần văn Đỗ, “một người mảnh khảnh với dáng vẻ tinh tế và  thanh tao của người Việt trí thức.“ Ông nói về sự phân hoá nội bộ ở Nam Việt Nam, đặc biệt là sự dị biệt giữa người Nam và Bắc. Ông lo rằng sự phân hoá này chỉ có thể vượt qua được là nhờ một loại Đảng Quốc Đại của Ấn Độ. Kissinger hỏi ông ta, “theo quan điểm của ông, “liệu rằng MTGPMN có một vài phần tử theo quốc gia thể thắng không.“ Đỗ trả lời thẳng thừng: “MTGPMN là Việt Cộng, không có sự phân biệt nào giữa cả hai.“ Kissinger hỏi “liệu có ý nghiã nào không khi nói chuyện với họ“. Đỗ “phản bác ý tưởng này và nói là nó sẽ làm kết liễu cho Việt Nam.“  

Tôi hỏi Trần Văn Đỗ là ông có hình dung chiến cuộc kết thúc như thế nào không. Ông nói bây gi không phải là thời kỳ đ thương thuyết. Đất nước chưa chuẩn bị cho chuyện này và . . . chính quyền Nam Việt Nam không thể đối đầu với Việt Cộng đ đấu tranh chính trị. Chính quyền cần nhiều năm để tái thiết toàn bộ cấu trúc xã hội đã bị phá v.

Trước khi ra đi, Kissinger gặp lại Đỗ một lần ngắn ngủi nữa. Đỗ nói rõ là chính phủ của ông không cảm thấy bị ràng buộc vào Hiệp định Genève và trong mọi trường hợp không cam kết thống nhất đất nước qua bầu cử. Ông lập luận là “thống nhất đất nước là một chuyện gì đó trong tương lai xa vời và . . . sự chia cắt Việt nam thành hai nước riêng biệt phải duy trì trong một thời gian bất định, điều này có nghĩa là “miền Nam phải dành quyền trị an bằng cảnh sát trong lãnh thổ của mình . . .  có quyền chống lại các cuộc nội loạn trong phạm vi biên giới của mình mà không bị miền Bắc cản trở. Nếu miền Bắc rút lui các đơn vị quân đội của họ và chấm dứt mọi sự yễm trợ cho Việt Cộng, thì chuyện này sẽ đạt được. Rồi thì người ta có thể nghĩ đến việc chấm dứt ném bom miền Bắc.“

Trong một buổi họp khác, vị Bộ trưởng Xây dựng Nông thôn trình bày chi tiết về khó khăn trong việc “tái thiết một chánh quyền dân sự“ cho nông thôn. “Vấn đề là trước đó 10 năm Việt Cộng đã bắt đầu xâm nhập vào nông thôn và xây dựng cơ sở hạ tầng khắp đất nước. Hiện nay là lúc cần thiết cho chính phủ bắt đầu từ chổ của Việt Cộng và cố chiếm lại nông thôn từ tay Việt Cộng“. Khủng hoảng về người tỵ nạn làm cho các vấn đề không đơn giản hơn. Tướng Nguyễn Văn Chuân, Tư lệnh Sư đoàn I Bộ Binh giải thích cho Kissinger tại Huế là những người chạy vào miền Nam để thoát khỏi xung đột, họ thành các mục tiêu cho Việt công chiêu dụ “gây bất ổn và nổi loạn.“                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Trong một buổi họp với Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu, thì vấn đề trở nên rõ hơn, chế độ quân sự  miền Nam quá mơ hồ về mục tiêu riêng của mình, ngoài chuyện chính là sống còn. Chiểu thú nhận là chính phủ phải trình bày cho dân chúng về “một lý thuyết mới“, đề ra một giải pháp khác hơn của Cộng Sản. Ông giải thích thẳng thắng là ông hy vọng rằng sẽ nhận một vài lời soi sáng của giáo sư trước khi rời khỏi Việt Nam, và dường như rõ ràng là việc ông đang nghĩ đến các điều kiện để phác thảo về sách lược.“ Chắc chắn là có quá ít hy vọng về lời soi sáng từ phía Toà Đại Sứ Mỹ.

Trong buổi ăn tối để vinh danh ngoại truỏng Đỗ, Kissinger nghe với sự nghi ngờ, khi Lodge nhấn mạnh là “hệ thống bầu cử của Mỹ có thể áp dụng tại Việt Nam và ngay cả sự cách biệt giữa hai miền Bắc và Nam cũng không được nghe đến tại nước Mỹ. Habib cho là hệ thống bầu cử của Nam Hàn có thể thích hợp hơn. (Mặc dù Park Chung Hee nắm quyền qua một cuộc đảo chính quân sự, bầu cử quốc hội được thực hiện vào năm 1963). Kissinger ghi trong nhật ký, trong suốt buổi nói chuyện Trần Văn Đỗ ngồi đó với khuôn mặt thẩn thờ buông xuôi, trong khi Habib và Lodge tranh luận nhau liệu là hệ thống bầu cử của Massachusetts hay của Nam Hàn là phù hợp hơn trong một đất nước mà Việt Cộng đã kiểm soát được hơn 50% dân chúng.“

