Hôm nay,  

Nguyễn Ngọc Linh Và Di Sản Truyền Thông VNCH

15/04/201700:00:00(Xem: 6485)

Nguyễn Mạnh Tiến
(Cựu Phóng viên Hệ thống Truyền thanh Quốc gia và RFA)

Tin buồn về sự ra đi của GS Nguyễn Ngọc Linh, một nhà truyền thông kỳ cựu, được truyền tải nhanh chóng trên TV, Radio và báo chí hải ngoại.

Trưa thứ hai 10/04/2017, nữ phóng viên Khánh An, Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) liên lạc điện thoại với chúng tôi để tìm hiểu về sự nghiệp trước đây của GS Nguyễn Ngọc Linh, đặc biệt về điều cô gọi là “tính cách” Nguyễn Ngọc Linh và những gì ông đóng góp cho ngành truyền thông báo chí VNCH.

Người nữ phóng viên thuộc thế hệ ra đời sau 1975, hẳn là cũng đã tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của GS Nguyễn Ngọc Linh trên Internet. Tuy vậy, cô trình bày là muốn trực tiếp nói chuyện với một người từng được GS Nguyễn Ngọc Linh đào tạo và làm việc dưới quyền ông…song song với những thông tin đã có.

Khánh An hỏi tôi rất nhiều về việc “các chú, các bác” được huấn luyện nghiệp vụ ra sao ở cái thời mà radio còn xài băng thu âm và “edit” âm thanh cắt dán thủ công đầy khó khăn… cũng như “ các chú, các bác” đánh giá thế nào về những đóng góp của GS Nguyễn Ngọc Linh cho lĩnh vực báo chí truyền thông thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Khánh An đặt ra nhiều câu hỏi và chúng tôi cũng nói khá nhiều về thuở mới chập chững vào nghề cách nay đã nửa thế kỷ. Tôi muốn nói nhiều để người đồng nghiệp trẻ tuổi có thể nắm bắt thực tế, khi phải quay ngược vòng lịch sử.

Cuộc trao đổi có lẽ kéo dài hơn 30 phút giữa một nhà báo già đã về hưu và một phóng viên trẻ của thế hệ đa truyền thông. Người hỏi và người trả lời, từng có thời gian làm việc chung ở RFA, thừa biết là sẽ rất khó và cần cả tài năng lẫn kinh nghiệm để bóc tách ra đúng cái sự kiện có giá trị và cần thiết để “quote”.

Xem bài của Khánh An VOA, tôi tin rằng thầy tôi GS Nguyễn Ngọc Linh sẽ nở nụ cười hiền hậu, vì khi xưa ông luôn đặt niềm tin vào giới trẻ và không ngần ngại giao việc cho họ. Chúng tôi nói như thế vì Khánh An đã trình bày chính xác và xúc tích những gì mà chúng tôi kể lại về nhà truyền thông Nguyễn Ngọc Linh.

Xin dẫn một phần bài viết của Khánh An VOA sau khi phỏng vấn chúng tôi. Tôi nghĩ rằng đây là cách mô tả thầy chúng tôi GS Nguyễn Ngọc Linh một cách trung thực nhất:

“…Nói về người thầy, cấp trên và ân nhân của mình, nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, cựu phóng viên của Đài Phát Thanh Saigon và Đài Á Châu Tự Do, cho rằng “ông Linh là một nhà cách mạng của truyền thông Việt Nam, khi đưa ra một hệ thống truyền thông bài bản từ công việc tuyển dụng, đào tạo cho đến cách đưa tin bài”.

“ Vào thời đó, phải nói là rất mới. Ngay sự phân biệt giữa phát thanh và báo chí, tức là văn nói và văn viết, thời ấy cũng chưa có sự chú trọng. Đến ông Linh thì có sự phân biệt rõ ràng và đào tạo hẳn một ngành như thế. Về sau này, các tổng giám đốc (Đài phát thanh Saigon) cũng theo con đường đó mà đào tạo thêm người. Ông ấy là người đặt viên gạch đầu tiên, là người tiên phong.”

Điều ấn tượng nhất khi nghĩ về cố GS Nguyễn Ngọc Linh, đây cũng là một câu hỏi của Khánh An VOA mà chúng tôi đã trả lời không do dự, tôi cho rằng các Tổng giám đốc Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, sau thời Nguyễn Ngọc Linh, đã được thừa hưởng một hệ thống tổ chức hợp lý và hiệu quả. Nhưng điều quan trọng hơn, GS Nguyễn Ngọc Linh đã để lại một di sản vô giá cho ngành truyền thông VNCH, đó là con người với tri thức truyền thông tạm gọi là nguồn vốn con người.

