Pháp Chống Nghị Quyết 2; Trung Quốc Nói Không Cần Nghị Quyết 2
WASHINGTON D.C. - Bạch Oác hôm thứ năm loan báo TT Bush để ngỏ sự dời hoãn cuộc biểu quyết tại HĐ Bảo An LHQ.
Ông hủy bỏ vào phút chót chương trình dự tiệc trưa với các nhà lập pháp tại Điện Capitol theo truyền thống ngày Thánh St Patrick để ở lại Phòng Bầu Dục tiếp tục vận động ngoại giao bằng điện thoại. PTT Dick Cheney đi thay ông.
Trong ngày hôm thứ năm, TT Bush đã điện đàm với 2 nhà lãnh đạo đồng minh, gồm Thủ Tướng Tony Blair và Thủ Tướng Bulgaria.
Ông cũng nói chuyện với TT Roh của Nam Hàn về tình hình Iraq và về cuộc khủng hoảng nguyên tử.
Các vị phụ tá Bách Oác nói: TT còn nhiều cuộc điện đàm trong ngày.
Sáng thứ năm, TT Bush tiếp Thủ Tướng Bertie Ahern của Ireland - nước này cung cấp căn cứ lên xuống cho phi cơ quân sự Hoa Kỳ trong 40 năm qua, nhưng Thủ Tướng Ahern đang gặp các phản ứng chống chiến tranh Iraq trong nước. Thủ Tướng Ahern thông báo rằng Ireland làm việc trong khuôn khổ LHQ, sẽ tham khảo Quốc Hội sau cuộc biểu quyết tại HĐ Bảo An.
Tại Bạch Oác, tham vụ báo chí Ari Fleischer nói: Pháp đã bác bỏ đề nghị của Anh-quốc cả từ trước khi Iraq bác bỏ, nếu đó không là cách phủ quyết vô lý thì phải gọi là gì, Hoa Kỳ đang nhìn xem Pháp hành động, và mong là họ sẽ làm khác đi.
Theo 1 viên chức Bạch Oác yêu cầu giấu tên, TT Bush quyết định rằng hoãn lại vài ngày để vận động ngoại giao thêm sẽ là hữu ich cho Thủ Tướng Tony Blair. Tại tiểu ban chuẩn chi Hạ Viện, Ngoại Trưởng Colin Powell "Hoa Kỳ không bị cô lập vì vấn đề Iraq - ông kể ra các hậu thuẫn từ Anh, Tây Ban Nha, Australia, Nhật và 8 nước Đông Aâu.”
Có tin Bạch Oác định tổ chức 1 chuyến đi Aâu Châu của TT Bush, nhưng việc hoạch định đã ngừng, TT Bush không có ý định rời Washington.
Mặt khác tại Liên Hiệp Quốc, Ngọai Trưởng Jack Straw gọi thái độ của nước Pháp là "khác thường" khi thẳng tay bác bỏ đề nghị của London, gồm 6 tiết mục trắc nghiệm thiện chí giải giới của Iraq. Phát ngôn viên của Thủ Tướng Tony Blair cho biết các thương lượng tại LHQ sẽ tiếp tục cho đến cuối tuần và Anh cố thắng 1 nghị quyết cho phép dùng vũ lực với Iraq.
Thủ Tướng Blair cần nghị quyết tại HĐ Bảo An đến mức gần tuyệt vọng để tránh các chống đối đang leo thang trong nươc, vì các chính khách cùng trong đảng Lao Động có thể nổi loạn nếu ông trợ chiến Hoa Kỳ trong 1 cưộc chiến tranh đơn phương.
Trước đó đã có 1 bộ trưởng Anh Quốc loan báo sẽ từ chức nếu đánh Iraq không có chấp thuận của LHQ. Hôm thứ năm, một bộ trưởng thứ nhì cũng bắn tiếng tương tự. Hai bộ trưởng này là Clare Short và Robin Cook. Các phân tích gia còn lo sợ, ngay khi 2 bộ trưởng từ chức có thể sẽ có thêm hàng loạt viên chức cao cấp khác từ chức theo.