Vấn đề rõ ràng được đặt ra: Nếu chính quyền quân sự đương nhiệm của miền Nam cùng đồng ý nhau là không chấp nhận ý kiến về bất cứ một loại thương thuyết nào, liệu có một vài phần tử nào khác ở miền Nam sẳn sàng hơn để thoả hiệp không? Câu trả lời dường như là không. Một chính khách dân sự lão thành là Phan Huy Quát, trong năm đó có một thời gian ngắn làm Thủ tướng, ông diễn đạt là “với sự kiên quyết về niềm tin toàn diện và tuyệt đối của ông, các lực lượng không Cộng sản ở miền Nam hoàn toàn không hề chuẩn bị để đương đầu chính trị với thiểu số Cộng sản.“ Không quan tâm đến hoà bình, ông thúc dục Mỹ “tăng tốc“ việc ném bom miền Bắc cũng như trận địa chiến ở miền Nam. “Khi nào các hoạt động quân sự của chúng ta tiêu huỷ các hy vọng chiến thắng của Cộng Sản, thì họ sẽ chịu hoà.“ Khi Quát được gạn hỏi về các đề tài thương thuyết, ông trả lời thẳng thừng, “ưu tiên của ông là một là cuộc thảo luận song phương giữa chính phủ miền Bắc và Nam với sự phô trương tối thiểu.“

Nhưng Mỹ không nên ngưng ném bom vì bất kỳ lý do gì mà tối thiểu phải là xác định được việc các đơn vị của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam rút khỏi miền Nam. Trần Quang Thuận, cựu Bộ trưởng Xã hội, cũng không có ít khoan nhượng hơn. Miền Nam thiếu đoàn kết xã hội để thương thảo một hoà ước; có lẽ “một cuộc cách mạng xã hội“ là cần thiết cho sự thay đổi. Không giống như bất cứ người khác nói chuyện với Kissinger, Thuận rất cởi mở cho một ý nghĩ là Mỹ tham gia đàm phán song phương bí mật với Hà Nội. Kissinger trả lời về điều này là “ông có một cảm tưởng mạnh mẽ là Mỹ có thể không làm chuyện này, chúng tôi không có thể dùng các nước nhỏ như một quân cờ thí trong cách này, và bất kỳ một cuộc đàm phán nào với phía bên kia phải có chính phủ Nam Việt Nam tham dự.“ Làm như vậy gây cho người miền Nam cảm nhận như là ngây thơ (hoặc lừa dối.)

Trần văn Tuyên, cựu Phó Thủ tướng giải thích cho Kissinger là đã từng có những cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa Hà Nội và Sài Gòn: 

Ngoài Sài Gòn . . .  ông cũng đoan chắc rằng đã có nhiều cuộc trao đổi. Cũng có nhiều cuộc tiếp xúc qua các thành phần thứ Ba tại Paris.(Ông không loại bỏ khả năng là ông có thể tiếp xúc với các đại diện của MTGPMN. Thực ra, ông cũng đề cập tới các bạn của ông cũng đã có những tiếp xúc này.) Tại Paris, người Việt liên minh với cả hai phiá họ gặp nhau thoải mái thuần túy chỉ là để “trao đổi tư tưởng.“ Không hề có một ràng buộc nghiêm khc nào cho loại trao đổi suy nghĩ này, và nó xảy ra thường xuyên.

Thực ra, điều này đem lại nhiều nghĩ ngợi.

Kissinger không tự giới hạn cuộc họp chỉ với các chính khách và tướng lãnh. Ông cũng gặp các vị đại diện Công giáo và Phật giáo để tìm hiểu về tình hình phức tạp của tôn giáo của miền Nam. Cha Hồ Văn Vui bi quan về nền chính trị Việt Nam cũng như về cuộc chiến và ông thấy không có cơ hội cho một cuộc chiến thắng Việt Cộng bằng quân sự.

Mai Thọ Truyền, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Phật học Nam Việt báo động cho ông bằng cách tiên đoán “hoặc là Cộng Sản phê chuẩn việc ký kết Hoà ước tương tự như Hoà ước Genève năm 1954, hoặc là chiến cuộc sẽ leo thang thành Thế chiến thứ Ba.

Một Phật tử khác là Thích Trí Quang, ông khuyên Kissinger là “Trung Quốc là mục tiêu cho người  Mỹ ném bom tốt hơn là cho dân Việt Nam.“ Nhưng ông nói thêm rằng “tất cả ở miền Nam đều lệ thuộc vào tham nhũng và gây ảnh hưởng và xã hội ung thối đến tận cội rể.“ Những cuộc phỏng vấn của Kissinger dường như là lúc cho một cuộc cạnh tranh xem chuyên gia nào là người bi quan nhất.

Trong số những ứng viên đứng hàng đầu phải kể đến ông Đặng Văn Sung, Giám đốc xuất bản của nhật báo Chính Luận, ông bác bỏ chính phủ Sài gòn như là “một nhóm quân sự không còn là đại diện cho ai, ngoài việc lo cho thành viên của họ“ và “mất hẳn mọi cơ sở trong dân chúng hay có quan hệ với dân chúng.“

Khi Kissinger chuẩn bị rời Việt Nam, tâm trạng của ông chán nản. Toàn bộ tình trạng khó khăn của Mỹ ở Việt Nam được đúc kết qua lời chỉ trích của Bùi Tường Huân, Viện trưởng Viện Đại Học Huế. Khi Kissinger ghi trong nhật ký:

