Hôm nay,  

Felix Dzerzhinsky còn sống ở Việt Nam

2/28/201710:48:00(View: 6674)

Tran Trung DaoNếu không đọc bài viết của tác giả Lê Dủ Chân trên Dân Làm Báo, thật khó tin rằng một bức tượng của Felix Dzerzhinsky vừa được khánh thành trước trụ sở Học viện Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam.  Bởi vì, dù khinh thường dư luận quốc tế bao nhiêu, đảng CSVN cũng không thể một cách lộ liễu dựng tượng một người đã từng tuyên bô’ “giết không cần hỏi cung mới làm cho người ta sợ.”


Dzerzhinsky sinh năm 1877 trong một gia đình quý tộc Ba Lan sùng đạo Thiên Chúa nhưng trở thành một người CS dã man, khát máu. Y có năng khiếu về ngoại ngữ mặc dù học hành dang dở vì tham gia hoạt động CS. Dzerzhinsky bị tù nhiều lần trong đó có lần bị lưu đày tận vùng băng tuyết Siberia.


Sau khi vượt thoát khỏi Siberia, Dzerzhinsky hoạt động cho đảng CS Đức và là nhân vật nổi tiếng trong phong trào CS Đông Âu. Sau 1917, thay vì hồi cư về Ba Lan Felix Dzerzhinsky quyết định ở lại Nga và được bầu vào đảng ủy CS Moscow. Felix Dzerzhinsky chia sẻ quan điểm của Lenin về vai trò toàn trị của Sô Viết và là người đầu tiên nhận trọng trách chỉ huy cơ quan mật vụ Cheka, hay còn được viết là Che Ka, khủng khiếp nhất tại Nga.


Cheka viết tắt từ chữ Nga Vserossiyskaya chrezvychaynaya komissiya Chrezvychaĭnaya komissiya (Ủy ban Toàn Nga Chống Phản Cách Mạng và Phá hoại). Về sau cơ quan này được thêm vào câu “chống tung tin đồn.” Cơ quan khủng khiếp này được chính thức thành lập ngày 20 tháng 12, 1917. Nhân viên của cơ quan được gọi là chekist. ()


Theo lời kể của chính Dzerzhinsky: “Trong Cách mạng Tháng Mười, tôi là thành viên của Ủy ban Quân sự, và lúc đó được tin tưởng với trách nhiệm tổ chức và chủ tịch của Ủy ban Đặc biệt Đấu tranh chống Phản Cách Mạng và Phá Hoại, giữ chức vụ tương đương với Ủy viên Nội Vụ.



Ngày 20 tháng 10, 1918

Sergei Melgunov, một sử gia Nga nổi tiếng, chủ bút của tạp chí Tiếng vọng từ Quá khứ (Voice of the Past) và tác giả của nghiên cứu Khủng Bố Đỏ tại Nga 1918-1923 (The Red Terror in Russia 1918-1923) được in lần đầu tại Đức năm 1924 cho biết danh từ “Red Terror” không phải là tiếng để báo chí hay dân chúng ám chỉ tội ác của Felix Dzerzhinsky hay kết án y mà danh từ do chính Dzerzhinsky thừa nhận và Cheka đã sử dụng trong các tài liệu chính thức của tổ chức. Trong tài liệu của Cheka, mục đích của tổ chức này là “tận diệt mọi kẻ thù của giai cấp vô sản.” ()


Khủng bố Đỏ tại Nga chính thức bắt đầu sau khi Moses Uritski, một cán bộ của Cheka bị ám sát ngày 17 tháng 8, 1918 tại St. Petersburg và nhất là sau ngày 18 tháng 8, khi bà Fanny Kaplan (1890-1918), đảng viên đảng xã hội ám sát hụt Lenin tại Moscow. Lenin thoát chết dù bị bắn hai phát. Dù sao, Lenin không bao giờ hoàn toàn hồi phục và viên đạn ghim vào lồng phổi của ông ta được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ sau này. Fanny Kaplan bị xử bắn ngày 3 tháng 9, 1918. ()

Ngày 20 tháng 10, 1918, 500 tù nhân bị Cheka xử bắn không qua một phiên tòa nào. Một con số ước lượng khác cho biết số người bị giết chỉ trong vài đêm đầu lên đến 1300 người.


Không riêng đàn ông mà vợ con những người tình nghi là phản cách mạng cũng bị giết. Trong nhiều trường hợp, trẻ em bị xử bắn trước sự chứng kiến của cha mẹ nhưng cũng có khi cha mẹ bị xử bắn trước mắt con cái còn rất nhỏ của họ.


