Hôm nay,  

Sắc Lệnh Di Trú Của Ông Trump Bị Cấm Thi Hành Trên Toàn Quốc

08/02/201700:00:00(Xem: 6115)

Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết chặn sắc lệnh cấm nhập cư
Tòa kháng án bác bỏ yêu cầu của Bộ Tư pháp
97 Đại công ty kỹ thuật nộp đơn kiện sắc lệnh di trú của TT Trump
Tổng thống Trump không được phát biểu trước quốc hội Anh

--------------

Chánh án liên bang James Robart của tiểu bang Washington chiều ngày 3-2-2017 đã ra phán quyết tạm ngưng thi hành sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump (ký ngày 27-1-2017, cấm di dân bảy nước Hồi Giáo nhập cảnh vào nước Mỹ). Phán quyết này của tòa có hiệu lực ngay lập tức khắp Hoa Kỳ, theo thông báo của Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang.

Trước cú bật pháp lý bất ngờ, Tòa Bạch Ốc ngay lập tức đưa ra tuyên bố rằng, sẽ yêu cầu Bộ Tư pháp liên bang nộp đơn khẩn cấp để sắc lệnh vẫn được thi hành.

Chánh Án James Robart ở Seattle, một người đã được Tổng Thống George W. Bush đề cử, phán quyết rằng các tiểu bang có căn bản pháp lý để kiện vì sắc lệnh cấm di dân của TT Trump vừa phi pháp vừa vi hiến.

Theo phân tích từ các chuyên viên pháp lý, trên nguyên tắc, sau lệnh của chánh án Robart thì lệnh tạm cấm nhập cảnh từ 7 quốc gia Hồi giáo của tổng thống sẽ không còn hiệu lực, và các phi trường buộc phải tuân thủ cho đến khi có phán quyến lật ngược lệnh này tại tòa cấp cao hơn.

Tại Virginia, chánh án liên bang Leonie Brinkema ở Alexandria yêu cầu Toà Bạch Ốc cung cấp danh sách những người bị từ chối hoặc bị chặn không cho vào Hoa Kỳ do lệnh cấm nhập cảnh. Bộ Ngoại giao cho biết, có gần 60.000 visas được cấp cho công dân các quốc gia Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen đã bị vô hiệu hoá vì sắc lệnh. Trong khi đó, theo luật sư chính phủ thì con số visas bị thu hồi lên đến hơn 100.000.

Bộ Nội An ngày 3-2 đã ban hành văn bản xác nhận lệnh cấm sẽ không áp dụng cho thường trú nhân hợp pháp, tức là những người đã có thẻ xanh hoặc những người từng giúp quân đội Hoa Kỳ, cũng như không có kế hoạch mở rộng danh sách các nước Hồi giáo nằm trong lệnh cấm. Trước đó, thường trú nhân hợp pháp hay cựu nhân viên ngoại giao, những người giúp đỡ quân đội Hoa Kỳ, những thông dịch viên đến từ các nước kể trên đều bị chính quyền chặn lại tại phi trường không cho vào Mỹ.

Làn sóng phản đối sắc lệnh tạm cấm nhập cảnh từ 7 quốc gia Hồi giáo trong 3 tháng và tạm ngưng chương trình tị nạn từ Syria trong 4 tháng đang tiếp tục dâng cao, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình và vụ kiện chống lại sắc lệnh khắp nơi.

Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết chặn sắc lệnh cấm nhập cư

Ngày 4-2 Bộ Tư pháp với quyền bộ trưởng do ông Trump vừa đưa lên - thay thế bà Sally Yates bị sa thải vì đã cho rằng sắc lệnh di trú của ông Trump là vi hiến, đã chính thức yêu cầu tòa kháng án khu vực 9 chống lại phán quyết của Thẩm phán liên bang James Robart ngưng thực thi sắc lệnh di trú. Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ John Kelly và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã thông báo ngắn gọn về việc nộp đơn kháng cáo này.