Ông không bao giờ biểu lcông nhận tối thiểu cho một s thật là việc xây dựng là do tiền viện trợ  của Mỹ. Ngược lại, ông phàn nàn về lối kiến trúc, theo như ông yêu sách, là không phù hợp với truyền thống Việt Nam . . . . Đến một điểm trong cuộc thảo luận, chúng tôi bàn về các vấn đề tổng quát của viện trợ Mỹ và tôi đã nói với ông rằng nhiều người Mỹ quan niệm là thực ra nỗ lực chính yếu tại Việt Nam phải nằm trong lĩnh vực kinh tế và viện tr kinh tế sẽ tạo ra ý nghĩ về s tôn trọng lẫn nhau. Ông Viện trưởng sau đó nói là viện trợ duy nhất của Mỹ mà người dân bình thường nhận được là súng đạn Mỹ. Dù tái thiết hoặc xây dựng bất cứ thứ gì bằng viện trợ M . . . .  thành cần thiết, do những gì mà họ đã phá hủy.“

Đó là gần lúc ra đi.

VII

Chuyện tốt nhất là không nên chế diễu các nhà báo. Cũng điều khôn ngoan là không nên nói quá thẳng thừng với họ. Trong chuyến đi lần đầu tiên tới Pakistan vào năm 1962, Henry Kissinger đã có kinh nghiệm đầu về  các nguy hiểm của báo chí. Chỉ một vài nhận định thiếu suy xét cũng đủ làm cho ông nổi giận để dạy cho ông một bài học thương đau. Vì thế, trong chuyến đi Việt Nam vào năm 1965, ông đã tìm cách tốt nhất tránh các phóng viên. Nhưng đến ngày 1 tháng 11 do áp lực của Đại sứ Lodge và Phát ngôn viên chính là Barry Zorthian, Kissinger chiều lòng. Ông đồng ý tham dự một buổi ăn trưa tại nhà của Zorthian mà có mời các phóng viên quan trọng của Mỹ tại Sài Gòn. Trong số những người hiện diện này gồm có Keyes Beech của Chicago Daily News, Malcoln Browne của ABC, Peter Krumpa của The Baltimore Sun, Charles Mohr của The New York Times, John Maffre của The Washington Post, Robert Shaplen của The New Yorker và William Tuohy của Newsweek. Jack Foisie của Los Angeles Times là khách cuối cùng. Là em rể của Dean Rush, Foisie được xem như là người ít nguy hiểm nhất cho vị cố vấn đang phục vụ trong Bộ của Rusk. Thực ra, Foisie đã phá hoại cho chuyện trở về Kissinger để làm việc cho chính phủ.

Ngay sau buổi ăn trưa, Foisie gởi một bài báo để xuất bản cho ngày hôm sau dưới tựa đề "Chế độ Việt Nam lung lay, Đặc Sứ của Johnson nhận định"                                                                                                                                                                                                                                                                                          

Các sứ giả gần đây của Toà Bạch Ốc đã tường trình về mặt trưởng thành chính trị hầu như yếu kém toàn diện hoặc trong các nhà lãnh đạo hiện nay của chính phủ Nam Việt Nam không có động lực chính trị quên mình.

Mặc dù t họ không nói ra, nhưng ai cũng được biết đó là những phát hiện của Giáo sư Henry Kissinger, nhà khoa học chính trị nổi danh và Clark Clifford, luật sư ở Washington và cố vấn cho các tổng thống - cả hai đã thăm Sài Gòn gần đây.

Clifford và Kissinger được Tổng thống Johnson gởi tới đó để đề ra các ước lượng độc lập v chiều hướng chính sách mà Mỹ phải thực hiện tại Nam Việt Nam.

Có những báo cáo đầy thẩm quyền mà Kissinger sẽ thông báo cho Toà Bạch Ốc biết ở đó chưa có một chính phủ quốc gia đoàn kết là chuyện hàng đầu, vì hiện nay trong số những nhà lãnh đạo đất nước không thể tìm ra những người có lòng thực sự hiến mình cho đất nước. Các nghiên cứu của Kissinger chỉ rõ là có lòng trung thành với gia đình và các phe nhóm ưu tiên hơn là về ý nghĩa trách nhiệm cho đất nước.

Theo sau đó là có nhiều phê bình đầy chi tiết về tham nhũng của chính phủ Kỳ, cách làm sai trái của chính phủ về vấn đề người tị nạn và khinh thường giới nông gia. Foisie dùng mọi tiểu xảo nghề nghiệp để đưa các lời lẽ vào mồm của Kissinger. Ông viết, “mặc dù Kissinger không chỉ rõ những nhận định của ông về các khuynh hướng hiện tại của viện trợ Mỹ, ông nhận thức được là có vài chính khách Mỹ ở đó nhận định là đã đến lúc phải áp đặt ý muốn của họ cho chính giới người Việt . . . . Như được biết, Kissinger bị tấn công dồn dập với những đề nghị thay đổi thái độ của Mỹ trong việc gây áp lực để chửa trị các yếu kém của chính quyền Nam Việt Nam. Ở đây, điều đó có nghĩa là ông đã nỗ lực để lắng nghe các quan điểm dị biệt. 

Kissinger lắng nghe. Các quan sát viên ngoại giao từng theo dõi ông từ khi ông đến đây theo lời yêu cầu của Tổng Thống Johnson đều có ấn tượng về ý muốn lắng nghe của ông.

Những người thân cận nhất với Kissinger trong khi ông ở đây tin là ông sẽ mang về một lời tóm tắt là . . . . chính phủ Việt Nam chưa hữu hiệu và chỉ có ổn định vầ bề mặt.

