Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Văn Trung

31/03/201700:01:00(Xem: 4071)
LÊ VĂN TRUNG
(1876 - 1934)
  
     Lê Văn Trung, quê tổng Phước Điền Trung (Chợ Lớn), học trường Chasseloup Laubat Sài Gòn, năm 1894 tốt nghiệp bằng Thành chung, làm Thư Ký ở Dinh Thống Đốc Nam Kỳ. 
 
     Đến năm 1906, ông ứng cử vào Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial de Cochinchine), đại diện cho các tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công, Tây Ninh, được 2 khóa tổng cộng 8 năm. Hội đồng Quản hạt Nam kỳ có 10 Hội Viên người Pháp và 6 Hội Viên người Việt. Hội Viên người Việt do đại diện các Hương chức Nam kỳ bầu lên.       
 
     Năm 1911, ông với bà Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, vận động thành lập Collège de Jeunes Filles Indigènes, trường nữ Trung Học đầu tiên tại Sài Gòn, thực hiện Nam-Nữ bình quyền. Sau này, trường được đặt tên là Trường Nữ Trung học Gia Long. 
      Ngày 10-12-1914, ông được Pháp cử làm Nghị viên Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương, gọi chính xác là Hội Đồng Soái Phủ Đông Dương (Conseil du Gouvernement de l’Indochine). Năm 1925, ông xin nghỉ việc rồi dốc lòng việc tu hành và lo xây dựng đạo Cao Đài.
 
     Ngày 7-10-1926, ông Lê Văn Trung cùng các ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công Tắc... gửi thư đến Thống đốc Nam Kỳ là Aristide Eugène Le Fol để thông báo chánh thức thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nói tắt là Đạo Cao Đài. Năm sau, ông với ban sáng lập và tín đồ lo xây cất toà thánh thất đạo Cao Đài tại tỉnh Tây Ninh. Sau đấy, ông được đề cử giữ chức Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt. 
      Đến năm 1930, đạo Cao Đài có khuynh hướng chính trị, chống lại chính quyền đô hộ Pháp nên Pháp bắt đầu theo dõi và khủng bố.
  
     Ông là tác giả nhiều bài thuyết đạo, như: Phương châm hành đạo. Nhiều thơ xướng họa cùng các vị đồng đạo.
 
Cảm niệm: Lê Văn Trung
  
Lê Văn Trung, vững chí, kiên tâm!
Trường Nữ đầu tiên, tha thiết cần
Mong mỏi thương đời, lo lắng đạo
Cao Đài khuyến khích giữ gìn nhân 
 
Nguyễn Lộc Yên


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối năm, khép lại một trang đời, khai bút chào ngày mới năm mới của "cư dân mạng" là lời chúc gửi đến đọc giả và những người có tâm huyết cống hiến
Nhà thơ trong ca dao tự trào: "Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm!", tự thấy nhà nho như mình vô tích sự, nhưng không phải vậy! Tâm lý nhà thơ tài ba như Tú Xương chẳng hạn
Không có tự do và nhân quyền thì kinh tế thị trường chỉ là sự bất công được định chế hoá và biểu hiện của bất công chính là tham nhũng và quan liêu
Hằng nằm cứ vào ngày 6-2 âm lịch lể kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Đây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.
Mồng một Tết là ngày bận rộn. Nếu là Thiện Nam Tín Nữ thì đi lễ chùa, nếu là dân lai rai thì tụ năm tụ ba hát ca và tâm sự! Ngày mồng Một Tết đi chúc thọ ông bà
Ngay từ tuần đầu xuất hiện, hai ngôi sao sáng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào 11 tháng tới đã đụng nhau nháng lửa
Cảm được lời thỉnh nguyện và phong cách đức độ của Geshe-la, nhiều người Mỹ nổi tiếng đã quy y Phật pháp và lên tiếng cho dân Tây Tạng
Việt Báo số 1912, đề ngày Thứ Năm, 29-06-2000 có bài tường thuật Ngày Tương Hội đầu tiên giữa chư tăng ni Việt Nam và Đức Đạt Lai Lạt Ma
Cộng sản Trần Bạch Đằng: "Làm thế nào để tuyển chọn trong 3 triệu đảng viên cộng sản một nửa số tích cực
Đối với nhiều người trong chúng ta, vấn đề lao động Việt Nam xem chừng khá xa vời đối với cuộc sống của chúng ta ở hải ngoại. 
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.