Hôm nay,  

Khoảng Trống Không Thể Lấp Đầy

05/04/201700:00:00(Xem: 7326)
Buổi sáng, vừa thức giấc, nhìn quanh phòng, chợt thấy một khoảng trống lạ lùng trước mặt, khoảng trống đã từng hiện lên trong đầu cách đây hơn hai thập niên, khi mẹ tôi mất. Hôm nay, nhìn sang phòng bên cạnh, nơi nhạc mẫu tôi vẫn nằm, tôi lại thấy hiện lên trong trí não một khoảng trống lạnh lùng, môt khoảng trống không thể lấp đầy, vì nhạc mẫu tôi mới ra đi hôm qua. Từ mấy chục năm rồi, bà vẫn sống chung với chúng tôi, với trách nhiệm của một người mẹ, lo từng bữa ăn cho con cháu, nấu cơm cho cả gia đình ăn, rồi dọn dẹp, rửa bát, cất từng cái chén, cái đĩa vào trong tủ. Bà không chỉ lo cho vợ chồng tôi, mà tất cả những đứa cháu nội, ngoại đều qua tay bà, không sót một đứa nào. Hoàn cảnh đặc biệt của những năm sau Tháng Tư Đen, con trai, con rể đều đi tù, thì những đứa cháu nội, ngoại đều đến bà để chăm sóc, tắm rửa, cho ăn, cho mặc. Sau khi con trai, con rể được trả tự do, bà vẫn tiếp tục thầm lặng làm nhiệm vụ của người Mẹ, qua hết không gian này đến không gian khác, bà vẫn bên chúng tôi, lui cui dọn dẹp, làm vườn, nhổ cỏ dại, trồng hoa, nấu ăn, quét dọn nhà cửa. Cháu ngoại của bà đã lập gia đình còn ở chung nhà, bà vẫn lo soạn thùng đồ ăn cho chúng mang đi làm hàng ngày. Khi chúng đi làm về, bà giằng lấy thùng đồ ăn và những chén, bát dơ để đi rửa cho mãi đến tháng vừa rồi, bà đột nhiên trở bệnh, không thể đi lại được, bà mới chịu khoanh tay, không lo cơm nước cho cả nhà nữa.

Rồi hôm qua, bà ra đi thanh thản bên cạnh mấy chục đứa vừa con ruột, con rể, con dâu, cháu nội, ngoại, và chắt. Một điều lạ lùng là khi bà ngưng hơi thở, thì miệng bà há ra, các con cố xoa bắp thịt miệng cho bà để khép miệng bà lại, nhưng không thể được. Các con, cháu đành đứng cạnh bà, lần lượt thay phiên nhau, tâm sự với bà lần cuối. Tất cả cúi xuống hôn bà, có đứa hôn trán, có đứa hôn tay, có đứa hôn chân bà rồi kể lể nỗi niềm thương nhớ bà không thể nào nguôi. Bất ngờ, sau khi tất cả con cháu đã nói lời chia tay với bà, đột nhiên miệng bà khép lại và miệng bà như thoảng một nụ cười, một nụ cười mãn nguyện. Có lẽ những lời chia xẻ chân tình đầy thương nhớ của đám con cháu đã tác động đến hương linh người quá vãng lúc đó vẫn còn lưu luyến quanh chỗ nằm nhiều năm của bà, nên bà đã mìm cười…


