Hôm nay,  

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

03/02/201700:03:00(Xem: 9293)

Tôi phản đối sắc lệnh về tị nạn và di dân

 

Bùi Văn Phú

 

Một tuần sau khi nhậm chức, hôm 27/1/2017 Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ với những hạn chế mới.


Tôi phản đối sắc lệnh này vì nó có thể vi phạm pháp luật hiện tại và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Theo sắc lệnh này, việc nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ sẽ tạm đình chỉ 4 tháng.


Đối với bảy quốc gia gồm Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia thì các chương trình tị nạn, di dân sẽ bị đình hoãn cho tới khi Bộ Ngoại giao xem xét lại thủ tục thanh lọc những người muốn vào Mỹ, sau đó sẽ tham khảo với giới chức an ninh và quốc phòng để bảo đảm những người được cho vào Mỹ sẽ không đe dọa an ninh Hoa Kỳ.


Bảy quốc gia có tên trong sắc lệnh là những nước với đa số dân theo Hồi giáo. Riêng người dân từ Syria sẽ không được vào Mỹ với tư cách tị nạn cho đến khi có lệnh mới.


Chiều ngày 28/1/2017 hơn một trăm người có nguồn gốc từ 7 quốc gia vừa kể và là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ đã bị nhân viên di trú tra vấn khi qua các phi cảng New York, Philidelphia, Los Angeles và San Francisco.


Hàng nghìn người đã kéo đến phi trường biểu tình phản đối chính sách mới của chính quyền Trump. Nhiều nhà hoạt động dân quyền và luật sư di trú đã có mặt tại chỗ để tìm cách giúp những hành khách bị ảnh hưởng.


Tôi cho rằng việc hành khách từ 7 quốc gia đó bị tra vấn thêm là điều vi phạm luật lệ hiện hành vì mang tính phân biệt đối xử.


Nhiều người Việt có thẻ xanh, đi Việt Nam rồi trở lại Mỹ không có ai bị tra hỏi thêm hay làm khó dễ liên quan đến di trú, nếu đã không có hành vi phạm pháp. Những người từ các quốc gia khác cũng thế, nếu là thường trú nhân Hoa Kỳ cũng không gặp khó khăn khi trở lại Mỹ.


Thế thì tại sao người dân từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới, cũng có thẻ xanh, nhưng chỉ vì họ đến từ những quốc gia đạo Hồi thì lại bị đối xử khác biệt?


Tổng thống Trump cho rằng sắc lệnh đó nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ.


Nhiều người phản đối lập luận vừa nêu và cho rằng điều đó sẽ không giúp cho an ninh của Mỹ mà còn có ảnh hưởng xấu tới Hoa Kỳ trên thế giới.


Hầu hết các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ và cũng có một số vị dân cử thuộc Đảng Cộng hòa như các Thượng Nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham phản đối sắc luật này.


Các nhà ngoại giao là những người trực tiếp thi hành chính sách tị nạn và di dân của chính phủ Mỹ. Sắc luật mới đã khiến cả nghìn giới chức ngoại giao làm việc tại nhiều nơi trên thế giới bày tỏ ý kiến không đồng tình với chính sách mới của Tổng thống Trump.


Các tổ chức bảo vệ dân quyền mạnh mẽ phản đối và ngay lập tức Liên đoàn Dân quyền Mỹ (American Civil Liberties Union, A.C.L.U) đã đứng đơn kiện hành pháp. Một thẩm phán ở New York ngay sau đó đã ra án lệnh tạm thời không cho giới chức di trú giam giữ những người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.


Có những ý kiến cho rằng nếu để những người có gốc Hồi giáo nhập cư là sẽ gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố.


Chính quyền Trump đưa ra lý do an ninh, vì sợ khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Nhưng 19 tên khủng bố tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 không phải là người từ 7 quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh của Tổng thống Trump. Trong 19 tên khủng bố đó, 15 tên đến từ Saudi Arabia, còn lại từ Ai Cập, Lebanon và United Arab Emirates.


Đồng ý rằng vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ năm 2001 khiến 3.000 người thiệt mạng là một biến cố kinh hoàng. Từ đó các chính sách và biện pháp an ninh của nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi để bảo đảm những vụ tấn công như thế sẽ không xảy ra nữa.


Tại Hoa Kỳ từ đó đến nay đã có thêm một vài vụ tấn công khác mang tính cách khủng bố, như ở Florida và California mà kẻ chủ mưu có nguồn gốc từ quốc gia theo đạo Hồi.


Nhưng trong nội địa nước Mỹ cũng đã có nhiều vụ tấn công giết người hàng loạt không do người Hồi giáo chủ mưu.


Vụ đánh bom vào tòa nhà liên bang ở Oklahoma City năm 1995 làm 168 người chết, mấy trăm người bị thương. Giáng Sinh năm 2012 có nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook gây tử vong cho 21 học sinh.


Năm 2007 một sinh viên gốc Nam Triều Tiên dùng súng tấn công vào trường Virginia Tech University cũng gây tử vong cho 32 người.


