Hôm nay,  

Hoa Tương Tư Trong Văn Chương Hồng Thủy

03/04/201700:07:00(Xem: 6724)
HOA TƯƠNG TƯ TRONG VĂN CHƯƠNG HỒNG THỦY
 
Phạm Trần



Tác phẩm Hoa Tương Tư, một  tập hợp những mẩu chuyện về cuộc đời, những suy tư và kỷ niệm của Nhà văn Hồng Thủy ra đời cuối tháng Ba (2017) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn là một khúc quanh Tùy bút chưa hết vương vấn tuổi học trò của một Tác giả đã xa thời tuổi hoa.

blank

 
Ở tuổi tóc đã ngả mầu sương gió, nhưng Bà vẫn thơ ngây, vẫn tinh nghịch và hồn nhiên nhìn vào sự vật, con người và không gian như khi còn ngồi trên ghế trường Trưng Vương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.

Hình ảnh của những hàng phượng vĩ đỏ ngày ấy ở Hà Nội và Sài Gòn, với những chùm me làm chảy nước miếng và tiếng ve rút ruột lòng người vào mỗi trưa hè trong văn Hồng Thủy đã làm sống lại trong mỗi con chữ của những xót xa và tiếng cười của tuổi  thơ ngây tóc bím.

Từ “Những Cánh Hoa Dại Mầu Vàng”, ra đời năm 2010 đến “Hoa Tương Tư” năm 2017, một chặng đường bảy năm xa nhau mà như rất gần. Lời văn, ý tứ và tâm tư  Hồng Thủy không thay đổi mà chỉ già dặn hơn, mặn nồng thêm nhưng cũng không hiếm đắng cay.

Phảng phất đó đây trong Hoa Tương Tư  là hình ảnh của một Mộng Huyền, bút hiệu đầu tiên của Hồng Thủy, mơ màng trên  Bích báo Trưng Vương, kỷ nguyên của những truyện tình học trò ngây ngô dang dở nổ tung  trên hai nhật báo Ngôn Luận và Tiếng Chuông của Sài Gòn xa xưa. Rồi những cuộc tình có thật giữa Trưng Vương và Chu Văn An nở ra trong thời chinh chiến, cũng đã được làm sống lại dưới ngòi bút Hồng Thủy để mãi quấn quýt bên nhau trong thời hậu chiến. Những dở dang, bám víu, trái ngang, chia ly và hờn dỗi dày vò với nhau cũng lẫn lộn trong Hoa Tương Tư như trong cuộc sống của con người.

Nhưng cũng vì có  những ngổn ngang này mà các “bà”, các “cụ” Trưng Vương ngày nay vẫn còn gắn bó bên nhau để nhớ , để thương về những kỷ niệm vui buồn với ngôi trường cũ.

Trong những chuyện bẩy nổi ba chìm này cũng  có cả những mẩu tình đẹp mà cũng chả hiếm dang dở, trái ngang hoặc giận hờn giữa các cô áo xanh “đanh đá” Trưng Vương và các cậu ” kiêu hãnh”  Chu Văn An.

Hãy nghe Hồng Thủy tỉ tê trong Trải Lòng:” Văn nghiệp học trò kéo dài được hai năm, tôi bị dụ khị lên xe hoa về nhà chồng. Chú rể là Hải Quân gốc C.V.A (Chu Văn An). Sau đó thay vì sáng tác truyện ngắn thì tôi sản xuất  tí nhau. Bốn nhóc tì tiếp tục ra đời. Bận lo cho bốn đứa con, tôi bỏ luôn giấc mộng viết văn, và cái tên giấc mộng đen (Mộng Huyền) cho chìm vào dĩ vãng.”

Nhưng Mộng Huyền ra đi thì Hồng Thủy lại hiện ra với văn đàn ở nước ngoài từ năm 1986. Bà viết lại trên Đặc san Trưng Vương vào mỗi dịp họp mặt của trường cũ. Hồng Thủy cho biết:” Cầm bút trở lại…với chủ đích của Đặc San là tìm về kỷ niệm. Tôi bỗng thấy mình đang mơ mộng đi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, hay dạo bến tầu những chiều lộng gió. Sài Gòn với những sáng đón đưa, chiều hò hẹn. Những buổi dạo phố cùng bạn bè trên đường Tự Do, Nguyễn Huệ, hiện ra trong cuốn phim dĩ vãng. Ngòi bút miên man, bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò lần lượt trở về…”

 

blank

 
Những lần “trở về” này, sau đó, đã chôn chân cây viết Hồng Thủy trong cõi văn chương Việt Nam ở hải ngoại.  Bà được chú ý đến không vì một phát hiện bất ngờ hay như một ngôi sao chợt đến rồi chợt đi không bao giờ thấy nữa.

Hồng Thủy đã ở lại với bạn bè, với độc giả, với gia đình và với chính  mình trong chữ nghĩa giản dị, ý  tưởng mộc mạc nhưng tò mò, thắc mắc và than van cũng lắm.

Bà viết:”Tôi may mắn được định cư ở vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi có thời tiết bốn mùa, nên lại được tái ngộ với mùa thu của tôi. Ngôi nhà tôi ở có rừng cây ở phía sau, nên các chú nai thường rủ nhau đến rong chơi.