Tòa kháng án bác bỏ yêu cầu của Bộ Tư pháp

Tòa kháng án khu vực 9th đã nhanh chóng không chấp nhận đơn xin phục hồi sắc lệnh di trú của Bộ Tư pháp. Ngày 5-2, tòa kháng án đã yêu cầu bên chống sắc lệnh di trú phải nộp bản lý luận trễ nhất là vào 4g sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 6-2, và các luật sư của Bộ Tư pháp phải hồi đáp lúc 6g chiều giờ miền Đông HK cùng ngày. Sau đó, tòa kháng án sẽ mở phiên tòa để hai bên cùng trình bày lúc 3g chiều giờ miền Đông ngày 7-2, và nhiều phần tòa sẽ đưa ra phán quyết cùng ngày. Dù tòa quyết định cho bất cứ bên nào, thì bên kia chắc cũng đưa lên Tối Cao Pháp Viện để định đoạt về sắc lệnh. Theo giới chuyên gia luật, tòa Tối Cao có thể mất cả năm để quyết định.

Tạm thời, những người có visas hợp pháp được phép vào Mỹ, và đã có những gia đình được đoàn tụ. Tuy nhiên, có những người vẫn bị trở ngại vì giấy tờ đã bị đóng dấu không hợp lệ.

Ông Trump đã bày tỏ sự giận dữ về việc lệnh cấm của mình bị tạm hoãn. Ông viết trên Twitter ngày 4/2, với giọng điệu coi thường và thách thức vị thẩm phán: “Phán quyết của kẻ được gọi là chánh án này, mà cơ bản là đã tước khỏi đất nước chúng ta quyền tăng cường luật pháp, thật lố lăng và sẽ bị dẹp bỏ.” Ông Trump còn hăm dọa thêm là nếu có điều gì xảy ra cho đất nước thì hãy trách ông chánh án và tòa án.

Phản ứng này của ông Trump đã bị một số giới chức Hoa Kỳ, ngay cả trong đảng Cộng Hòa, phê phán. Không những là ông Trump thiếu sự tôn trọng dành cho những giới chức thẩm quyền bên tòa, mà còn là không tôn trọng hệ thống tam quyền phân lập - nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ. Ông Trump cùng các phụ tá thân cận cũng thường tỏ ra không tôn trọng một khía cạnh căn bản khác của nền dân chủ, đó là quyền tự do ngôn luận; họ thường xuyên miệt thị và tấn công giới truyền thông vì đã bị truyền thông vạch trần những điều sai sự thật.


Ông Trump cũng từng tuyên bố những điều phi pháp và vi hiến trong lúc tranh cử. Nhưng bây giờ thì ông đã thực hiện điều mà giới chức thẩm quyền cho là phi pháp và vi hiến, tạo ra rất nhiều những chao đảo cho gia đình của các nạn nhân bị sắc lệnh của ông ngăn cách, sinh viên không thể trở về trường học và nhân viên không thể trở về nhiệm sở.

Việc nộp đơn kháng cáo là diễn biến mới nhất của một loạt các tranh cãi, biểu tình, chỉ trích dữ dội quanh lệnh cấm mà chính quyền ông Trump đưa ra gây xáo trộn vừa qua. Nhiều cuộc biểu tình đông đảo đã diễn ra, không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hàng ngàn người biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở London - Anh và gần tháp Eiffel ở Paris – Pháp hôm 4-2 vừa qua.Không chỉ các chính trị gia, các tổ chức hoạt động xã hội, mà nhiều người nổi tiếng cũng bày tỏ bất bình trước lệnh cấm này.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) quyết tâm phản đối nỗ lực của Tổng thống Mỹ. Ông Trump đang phải đối mặt với các đơn kiện từ nhiều tiểu bang: New York, Massachusetts, Virginia, Washington, California, New York, Pennsylvania cùng với các tổ chức, cá nhân, liên quan đến lệnh cấm nhập cư.