Dzerzhinsky công khai thừa nhận và ủng hộ phương pháp khủng bố “Chúng ta ủng hộ khủng bố có tổ chức. Khủng bố là một điều cần thiết trong thời kỳ cách mạng. Mục tiêu của chúng ta là chiến đấu chống kẻ thù của Chính quyền Xô Viết và trật tự sống mới. Chúng ta kết án nhanh chóng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần một ngày, giữa bắt giữ kẻ phạm tôi và xử án.()


Trong bài báo trên tạp chí Krasnaya Gazeta Dzerzhinsky viết về Khủng Bố Đỏ: “Chúng ta sẽ biến trái tim thành gang thép, qua đó, chúng ta sẽ trui rèn trong ngọn lửa chịu đựng và máu của các chiến sĩ tự do. Chúng ta sẽ làm cho trái tim trở nên thô bạo, cứng rắn, không thể đổi dời, để không còn chỗ cho lòng thương xót xen vào, để chúng không còn dao động khi nhìn thấy biển máu của kẻ thù… Không có xót thương, không có thận trọng, chúng ta sẽ giết nhiều trăm kẻ thù. Nhiều ngàn cũng vậy. Hãy để chúng ngập chìm trong máu của chúng.()


Felix Dzerzhinsky khát máu và tuyệt đối trung thành với Lenin


Theo một chuyện được kể lại, trong một phiên họp do Lenin chủ tọa năm 1918 có sự hiện diện của Dzerzhinsky. Lenin chuyển đến Dzerzhinsky một tấm giấy nhỏ ghi câu hỏi bao nhiêu kẻ thù của cách mạng hiện đang bị cầm tù. Dzerzhinsky viết trả lại khoảng 1500 người. Lenin đọc xong và dùng bút gạch một dấu chữ thập bên cạnh con số và trả lại cho Dzerzhinsky. Đọc xong, Dzerzhinsky đứng dậy và bước ra khỏi phòng họp. Đêm đó, 1500 tù nhân bị đem ra xử bắn. Một quan điểm cho rằng Lenin có thói quen gạch dấu chữ thập vào góc tài liệu để xác nhận là đã đọc xong chứ không phải ra lịnh cho Dzerzhinsky đi giết 1500 người tức khắc. Dù Lenin có thật sự ra lịnh hay Dzerzhinsky hiểu sai cũng cho thấy dưới chế độ CS mạng sống của con người còn thấp hơn loài cầm thú. Dzerzhinsky không thắc mắc, không đặt vấn đề và không có một chút cân nhắc nào trước khi hành hình một số lượng đông đảo hàng ngàn người. Lenin cũng im lặng và dư luận dĩ nhiên không ai dám lên tiếng. ()


Con số chính xác nạn nhân của Cheka không thể nào ước lượng được. Số ước đoán của các sử gia rơi vào khoảng từ 100 ngàn đến 500 ngàn bao gồm những người bị giết và chết do nhiều lý do sau thời gian dài bị đày ải tại các “Trại Tập Trung.” Một ví dụ, Trại Arkhangelsk lúc đầu giữ 5000 tù nhân đến năm 1922 chỉ còn 1500 người sống sót. Nhiều ngàn người chết không qua một bản án hay xét xử nào. ()


Felix Dzerzhinsky qua đời vì đột quỵ tim ngày 20 tháng Bảy, 1926. Nếu y sống trong giai đoạn Đại Thanh Trừng (Great Purge) và là trợ thủ đắc lực của Stalin, không ai có thể tiên đoán thêm bao nhiêu người sẽ bị giết.


Giật sập tượng Felix Dzerzhinsky


Sau khi phong trào CS châu Âu sụp đổ, tượng đài Dzerzhinsky bị giật đổ tại nhiều nơi.  Những công viên, đường phố mang tên y được thay đổi. blank

Một sự kiện lịch sử xảy ra lúc nửa đêm ngày 23 tháng 8, 1991, khi bức tượng Dzerzhinsky 12 tấn trên lối vào trụ sở KGB  ở thủ đô Moscow bị giật sập.  


Đêm đó, khoảng 20 ngàn dân Nga tập trung tại quảng trường Lubyanka đồng thanh hô lớn “Đả đảo KGB” hay “Felix Đây Là Điểm Kết Thúc Của Ngươi.” Linh mục Chính Thống Giáo Gleb Yakunin tuyên bố “Điều này biểu tượng cho thấy rằng chúng ta đang giải tán hệ thống và chúng ta sẽ hủy bỏ bộ máy KGB toàn trị, nguy hiểm và to lớn.” Lãnh tụ công nhân hầm mỏ Anatoly Malykhin tuyên bố “Đây không phải là trả thù hay phần thưởng. Đó chỉ tái lập công lý. Chúng tôi đang quét dọn rác rưới từ cuộc đời của chúng tôi.”  ()


Một người không thể đứng lâu bằng một chân mà phải đứng bằng hai chân. Hai chân đã giúp CS Châu Âu đứng được 74 năm và giúp cho CS Á Châu còn tồn tại cho đến hôm nay là khủng bố và tuyên truyền.  Khủng bố Đỏ tại Liên Xô là một vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người và những người có ý thức đều đồng ý việc duy trì các tượng Felix Dzerzhinsky là một cách thừa nhận bản chất phi nhân của chế độ.


Felix Dzerzhinsky dĩ nhiên đã chết, tượng đài của y bị giật sập nhưng tại một nơi bản chất vô cùng ác độc và ghê tởm của y vẫn còn được tôn thờ, nơi đó là Cộng Sản Việt Nam.


Trần Trung Đạo



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.