Lạm phát tăng vọt là vấn đề hàng đầu của nhiều cử tri đang bước vào kỳ giữa nhiệm kỳ, với hầu hết các ý kiến cho rằng đảng Cộng hòa sẽ xử lý vấn đề này tốt hơn.
Trên thực tế, các ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang tận dụng tối đa mối quan tâm của cử tri về lạm phát để dán búa vào các đảng viên Đảng Dân chủ và nhấn mạnh các ý tưởng của riêng họ để chống lạm phát, chẳng hạn như cắt giảm cả chi tiêu chính phủ và thuế.
Là một chuyên gia tài chính và kinh tế, William Chittenden, giáo sư tài chánh của trường Đại Học Texas, Ông đã nghiên cứu chuyên về lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát và điều gì có thể làm giảm bớt lạm phát. Ông đặt nghi vấn về giả thuyết một Quốc hội Đảng Cộng Hòa sẽ có nhiều tác động hơn, nếu có, đối với lạm phát.
Hai Yếu Tố Dẫn Đến Lạm Phát
Lạm phát, hoặc giá tiêu dùng tăng liên tục, được tạo ra theo hai cách chính.
Đầu tiên là do sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ, theo định luật cung-cầu. Ví dụ, vào đầu đại dịch, nhu cầu về webcam đã tăng vọt, vì rất nhiều nhân viên được yêu cầu làm việc từ xa cần phải gắn máy thâu hình webcam. Kết quả là, giá của webcam tăng lên đáng kể.
Hoặc chẳng hạn như việc đi du lịch giải trí, nhu cầu này đã tăng lên đáng kể khi số ca nhiễm COVID-19 giảm xuống. Mọi người đi máy bay nhiều hơn, điều này đã dẫn đến giá vé cao hơn.
Khi các kiểu tăng giá theo nhu cầu này xảy ra trên một số lượng lớn các sản phẩm và dịch vụ, kết quả là lạm phát gia tăng.
Lạm phát cũng có thể gây ra do chi phí sản xuất cao hơn.
Ví dụ, giá khí đốt đang tăng vì chi phí sản xuất nó đã trở nên đắt hơn rất nhiều. Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt vào đầu năm 2022. Chúng đã đi xuống, nhưng việc cắt giảm nguồn cung cấp gần đây của các quốc gia sản xuất dầu của OPEC + đã gây ra một đợt tăng đột biến khác. Khi giá dầu tăng, chi phí cao hơn được chuyển cho các nhà máy lọc dầu, dẫn đến giá đến tay người tiêu thụ cao hơn.
Việc tăng giá trứng là một ví dụ khác của loại lạm phát này. Cúm gia cầm gây ra cái chết của khoảng 10% số gà đẻ trứng bắt đầu từ tháng 1 năm 2022. Ngoài ra, nông dân phải đối mặt với chi phí nhiên liệu và phân bón cao hơn. Những yếu tố này đã khiến giá trứng trung bình tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.
Vũ Khí của Cục Dự Trữ Liên Bang chỉ hiệu nghiệm phân nửa
Ngân hàng trung ương của một nền kinh tế - không phải Quốc hội hay tổng thống - thường là tuyến phòng thủ đầu tiên khi chống lại lạm phát. Các ngân hàng trung ương thiết lập chính sách tiền tệ và cách chống lạm phát chính của họ là tăng lãi suất.
Tại Hoa Kỳ, Cục Dự Trữ Liên Bang tập trung vào thứ gọi là lãi suất liên bang, là lãi suất cơ bản mà các ngân hàng sử dụng để thiết lập lãi suất tiền gửi và cho vay của riêng họ. Fed đã nâng điểm chuẩn này năm lần vào năm 2022, từ khoảng 0% vào tháng 3 lên 3% - và nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 2 tháng 11 năm 2022.
Mục tiêu chính của việc tăng lãi suất là tăng chi phí đi vay và do đó làm giảm nhu cầu - nguyên nhân đầu tiên của lạm phát được đề cập ở trên. Có ý kiến cho rằng lãi suất cao hơn dẫn đến người dân và doanh nghiệp vay ít hơn. Người dân và doanh nghiệp vay càng ít thì họ càng chi tiêu ít hơn.
Ví dụ, tác động của lãi suất cao hơn đã được cảm nhận trên thị trường nhà đất. Lãi suất thế chấp 30 năm hiện tại trung bình là hơn 7%, cao hơn gấp đôi so với một năm trước và cao nhất kể từ năm 2002. Điều này dẫn đến việc số nhà bán ít hơn và giá nhà giảm đi.
Vấn đề là cách giải quyết này hoàn toàn không có tác dụng đối với tác nhân chính thứ hai gây ra lạm phát: sự tăng trưởng chi phí sản xuất.