Tôi trót yêucon nai vàng ngơ ngác” của (Thi sỹ) Lưu Trọng Lư, và “con nai vàng hát khúc yêu đương” của (Nhạc sỹ)  Ngô Thụy Miên, nên đành ngậm đắng nuốt cay khi mấy con nai đêm đêm cứ mò ra ăn sạch bách hết những cậy hóa qúy của tôi…Những con nai đã hư đốn như vậy. Đám lá vàng cũng làm tôi mệt phờ người luôn. Năm nào cuối thu, tôi cũng phái hốt lá mệt nghỉ….Bây giờ nhìn thảm lá vàng là nghĩ ngay tới cái lưng già sắp còng thêm một tí vì phải lom khom hốt lá. Và xương cốt sắp sửa rêm rêm. Chao ơi, ngán ngẫm làm sao cái tuổi già…”

Nhưng Nhà văn có “chán mớ đời” mấy chú nai và lá vàng không ?

Bà trả lời:”Nai thì phá như vậy, lá vàng cũng làm mình  mệt nhoài. Vậy mà tôi vẫn yêu mùa thu, vẫn thương mấy chú nai và vẫn ngẩn ngơ nhìn những rừng lá vàng, lá đỏ. Có phải vì duyên nợ với mùa thu ?” (Mùa Thu và những chiếc khăn quàng của Mẹ)

Không những  bà có duyên nợ mà bà đã “mê” mùa Thu mới đúng với tâm tư lãng mạn của ngòi bút Hồng Thủy.

Sự lãng mạn văn chương này đã thể hiện trọn vẹn trong câu chuyện của “Hoa Tương Tư”.

Bà kể:” Tôi mê mầu tím, nhưng lại yêu hoa phượng vô cùng. Hoa Phượng đã  nhắc tôi nhớ đến một truyện tình thật đẹp và buồn của cái thuở

“Cổng trường e lệ mắt nai

Khẽ nghiêng vành nón thoáng ai đứng chờ

Câu chuyện tình buồn nhưng đẹp này được Tác giả tự coi như một truyện cổ tích để hợp thức hóa Hoa Tương Tư  không ai biết của ai, hay vì Bà đã “yêu hoa phượng vô cùng”  nên mới nhân cách hóa nó thành người yêu của riêng mình ?

Câu chuyện được tóm tắt về một cô học trò trộm yêu ông thầy dạy học nên mỗi dịp hè đến thấy hoa phương nở là cô học trò biết ngày “xa người yêu trong mơ” đã đến gần. Cô giận hoa phượng nên đặt tên là “hoa chia ly”.

Tác giả Hồng Thủy viết bóng gió:”Cô bạn thân của cô học trò không chịu cái tên”hoa chia ly”, viện cớ chia ly là thôi, là hết, không còn gì nữa cả. Chia ly là mất nhau vĩnh viễn. Xa nhau chỉ ba tháng hè rồi lại được gặp nhau. Xa nhau mà vẫn nghĩ đến nhau, vẫn nhớ nhau thì làm sao gọi là “chia ly” được. Đặt cho hoa phượng cái tên “hoa chia ly” thì tội hoa phượng qúa. Phải gọi là “hoa tương tư” mới chính xác….”
 

 
blank

Nhưng câu chuyện oái oăm thầy-trò “tình trong như đã, mặt ngoài  còn e” của Tác giả Hồng Thủy đã đi đến hồi kết thúc thật buồn. Bà cho biết, sau một kỳ hè nhớ nhung và hy vọng, cô học trò kia phát giác ra ông thầy đã đeo nhẫn cưới trong ngày tựu trường  nên quyết định đổi trường.

Hồng Thủy viết:”Trước khi chia tay cô học trò nói với thầy:”Dù em mất thầy vào mùa hoa phượng, nhưng em vẫn cứ muốn gọi hoa phượng là “hoa tương tư” chứ không gọi là “hoa chia ly”.

Bốn mươi năm sau”, Hồng Thủy kể , “cô học trò được tin ông thầy cũ bị bệnh ung thư sắp chết. Cô, bây giờ đã là bà nội, bà ngoại và tóc đã điểm sương, cố lặn lội đi thăm ông thầy vì cô biết ông cô đơn có một mình, và cô cũng không còn gì ràng buộc.”

Cuối cùng Tác giả kết luận:”Gặp lại người xưa, ông thầy nhìn cô học trò cũ ứa nước mắt:

-Dù chúng ta sắp vĩnh biệt, nhưng mà em nhớ nhé đừng bao giờ đổi  tên “hoa tương tư” của chúng ta. Bao nhiêu năm qua trong hồn tôi, hoa phượng vĩ của mùa Hè năm đó vẫn là “hoa tương tư” em có biết không ?

Cô nắm bàn tay gầy guộc của ông thầy cũ nhẹ gật đầu, nước mắt ràn rụa.” (trích Hoa Tương Tư)

Với câu chuyện tình “gẫy cánh giữa đường” của Hồng Thủy, ta hãy đọc thêm ít câu trong bài Thơ “Ngắm Thu D.C. Nhớ Thu Hà Nội” của bà để thấy những nét chấm phá rất đáng yêu trong văn Hồng Thủy:

Mùa thu D.C.

Nắng vàng như ươm mật

Cả rừng phong rực rỡ đến sững sờ

Lá đỏ thắm tươi  như áo em ngày cưới

Là vàng mơ sầu đẹp tựa  cô dâu

Em bước ra đi
Ánh mắt buồn vương lại

Anh xót xa nhìn

Chẳng biết nói năng chi…”
 
Phạm Trần
(Mùa Xuân D.C/2017)





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.