                                                                                                                                                                                                                                                   Một phiên bản trong một bài báo tương tự cũng xuất hiện trên The Washington Post dưới tiêu đề "Đặc sứ của Johnson phát hiện về mặt trưởng thành chính trị ở Sài gòn là hầu như hoàn toàn yếu kém.”

Kissinger thật kinh ngạc. Trước khi rời Sài Gòn, ông đã gởi hai điện tín đầy nổi giận về Washington, ông cực lực đính chánh là bài báo phản ảnh đúng nhận định của ông. Nhưng chuyện trầm trọng hơn đã đến. Ngay khi đáp xuống San Francisco, ông đọc bản tuyên bố của Toà Bạch Ốc về chuyến đi của ông (do Billy Moyers soạn thảo) với sự ngạc nhiên mà trong đó phủ nhận là ông có bất kỳ một vai trò chính thức nào. Ông khó chịu tận cùng và thảo một bức thư dài hai trang gởi cho Mc Bundy:

Tôi quyết tâm hoàn thành công tác đầu tiên của chính phủ giao cho tôi trong ba năm trong thầm lặng và kín đáo. Vì thế, trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam, tôi từ chối tiếp xúc báo chí. Cuối cùng, cho đến gần ngày cuối, do s yêu cầu khẩn thiết của Đại sứ và Zorthian, tôi gặp một vài báo giới và đúng theo lời hứa là họ sẽ k cho tôi biết về quan điểm của họ v Việt Nam. Tôi ngờ rằng, trong buổi ăn trưa này tôi đã nói có đôi ba câu. . . . Những quan điểm mà họ gán cho tôi là . . . các sự gán ép.

Trong suốt thời gian lưu trú của tôi . . . tôi đã cố gắng hết sức mình để yểm tr công khai cho chính sách của chính phủ. Những gì liên hệ đến chính phủ Sài gòn, tôi đã làm với những gì tốt đẹp nhất để nhấn mạnh đến ý nghĩa ổn định của chính quyền . . . . Trong khi công kích các vấn đề mà tôi không nói, Toà Bạch Ốc có thể đã vô tình làm suy yếu đến mức độ khả tín của những vấn đề mà tôi đã nói. Xét theo sự kiện là tôi đã công du trong sự ủy nhiệm của chính phủ và tôi làm việc từ trong văn phòng của Toà Đại sứ, tôi không biết người Việt sẽ tuyên b gì về việc tôi đã ở đó một cách không chính thức. 

Ông thừa nhận là nhận định tình hình của ông tại Việt Nam là ”thiếu khích lệ” so với niềm tin của ông trước khi đi. Nhưng vấn đề không phải là tình trạng yếu kém của chính phủ Sài Gòn mà thuần là ”một triệu chứng.” Trong mọi trường hợp, chính quyền hiện tại cũng ”tốt như bất kỳ một giải pháp tương ứng khả dụng nào.” Ông không hiểu tại sao Toà Bạch Ốc quyết định một cách phản xạ, loại bỏ một người nào đó mà họ ủng hộ triệt để chính sách của chính phủ ở Việt Nam.” Vừa bị tổn thương và nổi giận ông đòi hỏi một lời đính chánh chính thức.

Điều không rõ là tại sao Kissinger tự tin mình là không liên hệ với những sai lầm của chính phủ Johnson, những gì mà ông đã quan sát tại Washington và Sài Gòn, - đặc biệt là khuynh hướng của từng cơ quan của chính phủ đổ trách nhiệm cho nhau về tình hình đang tệ hại ở Việt Nam. Khi Bundy tự mình không ngờ vực gì khi chuyển tiếp thư nổi giận này của Kissinger cho người em là William, ông không bình luận mà là "Chúng ta lại có một chuyện mới".

Thực ra, trong các buổi họp của Kissinger đều có các nhân viên của Toà Đại Sứ có mặt giúp đở, như điện tín của Lodge biện hộ cho thái độ của ông ta. Nhưng không hề có lời đính chánh nào của Toà Bạch Ốc. Vì thế, Kissinger quyết định tự công bố lời đính chánh của mình. Và ông ép Bundy thanh minh những cáo buộc ông, khi cho là “ít nhất ông đã không kín đáo và có lẽ không trung thành” khi nói chuyện với những người mà ông tôn trọng quan điểm, trong số họ có Hamilton Fisch Amstrong, Biên tập viên cho tạp chí Foreign Affairs. (Bundy đồng ý.) Một sự hài lòng khác duy nhất mà Kissinger nhận được là điện văn của Moyers, ông trình bày “lấy làm tiếc” về “chuyện vụng về” do lời tuyên bố của ông gây ra. Ngày 11 tháng 11 Kissinger đến Washington, ông đã có thể tường trình cho Lodge là “chuyện về bài báo của Foisie đã qua.”

