Hôm nay,  

2 Tập Truyện Ngắn Phan Tấn Hải Xuất Bản, Gây Quỹ Cho Giải PG

09/04/201700:00:00(Xem: 6120)

WESTMINSTER (VB) -- Hội bất vụ lợi Ananda Việt Foundation vừa xuất bản hai tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Phan Tấn Hải.

Tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai” in năm nay là lần thứ nhất tái bản. Lần đầu in cuốn này là do nhà xuất bản Nhân Văn ấn hành từ hơn ba thập niên trước.

Trong khi đó, tập truyện “Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh” là tuyển tập nhiều truyện ngắn các năm gần đây của Phan Tấn Hải, phần lớn là các truyện ông viết trên các giai phẩm Xuân Việt Báo.

Nhà văn Phan Tấn Hải sinh năm 1952 tại Sài Gòn. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Nha Trang, hiện nay định cư tại quận Cam (USA).

Ông sáng tác đa dạng: Làm thơ, viết truyện, dịch thuật, nghiên cứu Phật học.... nhưng đang sống bằng nghề báo.

Với hai bút danh Phan Tấn Hải và Nguyên Giác, ông là tác giả, dịch giả một số sách về văn học và Phật Giáo: Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ, Thiền Tập, Ba Thiền Sư, Chú Giải Về Phowa, Lời Dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn, Cậu Bé Và Hoa Mai, Ở Một Nơi Gọi Là Việt Nam…, Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1291), Tran Nhan Tong The King Who Founded A Zen School…

blank
Bìa của 2 tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải.

Trong lần tái bản tập truyện “Cậu Bé Và Hoa Mai” năm nay, tác giả có lời trình bày như sau:

“Lời Thưa

Tập truyện Cậu Bé Và Hoa Mai in lần đầu vào năm 1986, do tạp chí Nhân Văn xuất bản.

Thời đó, chưa có máy điện toán, chưa có điện thư. Lúc đó, từ Virginia, tác giả viết truyện trên giấy và gửi qua bưu điện về tòa soạn Nhân Văn ở San Jose, trung bình mỗi tháng một truyện. Rồi tới một hôm, nhà văn Tưởng Năng Tiến thông báo rằng Nhân Văn sẽ in tập truyện cho Phan Tấn Hải, và nhờ họa sĩ Ngọc Dũng vẽ bìa. Đó là duyên cớ tập truyện hình thành. Và cũng là những ngày thơ mộng.

Bây giờ cũng đã qua hơn 30 năm. Sách tuyệt bản từ lâu. Tác giả dọn nhà cả chục lần, từ Virginia về Quận Cam, Calif. cư ngụ. May tìm được một bản, mới nhờ đánh máy lại, nhưng vẫn để trong máy cả nhiều năm nay. Thế giới đã và đang chuyển biến vô cùng tận. Gần đây, được bạn văn nhắc nhở, khuyên nên tái bản, đưa lên Amazon. Trong lần tái bản này, một số hiệu đính được thực hiện. Ngồi viết từ một thời tóc còn xanh: truyện đầu tiên viết khi tác giả còn trong trại tỵ nạn ở đảo Galang, Indonesia. Đó là một thời, khởi đầu những ngày tác giả hướng về quê nhà để viết; và cũng từ đó, cuộc đời gắn liền với giấy mực. Tập truyện này mang rất nhiều kỷ niệm.

Bên trời ngồi viết

tóc rối như mây

quê nhà mờ mịt

chữ lạnh đôi tay.

Phan Tấn Hải, 2017” (hết trích)

Nhà văn Phan Tấn Hải cho biết, ông hiến tặng bản quyền 2 tập truyện cho hội Ananda Việt Foundation để gây quỹ cho Giải thưởng văn học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật.

Trong bản văn Thông báo giải thưởng văn học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật, giải này được trình bày trích như sau:

“Hội Phật Học Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, và Ananda Việt Foundation đồng tổ chức cuộc thi viết về đạo Phật.

1. Mục đích


Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự dochọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.

2. Đối tượng dự thi

Các bài viết chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các luận văn tốt nghiệp đại học và học viện chuyên môn không thuộc đối tượng của cuộc thi. Không giới hạn số lượng bài viết của một tác giả và không giới hạn tuổi cũng như thành phần tham dự.

3. Giải thưởng

Hội đồng giám khảo sẽ lựa chọn và quyết định trao giải cho tối đa 08 người có sáng tác xuất sắc nhất. Giải thưởng sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 7.000 USD, được phân bổ thành 8 giải như sau: một giải nhất $3000, một giải nhì $2.000, một giải ba $1.000, và năm giải khuyến khích, mỗi giải $200...”(ngưng trích)

Chi tiêt vê giải thưởng xin đọc ở:

http://anandavietfoundation.org/

Độc giả cũng có thể tìm hiểu về giải này qua mạng:

https://thuvienhoasen.org/ (sẽ thấy huy hiệu bên phải của "Ananda Viet Foundations”).

Nhà thơ Du Tử Lê đã nhận định về Phan Tấn Hải qua bài “Con đường mây trắng / Phan Tấn Hải?” năm 2015, trích:

“Tóm lại, dùng chỉ danh nào cho Phan Tấn Hải, cũng đều rất đúng. Không sai. Riêng tôi vẫn muốn dùng hai chữ “nhà thơ”, ngắn, gọn để chỉ danh ông. Vì, dù ở cương vị nào, dịch giả hay họa sĩ, thì tính chất thi ca nơi họ Phan vẫn tỏa, thấm trên từng luống chữ nghĩa hoặc đường nét. Với tôi, nó là căn để, là nguyên gốc của một con người đa năng, đa tài này.

...Tôi có cảm tưởng, khi làm thơ, dịch thơ, vẽ tranh hay bất cứ một công việc nào khác, liên quan tới văn học, nghệ thuật, ông đều muốn tận hiến sở năng, sở kiến của mình, như một cách đền đáp ơn đời, ơn người, trong tinh thần thí-pháp-ba-la-mật.

Cũng khởi từ tinh thần thí pháp vừa kể, họ Phan tuồng không muốn nhiều người biết đến mình. Cụ thể, tôi từng được đọc nhiều bài viết của ông về hội họa, mà ông không ký tên mình. Ông cũng chẳng cho những bài viết đó của ông một bút hiệu, dù ông cũng có bút hiệu. Thí dụ Nguyên Giác hay thản hoặc Nguyễn Thường Tâm, khi viết về Phật học…

Đặc tính này, khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh của những “hành giả cô đơn”. Chỉ với duy nhất, chiếc bóng của mình, họ đi tiếp những dặm trường nhân thế. Đó là những “Con đường mây trắng” (?) Và, Phan Tấn Hải, ở giai đoạn này là, một thứ “con đường mây trắng” (?)...”(hết trích)

Độc giả có thể tìm mua hai tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải để ủng hộ cho giải văn học Ananda Việt Awards bằng cách vào:

https://www.amazon.com/

và gõ chữ “phan tan hai”...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.