Lãi suất cao hơn của Fed sẽ không ngăn chặn cuộc chiến ở Ukraine hoặc thúc đẩy gà đẻ nhiều trứng hơn. Do đó, giá năng lượng và giá trứng sẽ không giảm. Điều này cũng đúng đối với tất cả các sản phẩm và dịch vụ có chi phí sản xuất ngày càng tăng do các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Những vấn đề này đã ảnh hưởng đến giá của mọi thứ, từ xe đạp đến khăn giấy trong phòng tắm. Lãi suất cao hơn sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu này và do đó giá xe đạp, giấy vệ sinh hoặc bất kỳ hàng hóa nào khác khiến chuỗi cung ứng này.
Các Công Cụ Tài Chính của Quốc Hội Cũng Bị Hạn Chế
Quốc hội và Tòa Bạch Ốc cũng có một số công cụ mà họ có thể sử dụng trong cuộc chiến chống lạm phát. Vấn đề là chúng không phổ biến lắm và rất khó để được thông qua. Một điều khác nữa là giống như việc Fed tăng lãi suất, các công cụ này chỉ giải quyết được một loại lạm phát mà thôi.
Một điều chính mà chính phủ có thể làm là rút tiền ra khỏi túi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu - hoặc cả hai. Giảm lượng tiền trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ thấp hơn, cả khi chính phủ chi tiêu ít hơn và các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp nhiều hơn hoặc nhận được ít hơn từ chính phủ
Nhưng điều này cũng giống như với việc tăng tiền lời cao hơn, không làm được gì để khắc phục các vấn đề chuỗi cung ứng đang diễn ra của nền kinh tế toàn cầu hoặc giảm chi phí sản xuất. Những thay đổi về thuế hoặc chi tiêu của chính phủ sẽ không làm giảm giá thực phẩm hoặc chi phí sưởi ấm ngôi nhà của bạn trong mùa đông này.
Vì vậy, ngay cả khi Quốc Hội Đảng Cộng hòa có thể muốn làm nhiều hơn nữa để chống lạm phát, bất cứ giải pháp nào họ đưa ra cũng chỉ sẽ gây ảnh hưởng đến một trong hai cán cân gây ra lạm phát mà thôi.
Vậy Đảng Nào Chống Lạm Phát Giỏi Hơn
Lùi lại một bước và nhìn theo số liệu xưa nay, thử xem có đảng chính trị nào có thành tích tốt hơn về lạm phát?
Câu trả lời ngắn gọn là không, dựa trên phân tích dữ liệu kinh tế từ năm 1953 đến năm 2020. Từ Tổng thống Dwight D. Eisenhower đến Donald Trump, lạm phát đã ở mức trung bình 3,35% dưới thời chính quyền Dân chủ và 3,5% dưới thời đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên một lưu ý là khi Hạ viện và Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát trong khi tổng thống là đảng viên Dân chủ, lạm phát trung bình ít hơn 2 điểm phần trăm so với khi mọi thứ đều nằm trong tay đảng Dân chủ. Có quá ít dữ liệu, vì vậy đây không phải là một phát hiện lớn, nhưng nó cho thấy ít nhất khi chính phủ được kiểm soát từ cả hai đảng cũng có một mặt tốt.
Một cách khác để xem xét vấn đề này là xem xét các chính sách hiện tại hoặc được đề xuất của các bên. Đảng Dân chủ đã quảng cáo cho “Đạo luật Giảm lạm phát” của họ, một gói các biện pháp khí hậu, chăm sóc sức khỏe và thuế được thông qua vào tháng 8, như một bằng chứng cho thấy họ đang giải quyết vấn đề. Nhưng bất chấp tên gọi, các nhà kinh tế cho rằng còn quá sớm để biết xem đạo luật này có tác động ít nhiều đến lạm phát, bởi vì hầu hết các biện pháp sẽ mất nhiều năm mới có hiệu lực.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa đã đề xuất cắt giảm chi tiêu - chẳng hạn như cắt tiền an sinh xã hội của Mỹ - và giảm thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp giàu có hơn. Trong khi cắt giảm chi tiêu có thể làm giảm nhu cầu - và lạm phát - thì thuế thấp hơn sẽ có tác dụng với mục đích chéo và đẩy giá lên bằng cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Nói cách khác, trước mắt lạm phát sẽ ở mức cao bất kể đảng chính trị nào chiếm đa số tại Hạ viện và Thượng viện. Và sau đó, hãy chuyển sang hy vọng - rằng việc Fed tăng lãi suất sẽ dần có hiệu quả và các vấn đề gây chi phí tăng cao cho chuỗi cung ứng trên toàn cầu (như vấn đề dịch bệnh hoặc chiến tranh) từ từ giảm bớt.
Gửi ý kiến của bạn