Chủ tịch đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell thuộc đảng Cộng Hòa cũng phê bình sắc lệnh vì có thể khiến cho các đồng minh Muslim hiểu lầm và bị ngăn cản khi tới Hoa Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn với Bill OReilly của Fox News chiều ngày 5-2, TT Trump nhất định là sắc lệnh đã được áp dụng rất suông sẻ ngay từ đầu, và nói sai sự thật là “chỉ có 109 người trong số hàng trăm ngàn khách du lịch, và với con số ít ỏi những người bị giữ này, họ chỉ bị giám xét thật kỹ mà thôi.” Ông Trump đã không kể tới hàng trăm ngàn người bị ngăn cản vì visas của họ bị từ chối, và đã có những người bị đuổi ra khỏi Mỹ sau khi máy bay của họ đã đáp xuống.

Đã có trường hợp một bé trai 5 tuổi bị còng tay và giữ hơn 4 tiếng tại phi trường quốc tế Dulles, Washington DC. Em bị coi là thành phần “nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Thực ra, em là công dân Mỹ sống với mẹ người gốc Iran tại Maryland.

Sau khi có phán quyết từ Chánh án Robart bắt ngưng sắc lệnh của ông Trump, Bộ Nội An đã ngưng mọi sự bắt bớ, cấm cản, và Bộ Ngoại Giao đã phục hồi hằng trăm ngàn các visas hợp lệ bị ngưng vì sắc lệnh. Các nhà hoạt động đã khuyến khích khách du lịch từ những quốc gia bị cấm mau chóng lên đường trong khi lệnh tòa cấm sắc lệnh còn đang hiệu nghiệm.

Trong lịch sử Mỹ mới có hai lần sắc lệnh hành pháp của tổng thống bị ngành tư pháp bãi bỏ. Sắc lệnh đầu tiên của của Tổng thống Harry Truman ban hành năm 1952, yêu cầu chính phủ kiểm soát các nhà máy thép. Sắc lệnh thứ hai là của Tổng thống Bill Clinton ban hành năm 1995, ngăn chính phủ ký hợp đồng với các công ty thuê người thay thế công nhân đình công.

97 Đại công ty kỹ thuật nộp đơn kiện sắc lệnh di trú của TT Trump

(06/02/2017) Rất nhiều đại công ty kỹ thuật cao tại Hoa Kỳ đã thành công nhờ di dân, và nếu cấm người nhập cư thì nước Mỹ đã không có Apple. EBay, Oracle cũng nằm trong số các công ty được xây dựng bởi những người Mỹ có gốc gác từ những nước mà ông Trump đang muốn cấm nhập cảnh.

Hai nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs và Steve Wozniak đều là con của người nhập cư từ Syria. Ông Bob Miner, đồng sáng lập công ty Oracle, là con của di dân từ Iran. Nhà sáng lập eBay, Pierre Omidyar cũng là người gốc Iran.

Ngoài ra, rất nhiều chuyên gia kỹ thuật tại Mỹ là người nhập cư, dù không phải từ vùng bị sắc lệnh cấm, thí dụ đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang đến từ Đài Loan, Jeff Bezos, CEO Amazon, có cha là người Cuba.

Ngày 5-2, 97 công ty kỹ thuật đã nộp đơn kiện sắc lệnh di trú của ông Trump trên căn bản sắc lệnh này phi pháp và vi hiến.

Tổng thống Trump không được phát biểu trước quốc hội Anh

(07/02/2017) Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow đã phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước quốc hội trong chuyến thăm nước này, và đã được các. đồng viện vỗ tay tán thưởng.

Ông Bercow tuyên bố: "Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, quốc hội phản đối tư tưởng phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính... Trước khi ông ấy ban hành lệnh cấm nhập cư, bản thân tôi đã phản đối mạnh mẽ việc mời TT Trump phát biểu tại quốc hội. Sau khi sắc lệnh cấm nhập cư được ban hành, tôi càng phản đối mạnh mẽ hơn."

Tuy đã được bà Thủ tướng Anh Theresa May mời sang thăm Anh quốc khi bà ghé Washington DC tháng trước, nhưng ông Trump đã bị người dân Anh phản đối mạnh mẽ.. Khoảng hai triệu người Anh đã ký đơn yêu cầu hủy bỏ lời mời, và không tiếp ông Trump như quốc khách. Quốc hội Anh sẽ thảo luận về vấn đề này vào cuối tháng 2.