Năm 1991 ở Sacramento, California, có ba anh em gốc Việt đem súng vào một tiệm bán đồ điện tử bắt giữ người làm con tin và gây tử thương cho 6 người.


Nhưng chính sách di trú của Hoa Kỳ đã không có những thay đổi nhắm vào người tị nạn hay di dân từ Nam Triều Tiên hay Việt Nam.


Hơn 40 năm đã trôi qua từ đợt di tản của người Việt tị nạn cộng sản năm 1975. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nhiều vị dân cử Mỹ thời đó đã không đồng ý với chính sách của Tổng thống Gerald Ford cho nhận người Việt vào Mỹ định cư. Phản đối mạnh mẽ nhất là các nhân vật dân cử thuộc Đảng Dân chủ như Thượng Nghị sĩ Joe Biden (sau này là phó tổng thống), Thượng Nghị sĩ George McGovern, và Thống đốc California thời đó là Jerry Brown.


Khi có làn sóng vượt biển thì Tổng thống Jimmy Carter đã giang tay đón nhận thuyền nhân và sau nhiều chương trình cho người Việt vào Mỹ định cư như H.O., con lai, ROVR, đến nay vẫn còn chương trình đoàn tụ gia đình đã cho hàng trăm nghìn người Việt có cơ hội định cư tại Mỹ.


Thế thì tại sao chính sách mới của Tổng thống Trump lại ngăn cản những người đến từ một vùng đất khác hay có tôn giáo khác vào Mỹ? Đó là lý do tôi phản đối sắc luật này vì có tính phân biệt đối xử căn cứ vào chủng tộc, tôn giáo.


Người Mỹ gốc Việt cũng đều là người tị nạn chạy trốn áp bức hay di dân vào Mỹ để tìm cơ hội thăng tiến đời sống. Những người đến Mỹ từ những quốc gia khác cũng chỉ có mơ ước như chúng ta.


Hoa Kỳ là một quốc gia hình thành và phát triển bởi những di dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi có biến cố 11/9 đã có nhiều công dân Mỹ với nguồn gốc từ những quốc gia đạo Hồi và, cũng như mọi di dân khác chọn Hoa Kỳ làm quê hương, họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước này.


Steve Jobs sáng lập ra công ty Apple là người gốc Syria.


[Nguồn: VOA]

blank

H01: Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

blank

H02: Người tị nạn Việt rời trại Bataan, Philippines đi Mỹ định cư năm 1987 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


Ý kiến bạn đọc
10/02/201704:09:38
Khách
Tôi thật xấu hổ vì trong chúng ta còn có những người qúa du thủ du thực nói năng lỗ mãng thất học như một số í kiến trên.
Nguyen Nang
09/02/201703:01:08
Khách
Xin xem đoạn phim ngắn trên You tube , có bài diễn văn của TT Clinton đọc năm 1995 trước Q/Hội nói về tệ nạn di dân lậu và những biện pháp cần phải làm để giải quyết ,
và TT Obama cũng lập lại cùng quan điểm như trên tại tòa Bạch Ốc .
Không thấy ai gào la , biểu tình , đập phá , thưa kiện , phá rối .
Bây giờ TT Trump cũng đưa ra những biện pháp như vậy thì bị bọn cấp tiến
phá thối .
Không phải chúng yêu nước , thương người chi đâu , chỉ vì thua đậm kỳ bầu cử này , mất quyền lợi nên nhiều người cấp tiến nấp trong bóng tối giật dây , lợi dụng những người trẻ tuổi máu nóng quậy nát , gây khó khăn , trì hoãn không để chính quyền mới làm việc bảo vệ công dân nước này