Pháp và Đức bác đề nghị của London, vì vẫn giữ 1 kỳ hạn để lấy cớ khởi chiến. Đại sứ Wang Yingfan của Trung Quốc tại LHQ hoài nghi đề nghị của Anh có thể thu được sự đồng thuận - đại sứ Nga Lavrov cho biết Moscow sẽ xem xét, nhưng ông nhận thấy đề nghị của London vẫn còn nội dung tự động cho phép đánh Iraq. Mặt khac, Tổng Thư Ký Kofi Annan nêu ra khả năng họp thượng đỉnh các nước chú ý tới việc tìm kiếm 1 giải pháp dung hòa, theo gợi ý của Brazil, quy tụ các nước không phải là thành viên HĐ Bảo An. Ông Kofi Annan cũng dự định họp tay đôi với từng đại sứ của trên nửa tá quốc gia do dự, cũng như với các đại sứ của Pháp và Hoa Kỳ.
Trung Quốc không thay đổi chủ trương thi hành nghị quyết 1441 về giải giới. HĐ Bảo An chiều Thứ 5 họp thêm về đề nghị của Anh-quốc. Đề nghị này Bắc Kinh đã xem qua, nhưng không chuẩn bị đổi ý kiến. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Kong Quan tuyên bố "nghị quyết 1441 đã được 15 thành viên biểu quyết đồng thanh, đang thi hành, do đó tuyệt đối không cần 1 nghị quyết mới".
Ông Kong nhắc lại rằng vấn đề Iraq có thể giải quyết bằng phương cach chính trị và ngoại giao, nhiều vấn đề của thế giới chỉ trông cậy vào phương cach quân sự là không hiệu quả.
Phát ngôn viên thông báo rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp nhân lực và tài chánh để tăng cường công tac thant sát vũ khí ở Iraq, sẵn sàng theo hướng dẫn của LHQ.
WASHINGTON D.C. - Bạch Oác hôm thứ năm loan báo TT Bush để ngỏ sự dời hoãn cuộc biểu quyết tại HĐ Bảo An LHQ.
Ông hủy bỏ vào phút chót chương trình dự tiệc trưa với các nhà lập pháp tại Điện Capitol theo truyền thống ngày Thánh St Patrick để ở lại Phòng Bầu Dục tiếp tục vận động ngoại giao bằng điện thoại. PTT Dick Cheney đi thay ông.
Trong ngày hôm thứ năm, TT Bush đã điện đàm với 2 nhà lãnh đạo đồng minh, gồm Thủ Tướng Tony Blair và Thủ Tướng Bulgaria.
Ông cũng nói chuyện với TT Roh của Nam Hàn về tình hình Iraq và về cuộc khủng hoảng nguyên tử.
Các vị phụ tá Bách Oác nói: TT còn nhiều cuộc điện đàm trong ngày.
Sáng thứ năm, TT Bush tiếp Thủ Tướng Bertie Ahern của Ireland - nước này cung cấp căn cứ lên xuống cho phi cơ quân sự Hoa Kỳ trong 40 năm qua, nhưng Thủ Tướng Ahern đang gặp các phản ứng chống chiến tranh Iraq trong nước. Thủ Tướng Ahern thông báo rằng Ireland làm việc trong khuôn khổ LHQ, sẽ tham khảo Quốc Hội sau cuộc biểu quyết tại HĐ Bảo An.
Tại Bạch Oác, tham vụ báo chí Ari Fleischer nói: Pháp đã bác bỏ đề nghị của Anh-quốc cả từ trước khi Iraq bác bỏ, nếu đó không là cách phủ quyết vô lý thì phải gọi là gì, Hoa Kỳ đang nhìn xem Pháp hành động, và mong là họ sẽ làm khác đi.