Foisie cũng đề cập đến tên của Clark Clifford khi Foisie muốn ngụ ý rằng Clifford cũng chia sẻ các nhận định bi quan của Kissinger. Điều này làm cho Johnson cũng tức giận, khi không có phủ nhận là Clifford có báo cáo trực tiếp cho Tổng thống. Kissinger viết một lá thư dài cho Clifford để bào chửa cho thái độ của ông. Nhưng có một sự dị biệt quan trọng. Ông có đi ăn trưa cùng với đoàn báo chí, còn Clifford thì không. Theo Kissinger, ông đã mở đầu cuộc nói chuyện với Zorthian với nhận xét là

Đối vối tôi, dường như là không phù hợp khi tuyên b bất cứ một kết luận nào trước khi tôi báo cáo cho Toà Đại sứ. Thc ra, tôi đang còn trong tiến trình gạn lọc các cảm tưởng của mình. Tuy nhiên, tôi rất cám ơn về những quan điểm về tình hình ở Việt Nam của các giới đầy kinh nghiệm, nhất là về vấn đề tăng cường tính chính thống và liên tục của chính phủ. Trong thời gian còn lại của buổi ăn trưa, vì các lý do thiết thực, tôi không hề nói gì, và thay vì thế, tôi lắng nghe một cuộc thảo luận sống động giữa các ký giả.

Ông không bao giờ đề cập nhiều tới tên Clifford. Kỷ niệm chính của ông về bưa ăn trưa là ông đã bị sốc về các lời bình luận tàn bạo của báo giới chống lại chính phủ Sài Gòn. Ông lấy làm “tiếc nuối cực kỳ và xúc động khi những nỗ lực hỗ trợ của tôi cho chính phủ và Đại Sứ Lodge đi đến một kết thúc quá xấu hổ. Trong những ngày cuối tôi đã bị dằn vặt với quyết định là tôi có thể làm một cái gì đó khác hơn, tôi vẫn không hiểu cái gì đã xảy ra.”

Chuyện gì đã xãy ra? Có hai lời giải thích là có thể. Clifford nghĩ là Foisie đến buổi ăn trưa với Kissinger quá trể, vì thế ông không được thông báo là cuộc thảo luận này không được tường thuật. Tuy nhiên, Zorthian có một ký ức khác. Trong buổi ăn trưa ở Sài gòn, “Henry nói quá nhiều, ông trình bày mối bi quan sâu đậm về giới lãnh đạo ở Sài Gòn; ông có nói là họ không thu phục được dân chúng và tham nhũng.” Về sau, ông nói với Walter Issacson: “Tôi phải nói rằng câu chuyện của Foisie là chính xác. Và mối bi quan của Henry là đúng như thế.”

Nói một cách khác, một lần nữa, Kissinger sai lầm vì nói chuyện với kỷ giả quá thẳng thừng. Lý do làm cho điều này có vẻ khả tín, bởi vì đơn giản đó không là vấn đề, những gì mà Kissinger nói cho Clifford biết là ý kiến của riêng ông, như ông trình bày trong các báo cáo cho Lodge là hoàn toàn khác hẳn, đối nghịch với các lời tuyên bố mà Foisie gán ghép cho ông. Như chúng ta đã thấy, tất cả những gì mà Kissinger viết về chuyến đi Việt Nam, ông không hề có lời nào về một niềm tin mãnh liệt về sự ổn định của chính phủ Sài gòn. Chuyện hoàn toàn trái lại. Ông có một sai lầm cổ điển, hé lộ cho báo chí những gì mà ông nghĩ thực rồi lại đính chánh cho mình, làm cho sai lầm này tạo được chú ý nhiều hơn. 
 

VIII

Thế gian này phải làm gì cho chuyện Việt Nam? Trong các buổi họp sơ khởi để đánh giá tình hình cùng với William Bundy, Alexis Johnson, và Leon Unger tại Bộ Ngoại Giao, và với McNamara, Mc Naughton và Yarmolinsky tại Bộ Quốc Phòng, và Raborn cùng với các cộng sự viên cao cấp tại CIA, Kissinger tự thấy mình đang có cạnh tranh với Clifford, người đã tới Washington trước ông ta. Kissinger báo cáo cho Lodge: "Clifford là một người bồ câu cực đoan, trước khi ông khởi hành.”

Từ khi ông trở lại, ông luôn nhấn mạnh câu nói "hoà bình không điều kiện" vừa là không khôn ngoan về mặt ngoại giao và cũng không là cẩn trọng về mặt chính trị. Theo như Clifford, chúng ta cần có một khẩu hiệu tập trung mạnh vào các kết quả và các tương nhượng của Cộng Sản. Để diễn giải một câu nói củ thì  đạo văn là một hình thức thành thật nhất của tâng bốc.

Người miền Nam đã thuyết phục Kissinger được là: Chỉ có nói chuyện về đàm phám với người miền Bắc là không đủ, thực sự ra là rất nguy hiểm. “Về mặt tinh thần, Washington chưa đủ chuẩn bị cho đàm phán,” mặc dù họ có mong ước về đàm phán. Kết luận quan trọng khác trong chuyến đi của ông là chương trình Bình định hoá của CIA - một uyển ngữ cho chiến dịch chống các cuộc nổi dậy để đẩy Việt Cộng ra khỏi các làng mà họ đang chiếm đóng – cần được xây dựng một cách tuần tự, khi mở rộng một cách vội vàng của Toán Hành động Vì dân (đào tạo các cán bộ chống Cộng trung thành với Sài Gòn) có thể làm hỏng toàn bộ chương trình.

Hiện nay, Kissinger tự đặt mình trong vị trí là người của Saì Gòn tại Washington. Những báo cáo của ông cho Lodge được hoan nghênh là "khôn ngoan và hữu ích." William Porter dục ông là nên "theo sát vấn đề". Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi cần ông." Philip Habib gọi chuyến đi của ông là "một làn gió mới và mát" và dục ông trở lại vào mùa hè sau. Ông viết:"Không có một dự án nào khác có thể là đạt được một phân nửa thu hút, thậm chí giống như anh điều động một đàn xiệc. Người ta suy đoán khi tham chiếu với cuộc hội luận quốc tế. Đó là một sòng bạc khổng lồ mà không một tay chơi bạc nào có đủ khả năng bỏ đi.”

