Hôm nay,  

Đọc Kệ Trần Nhân Tông và Thơ Nguyễn Lương Vỵ

23/04/201700:00:00(Xem: 5991)
blank
Bìa sách “Thơ Trần Nhân Tông.”

Từ nhiều năm, qua những buổi gặp nhau nơi các tiệm cà phê vùng Quận Cam, những cuộc nói chuyện với thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng, đạo vị. Có khi nói chuyện về một người bạn chung ở Việt Nam, có khi nói về những bản thảo Vỵ đang suy tính, đang viết, đang in hay sắp in. Tình thân không thuần túy là văn nghệ, vì có khi nói chuyện thơ ít, và nói chuyện đạo lại nhiều. Một trong những điểm chung giữa Nguyễn Lương Vỵ và người viết là cùng một tấm lòng kính ngưỡng Trần Nhân Tông -- một thiền sư, một nhà thơ, và là một nhà vua đã hai lần dẫn binh đẩy lui quân phương Bắc.

Tôi đã nghe Nguyễn Lương Vỵ nói từ nhiều năm nay về ước mơ dịch và viết về Trần Nhân Tông. Tôi đã đọc rải rác một số bài thơ dịch do Vỵ đưa lên một số trang web Phật học và văn nghệ trong khi làm công trình này. Ngôn ngữ của Vỵ chuyển ý của Ngài Trần Nhân Tông có khi rất dị thường.

Thí dụ, Nguyễn Lương Vỵ dịch là:

Câu Có câu Không,
Cây ngã dây héo.
Mấy vị sư ông,
Đầu sưng óc méo.

Từ nguyên bản của Ngài Trần Nhân Tông:

Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não.

Tôi nghĩ, viết như thế và dịch như thế là hợp ý Thiền Tông. Bởi vì, bất cứ những gì qua nghĩ ngợi của bộ não đều cách xa đạo.

Đối với tôi, không có lời nào để nói đủ về Trần Nhân Tông, cho dù tôi đã viết cuốn "Tran Nhan Tong: The King who Founded a Zen School" -- trong đó dịch hầu hết tác phẩm của Ngài sang tiếng Anh. Nhưng để giữ được hồn thơ, để nêu lên sức công phá trong ngôn ngữ Thiền của Ngài Trần Nhân Tông, tôi không tìm được ngôn ngữ như Nguyễn Lương Vỵ.

Nếu chúng ta để ý, Ngài Trần Nhân Tông không khuyên chúng ta hãy ngồi thở, không khuyên chúng ta hãy tập Thiền Chỉ Quán, không dạy Tứ niệm xứ, và không nói bất kỳ một kỹ thuật luyện tâm nào -- Ngài chỉ nói pháp An Tâm.

Ngài Trần Nhân Tông đã để lại những bài thơ, và để lại những lời dạy qua đối thoại hoàn toàn đúng theo ý Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời -- đó là những gì Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh gọi đó là Chánh Pháp (Dhamma) mà chư tăng phải học thuộc, phải tụng hàng ngày trong những năm Đức Phật còn sinh tiền. Đó là khi Đức Phật yêu cầu nhà sư Sona, "Hãy tụng cho ta nghe Chánh Pháp," và nhà sư Sona đã vâng lời, đọc lên Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó (Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, Ven. So?a chanted all sixteen parts of the A??haka Vagga... Kinh Sona Sutta Ud 5.6).

Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, Đức Phật dạy gì? Chỉ là không lập bất kỳ kiến chấp nào, dù Hữu hay Vô, dù Có hay Không. Đó là đường vào đạo, đó là pháp tức khắc xa lìa mọi chấp thủ, là pháp buông tất cả mọi vướng mắc. Trong dòng Tào Động, gọi đây là pháp của "đường chim bay" -- tức là, không có dấu vết nào để dò, và không để dấu vết nào để trần gian nhìn thấy.

Nguyễn Lương Vỵ có ghi lại một đoạn vấn đáp của Trần Nhân Tông trong một buổi giảng kinh tại chùa Sùng Nghiêm, tháng 12 năm Giáp Thìn (1304), khi có một tăng chúng hỏi:

"Hữu cú vô cú / Như đằng ỷ thụ / Như hà?" (Câu Có câu Không, như dây bìm bám cây. Ý là như thế nào?)

Trần Nhân Tông đáp, trích, qua bản dịch Nguyễn Lương Vỵ:

"Câu Có câu Không,
Chẳng Không chẳng Có.
Khắc thuyền mò gươm,
So tranh tìm ngựa.

.

Câu Có câu Không,
Chẳng qua chẳng lại.
Nón tuyết giày bông,
Ôm cây đợi thỏ." (ngưng trích)

Và rồi sau đó, thi sĩ họ Nguyễn dịch mấy câu thơ khác của Thiền sư họ Trần:

"Hết thảy pháp không sinh,
Hết thảy pháp không diệt.
Nếu thấu suốt như vậy,
Chư Phật luôn hiện tiền,
Chốn nào đi đến nữa?"

Có cách nào để vượt qua Có và Không? Có cách nào để thấy hết thảy pháp không sinh, không diệt?