Ý kiến bạn đọc
10/02/201704:21:51
Khách
Viết Lung Tung, các cụ đã bảo. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Nghe tin tức hôm nay tòa phán chưa? Nói tới TT Trump dù đúng hay sai là săn quần chửi người ta liền. Chán mấy ba mấy má trong này quá!
10/02/201702:45:25
Khách
"Tòa kkháng án liên bang từ chối phục hồi sắc lệnh của Trump"
Hoan hô , đừng tưởng ta TT muốn làm gì thì làm . Có ĐDC hùng mạnh nên Trump và bọn CH bó tay .... Đầu óc Trump rỗng tếch nên làm gì cũng bị dân chúng phản đối .... chắc ngủ trong tòa Bạch ốc nhiều lắm là 100 ngày là cuốn gói thôi .... TT gì mà đần quá cở .... so với TT Obama hay bà Hillary thua một trời một vực .
09/02/201721:31:26
Khách
Hoan Ho Mr. Trump.
09/02/201707:41:31
Khách
Tác giả biết tiếng Anh thì làm ơn hỏi Thống-Đốc CA hiện tại là ngày trước sao cấm cản người Việt-Nam tỵ nạn vì lý do gì vậy. Nếu không dám hỏi thì dẹp đi đừng bày đặt viết kiểu hít bả mía. Nầy nhé tôi ví dụ nhà bạn và hàng xóm giao du thân mật nhưng nhà hàng xóm có nuôi cho dữ. Sau một trận gió lớn hàng rào phía nhà bạn bị xiêu đổ thì bạn làm sao khi con chó dữ bên cạnh có thể nguy hiểm cho bạn và thân nhân nhà bạn. Biện pháp tốt nhất là bạn phải tạm thời tìm biện pháp ngăn chận con chó trong thời gian chỉnh đốn sửa chửa hàng rào .....bạn hiểu chưa. Bạn có phải là dân tỵ nạn chăng ? nếu có thì cũng hiểu là đôi lúc chính quyền Mỹ cũng suspend người Việt vậy và còn tện hơn nữa là chính thống-đốc ca hiện nay cũng muốn ngăn chận dân Việt tỵ nạn thế mà cũng hiện nay mở miệng tru tréo lọan xạ....nếu bạn là Trần-diệu-Chân đôi lúc có viết bài cho TVHS thì nên chánh ngữ nhé.
09/02/201704:52:34
Khách
Tác giả chỉ copy những nhận định một chiều của bọn thiên tả nói láo
09/02/201701:14:09
Khách
Hay nhỉ. Người ta chỉ ghi laị vả đưa lên những gì đang xảy ra thôi mà... Việc kiện cáo hai bên sẽ được toà án cấp cao giải quyết mà. Tối Cao Phap Viện mà phán thì thẳng nào dám cải ??? ( Nhưng mả chưa dến phiên cuả TCPV. )Ráng chờ xem ...
08/02/201721:32:59
Khách
Việc Trump rào giậu, xây tường .... tất cả vì an ninh nước Mỹ !
Ngưà bệnh hơn chữa bệnh, khó khăc cho một số người hơn là có người phải chết một cách oan uổng theo tôi đây là hành động nhân đạo !
Giống như một gia đình, khi thấy kẻ khả nghi, khi nghi hoặc có sự trà trộn của những phần tử xấu, người quản lý nào mà cứ lờ đi, lấy cớ tự do, lấy cớ nhân đạo thì hắn là người vô đạo và tắc trách ! Trump không để mình mắc vào cái tội bất cẩn và tắc trách đó, ông chính là người khôn ngoan vì đã biết lo trước cái lo của trăm họ, Trump mới chính là người tốt !
Cái tốt của Robart là cái tốt vơ đũa, tốt để buông thả cho những kẻ thừa cơ có thể giết hại đồng bào mình ! Đó chính là việc làm bất cẩn và tắc trách !
Một trong hai, hỏi ai là người tốt thật và có bổn phận và trách nhiệm thật ?