Habib nóng lòng muốn thấy bản báo cáo tổng kết của Kissinger cho Lodge - hoặc “đó là một cái gì đó khủng khiếp đến độ mà nhà lãnh đạo phải dấu nó trong ánh mắt thăm dò của tôi?". Câu trả lời là bản tường trình của Kissinger về Viêt Nam quá khủng khiếp đến độ mà ông đã không gởi cho Lodge. Bản sơ thảo mà Kissinger giử lại chỉ còn một bản, cho thấy rõ quan điểm của ông tiêu cực đến như thế nào sau chuyến đi Việt Nam lần đầu. Đó là một bản cáo trạng nguyền rủa về các tình trạng khó khăn của Mỹ, mà hy vọng của Kissinger là làm sao cho dịu dọng hơn để cho Lodge dễ chịu.

Kissinger viết, “tình hình quân sự có thể cải thiện là khả thi, thậm chí còn cho phép có được các lời tiên đoán “lạc quan quá trớn” của quân đội. Tuy nhiên, thành công sẽ tùy thuộc "khả năng tạo ra một cấu trúc chính trị lấp đầy khoảng trống do 20 năm nội chiến gây ra, 10 năm do hệ thống ám sát của Việt Công vào các giới chức cao cấp và 2 năm của các biến động chính trị tại Sài Gòn".“ Chính phủ Sài Gòn trong một vị thế bấp bênh, thiếu thuần nhất, thẩm quyền cai trị tại nông thôn còn yếu, nền hành chánh tập trung quá nặng nề.”

Tại các tỉnh, nội chiến và bất ổn chính trị tại Sải Gòn tạo ra một tình trạng tổng hợp giữa . . . xuống tinh thần và thờ ơ. Các cuộc ám sát, không khả năng, thay đổi chính quyền, tất cả tạo nên việc là phải có một sách lược bảo chứng cho các nguy cơ. Khi theo dõi một chương trình từ Sài gòn xuống cho các tỉnh, người ta ngạc nhiên khi thấy bao nhiêu phần là mất dấu và bao nhiêu phần là dấu tích còn lại của việc không đúng mục tiêu . . . . Thực ra, chương trình càng phát động ồn ào và suy sụp đã càng tạo ra một tinh trạng chung là đạo đức giả và mất tinh thần.

Sự yếu kém này là điểm chủ yếu cho sự bí ẩn của Việt Nam, để giải thích cho tình trạng cực kỳ khó khăn trong việc đánh bại Việt Cộng, những người kiểm soát về đêm tại các nông thôn mà Kissinger cho là lên đến 85%. Thực vậy, Kissinger nghi ngờ rằng, "trong một vài khu vực chính quyền còn sóng sót bằng cách thoả hiệp ngầm với Việt Cộng trong khi cả hai bên cùng chung sống mà không ai đụng chạm ai.” Trong các khu vực này, việc chống nổi dậy giông như "một trận đấu đô vật chuyên nghiệp". Còn các nơi khác, các vị tư lịnh quân khu của Nam Việt Nam hưởng "quyền tự trị gần giống như lãnh chúa". Chính quyền cấp tỉnh là một mốc liên kết yếu nhất trong chuổi dây này.  

Truớc những tình trạng này, các nỗ lực của Mỹ dường như là phản tác dụng nhiều hơn là tác dụng. Ông viết: ”Công việc hành chánh của chúng ta càng bộc phát đưa tới một tình trạng gia tăng các chương trình, mà nó khuynh hướng làm áp đảo và suy yếu những nỗ lực riêng của chế độ miền Nam.” Trong hình ảnh của Alexis Johnson, viện trợ Mỹ là vòi chửa cháy, khả năng của chính phủ miền Nam giống như một cái vòi tưới nước trong vườn.

Kissinger duyệt qua danh sách toàn bộ các cơ quan Mỹ liên hệ tại Nam Việt Nam, đánh giá chung các cơ sở của sự quan sát của ông ta, bắt đầu là cơ quan USOM (United States Opeation Mission) do cơ quan AID (The Agency of International Development) điều khiển. Ông nghĩ thành phần nhân viên cao cấp của các cơ quan này là “tuyệt vời”, những người của họ ở cấp tỉnh là "nhóm người Mỹ có khả năng", bộ máy hành chánh của họ ngày càng tăng lên đã cố gắng có những dự án phát triển toàn quốc đầy tham vọng và vượt qua khả năng của bộ máy hành chánh Việt Nam, nhưng trong các khu vực do Việt Cộng kiểm soát chỉ thuần là mở rộng cơ sở thu thuế của Cộng sản.

Trưởng Cơ quan CIA thường trú gây ấn tượng cho Kissinger, vì dựa trên l ý do “trong toàn bộ, sự thâm nhập của bộ máy Việt Cộng là cực kỳ yếu kém . . . chỉ khoảng 30% của Toán Bình định là thực sự hoạt động đúng như quy định. MACV - các cuộc hành quân dưới quyền tư lệnh của Westmoreland - đã cố gắng làm quá nhiều việc trong cùng một lúc. Họ làm việc cực kỳ hành chánh quan liêu và nhắm quá nhiều vào kết qủa có thể “diễn đạt bằng các con số.”