Khoảng 5 giờ chiều, sau khi người y tá vẫn túc trực bên bà, báo cho nhà quàn biết, một chiếc xe hòm nhỏ đã đến với hai phụ nữ lo tẩm liệm. Với những động tác thành thạo, hai người phụ nữ đã cuốn chặt bà vào trong một miếng vải liệm trắng rồi bế lên xe đẩy, từ chiếc xe đẩy, bà được đưa về nhà quàn, để chuẩn bị cho việc thăm viếng trong vài ngày nữa. Và từ lúc này, bà đã hoàn toàn khuất khỏi căn nhà tôi, không bao giờ còn hiện diện nữa. Từ nay, một bóng người nhỏ bé từng đi tới đi lui, dọn dẹp hay nấu nướng trong bếp, hoặc đội cái nón lá ngồi ngoài vườn sau, vườn trước nhặt cỏ dại, trồng hoa sẽ không bao giờ còn thấy nữa. Bà ra đi, để lại phía sau một khoảng trống không thể lấp đầy, tuy chỉ là một khoảng trống nhỏ bé vừa với thân thể bà, nhưng cũng là một khoảng trống vĩnh viễn, cho dù sẽ có những khối lượng con người đi tới đi lui, chùm lên không gian này, nhưng trong tâm tưởng của người còn lại, vẫn thấy một khoảng không gian cô quạnh, lạnh lẽo, bàng hoàng di chuyển đâu đó trong căn nhà. Người ở lại, nếu muốn tạm thời lấp đầy khoảng trống đó, thì chỉ còn cách là “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng. Xếp tàn y lại để dành hơi.” như những người yêu nhau, những cặp vợ chồng, những cha những mẹ, những anh những em, những con những cháu, môt lúc nào có một người xa biệt vĩnh viễn… thì không có phương pháp nào hơn là lục lại “album”, hoặc đứng trước những bức hình người quá cố mà nghẹn ngào, và nhớ lại những kỷ niệm xưa khi còn vui vẻ, hạnh phúc, để quên đi một khoảng trống trong tim, rồi cố giả vờ không nhớ nữa để tiếp tục sinh hoạt hàng ngày, như không có chuyện gì xẩy ra. Như thế, niềm đau bất lực vì không thể lấp đầy khoảng trống kia, sẽ mãi mãi nhỏ máu trong tim, trừ một điều, với những ai có lòng tin vào kiếp sau, đời sau, tin vào Chúa, vào Phật, vào Thiên Đường bất tử, vào cõi Niết Bàn, thì sẽ hy vọng mong manh là có ngày xum họp lại. Nhưng, có mấy ai thật tình có lòng tin mãnh liệt như thế đâu? Cho nên, dù trong kinh kệ, con người vẫn thấy một khoảng trống không thể lấp đầy…

