Hôm nay,  

Khoảng Trống Không Thể Lấp Đầy

4/5/201700:00:00(View: 7084)
Buổi sáng, vừa thức giấc, nhìn quanh phòng, chợt thấy một khoảng trống lạ lùng trước mặt, khoảng trống đã từng hiện lên trong đầu cách đây hơn hai thập niên, khi mẹ tôi mất. Hôm nay, nhìn sang phòng bên cạnh, nơi nhạc mẫu tôi vẫn nằm, tôi lại thấy hiện lên trong trí não một khoảng trống lạnh lùng, môt khoảng trống không thể lấp đầy, vì nhạc mẫu tôi mới ra đi hôm qua. Từ mấy chục năm rồi, bà vẫn sống chung với chúng tôi, với trách nhiệm của một người mẹ, lo từng bữa ăn cho con cháu, nấu cơm cho cả gia đình ăn, rồi dọn dẹp, rửa bát, cất từng cái chén, cái đĩa vào trong tủ. Bà không chỉ lo cho vợ chồng tôi, mà tất cả những đứa cháu nội, ngoại đều qua tay bà, không sót một đứa nào. Hoàn cảnh đặc biệt của những năm sau Tháng Tư Đen, con trai, con rể đều đi tù, thì những đứa cháu nội, ngoại đều đến bà để chăm sóc, tắm rửa, cho ăn, cho mặc. Sau khi con trai, con rể được trả tự do, bà vẫn tiếp tục thầm lặng làm nhiệm vụ của người Mẹ, qua hết không gian này đến không gian khác, bà vẫn bên chúng tôi, lui cui dọn dẹp, làm vườn, nhổ cỏ dại, trồng hoa, nấu ăn, quét dọn nhà cửa. Cháu ngoại của bà đã lập gia đình còn ở chung nhà, bà vẫn lo soạn thùng đồ ăn cho chúng mang đi làm hàng ngày. Khi chúng đi làm về, bà giằng lấy thùng đồ ăn và những chén, bát dơ để đi rửa cho mãi đến tháng vừa rồi, bà đột nhiên trở bệnh, không thể đi lại được, bà mới chịu khoanh tay, không lo cơm nước cho cả nhà nữa.

Rồi hôm qua, bà ra đi thanh thản bên cạnh mấy chục đứa vừa con ruột, con rể, con dâu, cháu nội, ngoại, và chắt. Một điều lạ lùng là khi bà ngưng hơi thở, thì miệng bà há ra, các con cố xoa bắp thịt miệng cho bà để khép miệng bà lại, nhưng không thể được. Các con, cháu đành đứng cạnh bà, lần lượt thay phiên nhau, tâm sự với bà lần cuối. Tất cả cúi xuống hôn bà, có đứa hôn trán, có đứa hôn tay, có đứa hôn chân bà rồi kể lể nỗi niềm thương nhớ bà không thể nào nguôi. Bất ngờ, sau khi tất cả con cháu đã nói lời chia tay với bà, đột nhiên miệng bà khép lại và miệng bà như thoảng một nụ cười, một nụ cười mãn nguyện. Có lẽ những lời chia xẻ chân tình đầy thương nhớ của đám con cháu đã tác động đến hương linh người quá vãng lúc đó vẫn còn lưu luyến quanh chỗ nằm nhiều năm của bà, nên bà đã mìm cười…


Khoảng 5 giờ chiều, sau khi người y tá vẫn túc trực bên bà, báo cho nhà quàn biết, một chiếc xe hòm nhỏ đã đến với hai phụ nữ lo tẩm liệm. Với những động tác thành thạo, hai người phụ nữ đã cuốn chặt bà vào trong một miếng vải liệm trắng rồi bế lên xe đẩy, từ chiếc xe đẩy, bà được đưa về nhà quàn, để chuẩn bị cho việc thăm viếng trong vài ngày nữa. Và từ lúc này, bà đã hoàn toàn khuất khỏi căn nhà tôi, không bao giờ còn hiện diện nữa. Từ nay, một bóng người nhỏ bé từng đi tới đi lui, dọn dẹp hay nấu nướng trong bếp, hoặc đội cái nón lá ngồi ngoài vườn sau, vườn trước nhặt cỏ dại, trồng hoa sẽ không bao giờ còn thấy nữa. Bà ra đi, để lại phía sau một khoảng trống không thể lấp đầy, tuy chỉ là một khoảng trống nhỏ bé vừa với thân thể bà, nhưng cũng là một khoảng trống vĩnh viễn, cho dù sẽ có những khối lượng con người đi tới đi lui, chùm lên không gian này, nhưng trong tâm tưởng của người còn lại, vẫn thấy một khoảng không gian cô quạnh, lạnh lẽo, bàng hoàng di chuyển đâu đó trong căn nhà. Người ở lại, nếu muốn tạm thời lấp đầy khoảng trống đó, thì chỉ còn cách là “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng. Xếp tàn y lại để dành hơi.” như những người yêu nhau, những cặp vợ chồng, những cha những mẹ, những anh những em, những con những cháu, môt lúc nào có một người xa biệt vĩnh viễn… thì không có phương pháp nào hơn là lục lại “album”, hoặc đứng trước những bức hình người quá cố mà nghẹn ngào, và nhớ lại những kỷ niệm xưa khi còn vui vẻ, hạnh phúc, để quên đi một khoảng trống trong tim, rồi cố giả vờ không nhớ nữa để tiếp tục sinh hoạt hàng ngày, như không có chuyện gì xẩy ra. Như thế, niềm đau bất lực vì không thể lấp đầy khoảng trống kia, sẽ mãi mãi nhỏ máu trong tim, trừ một điều, với những ai có lòng tin vào kiếp sau, đời sau, tin vào Chúa, vào Phật, vào Thiên Đường bất tử, vào cõi Niết Bàn, thì sẽ hy vọng mong manh là có ngày xum họp lại. Nhưng, có mấy ai thật tình có lòng tin mãnh liệt như thế đâu? Cho nên, dù trong kinh kệ, con người vẫn thấy một khoảng trống không thể lấp đầy…

Chu Tất Tiến

Ngày 2 tháng 4, 2017

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.