Do đó, có lơ là về "các nỗ lực mà nó tùy thuộc phẩm chất vô hình như là khám phá những nhóm lãnh đạo địa phương."  Đặc biệt hơn, họ thiếu khả năng để thực hiện việc bình định nông thôn một cách hữu hiệu - hoặc là, như Kissinger diễn đạt lại một các lịch sự hơn: “những khả năng đặc biệt được phát triển trong vòng chục năm hoặc trong nhiều thời kỳ huấn luyện chiến đấu không đem lại được khả năng phán đoán để phân biệt về mặt chính trị trong các tình huống luôn biến động và phức tạp.”

Ngược lại, Lansdale đã gây ấn tượng cho Kissinger - " một nghệ sĩ trong việc thương thảo với người châu Á . . .  ông kiên nhẩn,  gây nguồn cảm hứng, sáng tạo" - và do toán làm việc trẻ của ông, trong đó có Daniel Elberg, một lý thuyết gia uyên bác về thuyết trò chơi của Đại học Harvard. Ông là nguời đầu tiên quan tâm đến các chủ đề về an ninh quốc gia trong cuộc hội luận về chính sách quốc phòng của Kissinger. Nhưng như Kissinger nhận xét họ một cách dịu dàng, “tính khí của họ thuần theo cá tính và nghệ sĩ” làm hại cho các cơ quan khác. Ông cũng ghi nhận một cách tinh tế là Landsdale đã cường điệu trong sự so sánh giống nhau giữa tình hình Việt Nam trong thập niên 60 và Philippines trong những năm 50. (trong khi đó Lansdale đã hỗ trợ cho chính phủ đánh bại phiến quân Cộng sản Huklalahp.)

Cuối cùng, Kissinger tự mình quay sang Toà Đại Sứ. Có lẽ là một chuyện không thể tránh được, đứng trước giới quan tâm mà ông nhắm tới, ông tỏ ra tương đối tích cực về những gì mà ông gọi là “một trong những điểm mạnh nhất - nếu không là mạnh nhất - của Phái bộ Mỹ, mà ông phải đối đầu ở bất cứ nơi nào". Nhưng ở đây cũng vậy, ông đã có chỉ trích, đặc biệt là khuynh hướng của Phái bộ Sài Gòn là theo đuổi nhiều chương trình mà “khi khởi thảo hoàn toàn tách rời nhau và tất cả các thành viên của nhóm công tác chấp thuận về những tiêu chuẩn chung không liên quan nhau", đối nghịch lại với “những thiên vị cá nhân của một vài nhân viên ở Sài Gòn hoặc một vài giới chức cấp tỉnh" 

Toàn bộ nhận xét của Kissinger về nỗ lực của Mỹ trong mọi biện pháp là sắc bén và gay gắt. Nói một cách đơn giản là thiếu một sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan.

Bởi vì trước hết mỗi cơ quan nôn nóng thúc đẩy chương trình của mình, có một khuynh hướng điều hành qua những gì mà thực ra có các thoả hiệp là họ không công kích nhau. Trừ khi nào chương trình của một cơ quan này ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình của cơ quan khác, họ cam đoan là không thách đ nhau vì s là phải đệ trình để duyệt lại toàn bộ d án mà họ đang theo đuổi. Tiến trình này tránh mọi cạnh tranh trực tiếp; gây them nhiều thủ tục hành chánh và có khuynh hướng tránh các sự chọn lựa bằng cách cố thực hiện mọi giải pháp khả dụng, theo một cách trong tình trạng khan hiếm các nguồn lực khả dụng - đặc biệt là về mặt nhân lực được huấn luyện -  chỉ gây ra thất vọng.

Thách thức mà Mỹ phải chấp nhận là cố "xây dựng đất nước trong một xã hội phân hoá giữa lòng một cuộc nội chiến". Nhưng có một khoảng cách triền miên giữa khái niệm và thực hiện, bởi vì "một sự sụp đổ tượng hình của một chính quyền dân sự của người Việt ở các tỉnh và khuynh hướng của Mỹ là làm quá nhiều và quá nhanh trên phạm vi quá rộng." Kissinger làm hết sức mình để kết luận với một vài khuyến nghị tích cực: các dự án thí điểm cần đo lường nghiêm túc hơn, một khi đã khởi động thì cần theo dõi chặt chẻ hơn, kiểm tra nhân lực cấp tỉnh, thành lập Ủy ban Giám sát Chương trình của cơ quan mà vị đại diện cho cơ quan sẽ lãnh đạo.

Nhưng ý tưởng tốt đẹp nhất của ông là một cách đơn giản nhất. Đó là lúc một người vẽ bản đồ Việt Nam không chỉ áp dụng cho các đơn vị quân sự, "phản ảnh tình trạng an ninh nhưng nó có ảnh hưởng cho dân chúng." Và đó là lúc phải bỏ đi từ Bình định nông thôn. Từ này có vẻ quá tiêu cực, ngay cả có vẻ quá hạ mình gợi lại thời các chiến tranh thuộc địa khi người ta bình định hoá những thuộc dân bản xứ. Thực ra, nó làm nhớ lại quá nhiều  - đúng như Graham Greene tiên liệu.