Theo 1 viên chức Bạch Oác yêu cầu giấu tên, TT Bush quyết định rằng hoãn lại vài ngày để vận động ngoại giao thêm sẽ là hữu ich cho Thủ Tướng Tony Blair. Tại tiểu ban chuẩn chi Hạ Viện, Ngoại Trưởng Colin Powell "Hoa Kỳ không bị cô lập vì vấn đề Iraq - ông kể ra các hậu thuẫn từ Anh, Tây Ban Nha, Australia, Nhật và 8 nước Đông Aâu.”
Có tin Bạch Oác định tổ chức 1 chuyến đi Aâu Châu của TT Bush, nhưng việc hoạch định đã ngừng, TT Bush không có ý định rời Washington.
Mặt khác tại Liên Hiệp Quốc, Ngọai Trưởng Jack Straw gọi thái độ của nước Pháp là "khác thường" khi thẳng tay bác bỏ đề nghị của London, gồm 6 tiết mục trắc nghiệm thiện chí giải giới của Iraq. Phát ngôn viên của Thủ Tướng Tony Blair cho biết các thương lượng tại LHQ sẽ tiếp tục cho đến cuối tuần và Anh cố thắng 1 nghị quyết cho phép dùng vũ lực với Iraq.
Thủ Tướng Blair cần nghị quyết tại HĐ Bảo An đến mức gần tuyệt vọng để tránh các chống đối đang leo thang trong nươc, vì các chính khách cùng trong đảng Lao Động có thể nổi loạn nếu ông trợ chiến Hoa Kỳ trong 1 cưộc chiến tranh đơn phương.
Trước đó đã có 1 bộ trưởng Anh Quốc loan báo sẽ từ chức nếu đánh Iraq không có chấp thuận của LHQ. Hôm thứ năm, một bộ trưởng thứ nhì cũng bắn tiếng tương tự. Hai bộ trưởng này là Clare Short và Robin Cook. Các phân tích gia còn lo sợ, ngay khi 2 bộ trưởng từ chức có thể sẽ có thêm hàng loạt viên chức cao cấp khác từ chức theo.
Pháp và Đức bác đề nghị của London, vì vẫn giữ 1 kỳ hạn để lấy cớ khởi chiến. Đại sứ Wang Yingfan của Trung Quốc tại LHQ hoài nghi đề nghị của Anh có thể thu được sự đồng thuận - đại sứ Nga Lavrov cho biết Moscow sẽ xem xét, nhưng ông nhận thấy đề nghị của London vẫn còn nội dung tự động cho phép đánh Iraq. Mặt khac, Tổng Thư Ký Kofi Annan nêu ra khả năng họp thượng đỉnh các nước chú ý tới việc tìm kiếm 1 giải pháp dung hòa, theo gợi ý của Brazil, quy tụ các nước không phải là thành viên HĐ Bảo An. Ông Kofi Annan cũng dự định họp tay đôi với từng đại sứ của trên nửa tá quốc gia do dự, cũng như với các đại sứ của Pháp và Hoa Kỳ.
Trung Quốc không thay đổi chủ trương thi hành nghị quyết 1441 về giải giới. HĐ Bảo An chiều Thứ 5 họp thêm về đề nghị của Anh-quốc. Đề nghị này Bắc Kinh đã xem qua, nhưng không chuẩn bị đổi ý kiến. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Kong Quan tuyên bố "nghị quyết 1441 đã được 15 thành viên biểu quyết đồng thanh, đang thi hành, do đó tuyệt đối không cần 1 nghị quyết mới".
Ông Kong nhắc lại rằng vấn đề Iraq có thể giải quyết bằng phương cach chính trị và ngoại giao, nhiều vấn đề của thế giới chỉ trông cậy vào phương cach quân sự là không hiệu quả.
Phát ngôn viên thông báo rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp nhân lực và tài chánh để tăng cường công tac thant sát vũ khí ở Iraq, sẵn sàng theo hướng dẫn của LHQ.
Gửi ý kiến của bạn