Thưa rằng, có lời dạy như thế. Có dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, và trong rất nhiều kinh khác -- nơi đây, chúng ta sẽ dẫn lại từ Kinh Hoa Nghiêm, và từ bài thơ "Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Neddle" của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) trong luận thư Niddessa của Tạng Pali.

Diệu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong cái hiểu đơn giản, chúng ta nhìn pháp duyên khởi theo chiều dọc, tức là theo chiều thời gian, rằng cái này có, nên cái kia có. Nhưng bất kỳ ai nhìn thấy lý duyên khởi trong toàn cảnh sẽ thấy như người đứng trong ngôi nhà chung quanh đều là gương phản chiếu trùng trùng.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ. Giả sử như chúng ta đang nghe một cô ca sĩ hát, trên sân khấu với trống, đàn, ánh sáng, và vân vân. Giải sử, chúng ta nghe cô hát câu “Tôi yêu tiếng nước tôi…” Chúng ta thấy riêng chữ “tiếng” là hợp âm mang giọng ca sĩ, cùng với tiếng đàn, tiếng trống. Tức là duyên khởi. Và trong tiếng đàn đệm đó cũng là từ nhiều duyên khởi: từ anh nhạc sĩ luyện đàn nhiều thập niên, là tiếng gỗ rừng thông, tiếng ván thông mang theo tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng thợ mộc làm đàn. Rồi tiếng trống, tương tự… Tất cả cùng duyên khởi, theo một mô thức có thể mượn từ Khoa Khí Tượng Vật Lý: một tiếng vỗ cánh của con bươm bướm có thể sẽ dấy lên trận bão bên kia bờ đại dương.

Như thế, chúng ta thấy cả thế giới trùng trùng duyên khởi trước mắt. Chúng ta hễ mở lời, là tất cả các pháp trở thành quá khứ, vì hiện tại liên tục chảy xiết, không ngừng. Khi ngồi nghe và thấy cả pháp giới trùng trùng như thế, không có suy nghĩ hay nói gì được. Vì hễ nghĩ ngợi, là mất “cái hiện tiền” tức khắc, là tất cả chỉ còn là chạy theo cái vừa trôi qua.

Thấy cái khoảnh khắc trùng trùng duyên khởi đó là thấy Niết bàn tịch diệt, cho dù bên tai khoảnh khắc đó vẫn là tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng cưa gỗ rừng, tiếng thợ mộc mài gỗ, căng dây đàn… Tất cả nghĩ ngợi của ý thức trong khoảnh khắc đó sẽ im bặt.

Làm sao nói được là Có hay Không? Thấy Pháp Duyên Khởi qua Kinh Hoa Nghiêm, là ngôn ngữ sẽ im bặt, sẽ không còn chấp kiến gì nữa, nói gì là tham sân si hiện ra nổi trong không gian đó.

Tương tự, bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso” của Ngài Sariputta nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này y hệt như điểm chạm đáy của hạt đậu nhỏ để trên đầu mũi kim. Nghĩa là, ý thức của chúng ta về cái hiện-tiền, về cái đang-là chỉ là chút xíu cực vi như hạt đậu chạm trên đầu mũi kim. Thời gian chảy xiết qua. Tất cả các pháp trong tâm, trong cảm thọ, và chung quanh ta đều là những khoảnh khắc cực vi trên đầu mũi kim, nơi đó không ai níu giữ được cái đang-là.

Hễ nghĩ tới cái gọi là hiện tại, tức thì niệm đó đã trở thành một pháp của quá khứ. Đó là chỗ các Thiền sư ưa nói: hễ mở miệng, là trễ rồi. Nơi đó, không còn thời gian nữa, và cũng không còn không gian nữa.

Vì bất kỳ ai thấy được cái kinh nghiệm thời gian chảy xiết như thế (như qua bài thơ của Ngài Sariputta), và bất kỳ ai thấy được cái không gian trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm là tức khắc tâm sẽ lặng lẽ, sẽ không thấy còn niệm Có hay niệm Không, sẽ không thấy cón niệm Sanh hay niệm Diệt… Chỉ có thể nói rằng, các pháp Như Thế là Như Thế. Đức Phật đã dạy như thế, rằng hãy để các pháp như thế là như thế, hãy thấy chỉ là cái được thấy, hãy nghe chỉ là cái được nghe…

Ngài Trần Nhân Tông đã nói rằng vướng vào Có với Không đều như vướng vào dây leo buộc người. Khi thấy các pháp bất sanh, các pháp bất diệt là xong, chẳng còn bận tâm.

Nguyễn Lương Vỵ đã để cho Kinh Phật và lời thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy (như hai câu: Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo…) nhưng cũng thơ của họ Nguyễn lại rất mực nhẹ nhàng bay bổng (như bốn câu: một hơi thở một đời thế thôi, gió cuốn đi thực mộng quên rồi, chùa làng lưu lại câu tâm bút, thơ bay đi theo mây rong chơi…).

Khi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành những cánh chim bay rời trang giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm. Trân trọng chúc mừng.

GHI CHÚ: Bài này được dùng làm Lời Bạt cho tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông” – do thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch và bình thơ, đang phát hành qua Amazon.com (tìm bằng cách gõ nhóm chữ “Vy Luong Nguyen” không cần dấu tiếng Việt).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.