Nhìn chung, dự thảo báo cáo của Kissinger đụng chạm quá mạnh khi gởi đi. Hai ngày sau, ông gởi cho Lodge một bản nhuận sắc toàn bộ, một vài chỉ trích nghiêm khắc được biên tập lại và kết luận khác biệt nhẹ nhàng, gồm cả một vài lời kiên quyết đầy trách nhiệm mà dự thảo đầu tiên không ghi rõ. "Tôi tin tưởng sâu đậm rằng Việt Nam là bản lề của nỗ lực của dân tộc chúng ta, nơi mà thành công và thất bại sẽ quyết định về vai trò thế giới của chúng ta trong nhiều thập niên sắp tới." Sau khi bản báo cáo đã được duyệt lại hoàn chỉnh, Kissinger còn thêm vào hai ý tưởng. Một cách tổng quát, liệu có nên lập ra tại Việt Nam một kiểu Đoàn Chí Nguyện Hoà Bình (Peace Corp) để chiến đấu chống lại việc thiếu tinh thần dấn thân của sinh viên và trí thức trong nỗ lực chiến tranh không bằng cách đưa họ về nông thôn giúp cho chương trình bình định hoá? Và cùng một mục tiêu này, liệu việc lập ra một mối dây liên hệ chặt chẻ giữa các đại học Mỹ và Việt Nam có phả i là một ý nghĩ tốt đẹp chăng?

Kissinger có lý về một điểm, "vấn đề nền tảng mà Mỹ đối diện là khai triển một ý thức hệ mà trong đó có cả việc ủng hộ của dân chúng và đặc biệt là giới trí thức . . . khẳng định một cái gì đó, không chỉ có phủ nhận." Khi năm 1965 sắp hết, đó là lúc ông tỉnh mộng, ông tin tưởng mãnh liệt là một ý thức hệ như thế có thể hình thành trong một cuộc trao đổi học thuật giữa hai đại học Harvard và Huế, mà cả hai vốn dĩ đã là quá xa nhau.  
 

*** 

 blank

 
Naill Ferguson, Giáo sư S hc Đi hc Harvard, Chuyên gia Cao cấp Đại học Stanford. Ông là mt trong nhng nhà s hc ni danh nht hin nay và Kissinger 1923-1968: The Idealist là sáng tác mi nht. Viết tiu s ca Kissinger, Ferguson nhằm xoá tan các cáo buộc và cố chứng minh Kissinger là mt mẩu ngưi có lý tưởng phng sự hoà bình theo lý thuyết ca Woodrow Wilson và Immanuel Kant.

Sách gồm có 2 cun. Cun I trình bày về thuở thiếu thời ti Đc, thời hi nhp ti M và lúc khởi nghiệp tham chính cho đến năm 1968, trước khi là C vn An ninh Quc gia cho Richard Nixon. Sách có 986 trang với 22 chương được biên tập công phu. Riêng hoạt động của Kissinger tại Việt Nam đã chiếm trọn 5 chương với nhiều chi tiết mới.

Chương 16 The Road to Viet Nam ghi lại các chuẩn bị cho chuyến đi Việt Nam. Chương 17 The Unquite American tường thuật các hoạt động trong lần công tác đầu tiên tại Việt Nam. Chương 18 Dirt Against the Wind trình bày các cuộc thảo luận tại Toà Bạch Ốc sau chuyến đi. Chương 20 Waiting for Hanoi hé lộ các mật đàm với Mai Văn Bộ tại Paris và các tiếp xúc trung gian khác với Hà Nội và Chương 21 1968 mô tả các ảnh hưởng của chiến cuộc Mậu Thân đối với Mỹ.

Dù là một chính khách lão luyện và một học giả uyên thâm, nhưng Kissinger bị công luận kết án là phải đưa ra Toà án Hình s Quốc tế vì ông  là một con ngưi thực dụng, chỉ biết phục vụ cho quyền li của nưc Mỹ, không có đạo đức và gây bao tang tóc cho thế giới mà trong đó có việc kết thúc chiến tranh Vit Nam bng Hip đnh Paris.

Kissinger đã ký gởi các tài liệu chính thức cho Thư viện Quốc hội Hoa kỳ và công chúng đưc quyn sử dụng sau khi ông mất 5 năm. Ngoài ra, ông đã tng các tài liệu cá nhân cho Thư viện Đại học Yale vào năm 2011. Nhờ có độc quyền khai thác tài liệu do Kissinger cung cấp mà Ferguson đã trình bày mới lạ hơn về các hoạt động của Kissinger. Ferguson đã bị kết án khá gay gắt với tác phẩm này, dù sách hé lộ cho độc giả hiểu rõ hơn về bi kịch Việt Nami những cảnh dàn dựng và âm mưu lủng đoạn của Mỹ trong bóng hậu trường.  
 

Dù những vinh quang của phe thắng cuộc và những đoạn trường của phe thua cuộc đã thuộc về quá khứ, nhưng chúng ta là những người trong cuộc cần học tập về các sai lầm trong gọng kềm lịch sử và tỉnh thức là 42 năm qua đã chứng tỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam thất bại vì tạo ra một chính quyền bất tài, tham nhũng, vô đạo đức và vô trách nhiệm.

Hơn bao giờ hết, tổ quốc đang lâm nguy, toàn dân tộc nên can đảm hơn để nhận trách nhiệm đối vi tương lai của đất nươc và đòi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lại sự thật cho lịch sử và quyền phúc quyết cho toàn dân để đất nưc có thkhởi đầu cho một kỷ nguyên mới: Đảng thất bại, nhưng dân tộc Việt Nam không chịu thất bại (ĐKT).



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.