Dứt khoát TT Trump !
Theo tôi, ai buông thả, ủng hộ cho những điều buông thả nhất định sẽ lãnh hậu quả vì kẻ khủng bố không bao giờ làm tốt cho những người làm tốt cho nó, vì loài hổ mang không khi nào từ bỏ nọc độc, không khi nào dùng giáo huấn yêu thương mà làm cho Satan cải tà qui chính !
Câu nói - Ai không thâu góp với ta chính là kẻ phản ta - được hiểu rộng ở đây là Diệu Chân và Robart chính là kẻ phản bội dân Mỹ vì đã ủng hộ và ra luật để kẻ khủng bố có cơ sở len lỏi vào và tiến hành !
Tôi lường trước và đoán trước nhiều chuyện không sai, lần này Robart và Diệu Chân sẽ bị ăn đòn và sẽ khóc !
08/02/201719:38:32
Khách
Trump đã nói - ông James Robart ngăn ngữa luật của T rump khiến nhiều kẻ xấu vui mừng !
Đọc qua bài của tác giả Trần Diệu Chân, tôi nghĩ you là loại người đó, đang vui mừng hả dạ, vì biết đâu qua sự ngăn cấm lệnh Trump mà đã lọt được vài tên tương lai sẽ là khủng bố, Diệu chân chắc chắn hả dạ !
Hãy nghĩ tới giống như là cháu Trinh hay Linh gì đó đã chết vì những con sói đơn độc !
Theo tôi nếu Obama là biết rà soát kỹ như Trump thì sẽ không có cảng người VN như cháu Trinh đã chết và không biết bao nhiêu người khác nữa trong nhiều vụ, như marathon, như vụ hộp đêm của người đồng tính !
Coi chừng, tôi không trù ẻo, tác giả sẽ phải khóc thê thảm vì đã đồng tình trong việc chống lệnh của Trump !
08/02/201715:38:28
Khách
Trần Diêu Chân viết bài củ mèm mang nặng đầu óc khuynh tả lại không có một chút kiến thức về hiến pháp Hoa Kì.
Thứ Nhất, TT có quyền dùng sắc lệnh hành pháp để ngăn cấm bất cứ công dân ở quốc gia nào vào Mỹ nếu cảm thấy an ninh quốc gia bị đe doạ.
Cái sai thứ nhất của thẩm phán Robert là diển dịch sắc lệnh hành pháp của TT Trump theo tình cảm mà không diển giảì sắc lệnh của TT có vi hiến hay không,
Cái sai thứ hai của thẩm phán Robert là đã vượt qua quyền hành pháp, tức là toà án không được phép xen vào quan hệ ngoại giao hoặc tình trạng an ninh của quốc gia mà chính phủ đang thi hành.
Còn cái đám truyền thông dòng chính đã đưa những tin tức sai lệch để điều hướng cách nghĩ của quần chúng theo khuynh hướng thiên tả để đả kích ông Trump, mà ngay cả chính tác giả bài viết này Trần Dịu Chân cũng cũng bị sai lệch, mà cái tên Trần Dịu Chân là ý nghĩa của sự chân thật.
Thiết nghĩ người cầm bút nên viết đúng đắn một tí, đừng dùng cây bút của mình theo quan niệm Đệ Tứ Quyền mà viết lung tung.
Cảm ơn Trần Dịu Chân
08/02/201714:55:33
Khách
Theo như tin tức được tiết lộ từ Tòa Bạch Ốc, nếu sắc luật cấm di dân bị
ngăn chận, thì Ông Trump sẽ ra lịnh cho Bộ Ngoại Giao, Bộ An Ninh Nội
Địa, kiểm soát thật chặc chẽ những người từ các nước Hồi Giáo muốn
có Visa đến Mỹ, điều nầy có nghĩa là, Tổng Thống Trump sẽ "lách" lịnh
của Tòa Án để làm mà không vi phạm lịnh của Tòa !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.