Các khoá huấn luyện mà GS Nguyễn Ngọc Linh thực hiện ở Đài Phát Thanh hay ở Việt Tấn Xã không chỉ để cung cấp nhân lực cho các tổ chức truyền thông này. Nhiều học viên tốt nghiệp đã tìm được chỗ đứng trong làng báo và thành danh, điển hình như Lê Thiệp, một ký giả nổi tiếng của nhật báo Chính Luận. Ngoài ra một số học viên của GS Nguyễn Ngọc Linh còn được các hãng thông tấn ngoại quốc tuyển dụng làm việc cho các văn phòng địa phương.

Bên cạnh hoạt động ở Đài Phát Thanh và Việt Tấn Xã, GS Nguyễn Ngọc Linh từng giảng dạy ở Khoa Chính Trị Kinh Doanh Viện Đại Học Đà Lạt. Nhiều khoá đã ra trường và các tân khoa cử nhân đã trở thành những chuyên viên đắc lực trong guồng máy chính trị VNCH. Không ít người đã giữ chức vụ Giám đốc báo chí cho các bộ, cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp.

Được biết những năm sau cùng của VNCH, GS Nguyễn Ngọc Linh còn tham gia thành lập Viện Đại học Cửu Long mà nơi đó cũng có khoa báo chí.

Cách đây khoảng 7 năm, trong dịp GS Nguyễn Ngọc Linh đại thọ 80 tuổi, một số nhà báo từng thụ huấn ông, đã viết bài vinh danh ông và kể lại nhiều giai thoại. Dịp đó chúng tôi cũng có bài với tựa “ Người đưa tôi vào thế giới phong phú của nghề phát thanh”.

Như tôi đã viết, đối với tôi GS Nguyễn Ngọc Linh là một người thầy, cấp chỉ huy tài giỏi và bản lĩnh, người mà tôi xem là ân nhân. Khoảng gần một tháng trước khi ông mất, ngày 4/3/2017 trong một bữa tiệc thân mật tại nhà ông bà Trương Quốc Sủng-Mai Ngân ở Maryland, chúng tôi được may mắn ngồi cạnh GS Nguyễn Ngọc Linh và phu nhân.

Khi chiếc bánh Happy Retirement bất ngờ được đem ra đặt trước chúng tôi, mừng tôi về hưu sau 16 năm làm việc ở RFA, vợ chồng chúng tôi tôi đã hết sức xúc động vì sự ân cần của các bậc huynh trưởng và cảm nhận một ý nghĩa đặc biệt hơn nữa. Tôi đến với truyền thông qua thầy Nguyễn Ngọc Linh, nay đến ngày giã từ nghiệp truyền thông cũng chính thầy Nguyễn Ngọc Linh là người chứng kiến.

Vĩnh biệt thầy,

Nguyễn Mạnh Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vụ Trung quốc cưỡng chiếm Trường Sa bằng nghị quyết sát nhập rơi vào quên lãng. Và chính quyền Việt Nam đã không có một hành động nào về mặt quốc tế
Chúng tôi cho rằng Trung quốc là một nước lớn, có vai trò quan trọng trên thế giới. Trung quốc mạnh lên, Trung quốc phát triển là có lợi cho sự lớn mạnh
Thấm thoát vậy mà đã trên 30 năm chúng ta xa quê hương. Thế hệ của các bậc phụ huynh nay đã luống tuổi, sẽ phải từ từ nhường lại cho các thế hệ con cháu
Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và Nhà nước cách nay gần một năm, nhưng xem ra
Những người giao hàng định kỳ đó, trông thì có vẻ siêng năng, đều đặn, nhưng thế nào chả có lúc trái gió, trở trời hay có việc gia đình bất thường mà người đó
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động
Cuối tuần này, ngày 22 Tháng 3, 2008, nhiều cộng đồng VN trên thế giới sẽ trang trọng làm lễ tưởng niệm Nhị vị Trưng Vương, hai bậc nữ lưu anh hùng dân tộc
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp
Khi sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa làm mối quan hệ VN-Trung Quốc rạn nứt ít nhiều và nhất là ngưới dân VN, dân trí thức nhìn về ông anh phương Bắc
Hôm Chủ Nhật 16, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ dàn xếp việc cấp cứu Ngân hàng đầu tư Bear Sterns. Biện pháp đặc biệt ấy được dư luận khắp nơi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.