Chu Tất Tiến

Ngày 2 tháng 4, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này đã mang đến một sự thay đổi đầy ngạc nhiên trong cuộc tranh luận về dịch Covid. Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp ra lệnh cho giới tình báo Hoa Kỳ tái xét cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Lệnh xảy ra sau khi Avril Haines, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, thừa nhận là chúng ta không kết luận được căn bệnh khởi phát như thế nào.
Một số người cho rằng việc điều tra hình sự tổ chức Trump Organization là một vụ án chính trị hay để trả thù thì có thể biết thêm rằng, thủ tục tố tụng hay Đại Bồi Thẩm Đoàn theo hiến định nói riêng là nhằm để bảo vệ cho người dân được đối xử công bằng, không bị tấn công vì mục đích riêng tư hay chính trị. Vì trong quá trình điều tra và xem xét hồ sơ do các công tố viên cung cấp, Đại BTĐ cũng có thể đưa ra quyết định là không đủ bằng chứng thuyết phục để truy tố.
Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.
Tháng 6 năm 1983 tôi rời Hoa Kỳ lên đường qua Togo dạy học. Sau ba tháng huấn luyện tại chỗ, tôi và các bạn được chính thức tuyên thệ trở thành Tình nguyện viên Peace Corps, trước khi về nơi công tác nhận nhiệm sở. Trong nhóm 20 giáo viên toán lý hoá và sư phạm, có bạn lên tận vùng Dapaong, sát biên giới phía bắc Togo với Upper Volta (bây giờ là Burkina Faso), có bạn về Tsévie cách thủ đô chừng 30 cây số. Hai bạn thân là giảng viên sư phạm Anh ngữ làm việc ngay tại thủ đô Lomé.
Trong hai tháng qua, những vụ dùng súng giết người ở trong gia đình, kể cả ở trường học đã liên tiếp xảy ra. Người ta sau đó cầu nguyện rồi lại cầu nguyện và không có một biện pháp nào để cứu chữa. Những thảm họa về súng đạn, dù kinh hoàng cách mấy rồi cũng chìm đắm vào dòng thác lũ của những biến cố về chính trị
Tôi yêu biển. Tôi yêu biển từ bao giờ tôi cũng không nhớ, có lẽ từ lâu lắm, từ khi tôi còn bé. Trường tiểu học của chúng tôi thường tổ chức cho học trò đi cắm trại ở biển Vũng Tàu, có lẽ tôi yêu biển từ lúc đó. Khi vượt biên, sóng gió hãi hùng, nước biển gần tràn vào thuyền, những người trẻ thay nhau tát nước, thuyền nghiêng nghiêng gần chìm, nhưng tôi không nhớ biển đáng sợ khi đó bằng tình yêu muôn đời của tôi đối với biển. Tôi yêu màu xanh của biển và tôi yêu những đàn chim trắng bay bay trên biển.
Rất nhanh, tiếng còi trận chung kết giải đá banh của các câu lạc bộ chuyên nghiệp ở Châu Âu vừa kết thúc, 5 phút sau, Yahoo đã cho pháo bông màu xanh dương (cùng màu với đồng phục của đội vô địch Chelsea) lên trang thể thao chào mừng thắng lợi của Chelsea. Đây là lần thứ hai Chelsea (full name là Chelsea Football Club, vẫn được viết tắt là CFC) có cúp vàng của giải vô địch các câu lạc bộ chuyên nghiệp đá banh của Châu Âu. Lần vô địch giải UEFA Champions League đầu tiên của Chelsea vào năm 2012.
Phong trào xuống đường ở Myanamar chuyển qua “bất tuân dân sự”. Công nhân thợ thuyền, công tư chức, y tá bác sĩ cùng nhau đình công, chợ búa, trường học, bệnh viện, ngân hàng đều một loạt đóng cửa, mọi sinh hoạt đều bị ngưng lại hoàn toàn bị tê liệt. Dân chúng đông đảo tham gia vào phong trào “bất tuân dân sự” mặc dù biết rằng sẽ mất đi nguồn tài chánh vốn đã ít ỏi mang lại cơm áo cho họ và gia đình họ. Kinh tế Myanmar đang lao xuống dốc hay đúng hơn Myanmar đang đứng trước một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ. Hậu quả là dân Myanmar đã nghèo lại càng nghèo hơn và số người không đủ cơm ăn sẽ tăng lên nhiều hơn. Sự bắn giết bừa bãi của quân đội đã đẩy những người người biểu tình ôn hòa thành những người chống đối bằng vũ lực. Một cuộc nội chiến sẽ khó tránh khỏi điều mà bà Suu Kyi mong muốn không bao giờ xảy ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã góp lời. Qua Thông Điệp nhân Ngày Trái Đất Ngài đã viết: Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đã gây ra sự tổn hại không chỉ cho môi trường tự nhiên của chúng ta, mà còn cho cả xã hội loài người của chúng ta nữa (...). Nhân Ngày Trái Đất này, tất cả chúng ta hãy cam kết thực hiện phần việc của mình để giúp tạo ra sự khác biệt tích cực cho môi trường của ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta – trái đất xinh đẹp này. (Trích theo https://vn.dalailama.com/news)
Bởi vì, sau hơn 60 năm có chủ trương “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” từ thập niên 60 của ông Hồ Chí Minh được cổ võ, thực hiện và học tập ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), và từ sau 1975 trên cả nước, nhằm tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, nhiều lãnh đạo CSVN dù đã vất vả “qúa độ” trăm chiều mà vẫn chưa biết “ngưỡng cửa Thiên đàng của Xã hội Chủ nghĩa” ở đâu. Bằng chứng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận với cử tri Hà Nội ngày 23/10/2013. Ông nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (theo báo Thanh Niên, ngày 24/10/2013)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.