.https://www.youtube.com/watch?v=vmhcLwaZ-AM

Xin mời ông Phú xem đoạn phim này .
08/02/201707:40:07
Khách
(Phần Ba)
Thưa ông Phú, ông có thấy TT Trump cần phải rà soát lựa lọc lại vấn đề an ninh mà cựu TT Obama đã lơ là cho qua. Ông Phú có lòng nhân đạo rất cao thượng, rất đáng quý, nhưng ông làm nhân đạo mà muốn để cho người khác chi tiền cho ông ! Ông có lòng thương người khốn khổ, cũng giống như nhà tỉ phú tuổi trẻ tài cao Mark Zuckerburg . Các ông đều muốn cứu giúp toàn thể thành phần di dân bất hợp pháp, vì các ông có cùng một luận điệu cho rằng lớp di dân bất hợp pháp nầy là nguồn lợi to lớn làm cho nước Mỹ giầu có và vĩ đại như ngày nay.
Các ông đã nhầm lẫn rồi. Lớp người nào đã đóng góp cho sự hiện hữu và thịnh vượng của Hoa kỳ để có như ngày nay. Xin các ông hãy lật lại các trang sử có 400 năm oai hùng, từ lúc người da trắng bên Âu châu đóng thuyền bườm mạo hiểm khám phá tân lục địa của người dân da đỏ. lần lần họ khai khẩn từ Đông qua Tây, và cứ tiếp tục các nhà giầu có, trí thức, thợ thuyền, các nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo muốn tìm nơi để xây dựng cuộc sống mới không lệ thuộc vào mẫu quốc.
Các ông nay chống Trump vì Trump là một TT cách mạng, ông sẽ thay và sửa đổi mọi thứ để phục vụ cho nhân quần xã hội. Các ông sợ bị đụng chạm tới các quyền lợi to lớn mà lâu nay cácoong quen có. Các ông sợ mất chương trình H1-B Vísa. Các ông không thấy các con em kỹ sư của chúng ta ra trường không có chhoox làm, đành phải xin part time ở Costco , ở Target , ở Mc Donald. Các ông có thật sự thương hại lớp người di dân bất hợp pháp không. Nếu một ngày kia, các ông nhận thấy TT Trump phục hồi kinh tế làm cho các đại công ty trong nươncs thịnh vượng, giầu có gấp đôiu, gấp ba như hiện nay, các ông có bỏ quên lớp người làm cho nước Mỹ tốn kém nầy không.
08/02/201707:04:14
Khách
Jessica Vaughan, a former visa officer said the Obama administration failed to do, even basic screening much oft the time, including waiving required interviews with those seeking to go to the US. But she said the problem didn't end there.
" In the other case, officers were not allowed to look very deeply into the applications that they got ""
Vaughan said: " the claims they made on their applications were not always verified. Officer we're told to assume that they were qualified and not ask too many questions.
[ there was ] not a lot fraud prevention work taking place ".
08/02/201706:50:52
Khách
Tôi vô cùng kinh ngạc, không ngờ nhà biên khảo kỳ cựu Bùi Van Phú mà lại có thể viết một bài báo như thế nầy. Tôi cũng vô cùng sững sốt ông Phú có thể đứng lên vỗ ngực công khai hô hào chống phá lệnh trị quốc an dân của TT Hoa kỳ. Ông xúi dục, kích động chống phá TT và chính phủ Hoa kỳ. Chính ông đã vi phạm luật pháp và Hiến pháp Hoa kỳ. Nếu ông làm như thế ở CSVN thì chắc chắn ông sẽ bị cho đi mò tôm từ khuya rồi!
Ông cho rằng các sắc lệnh của TT Trump không giúp thêm an ninh cho Mỹ, mà chỉ làm ảnh hưởng xấu thêm Hoa kỳ đối với thế giới
Xin đề nghị ông Phú nên đọc thêm bài " Tiêu thổ kháng chiến chống Trump" của ông Vũ Linh ở cùng trên viêtbao online để có thêm tài liệu tham khảo.
Ông quá bận tâm chống TT Trump, không để thì giờ đọc thêm tin tức vô cùng quan trọng sau đây.
( Xin xem phần trích đoạn báo Mỹ )
07/02/201718:12:54
Khách
Cám ơn nhà báo Bùi Văn Phú đã nói lên tiếng nói của sự thật!
Hai bạn Khach & July 👍😂. & 2 bạn có nhận thấy là những người Bợ Trump hình như không ăn cơm hay bánh mì, họ ăn ... 😉
07/02/201706:24:05
Khách
Ô Jerry Brown hay Joe Biden cả hai cũnh chỉ là những con ngưòi cơ hội, đón gió để mở cờ tung bay..Chớ bây giờ hai cha này, lại ca tụng người Việt Tị Nạn CS ở Hoa Kỳ hết mình, hết sức, để còn hy vọng có phiếu bầu cho mình , làm vua.
07/02/201706:16:24
Khách
Nếu tôi là Ông Trump, thì sẽ đồng ý với Bạn Tâm NGuyễn, và sẵn ssàng viện trợ súng, đạn Hỏa Tiển, xe tăng Tầu bò cho những ngưới tị nạn từ 7 nước đưọc nêu tên, để họ cùng dân tộc họ nổi dậy chống chế dộ bạo tàn đương thời, làm họ phải trốn chạy. Nhưng biết đâu những người này họ trả lời, " Không dám nhận " Vậy Nưóc Mỹ nhận họ làm gì..??? Bởi biết đâu họ đang trá hình , để rồi diệt nưóc Mỹ, bằng những cái chết 1 đổi trăm mạng, đầy tính chất cuồng tín.. Thôi phòng bệnh hơn chữa bệnh, như Ô Trump làm là chính xác.
06/02/201718:28:50
Khách
Ha ha tui đồng ý với người "Khách" comment dưới. Phãi ca ngợi thầng Xì Trum thật nhiều, sao lại phản bác. Vì bọn bợ Xì Trum trong này nó xúm lại ăn thịt đó
06/02/201717:16:36
Khách
@ Mr Minh Khánh .
Ông Minh Khánh ơi , nếu Ông muốn comment của Ông không bị kiểm duyệt thì Ông cứ ca tụng DC càng nhiều càng tốt và cứ chửi CH hết ga , xả láng luôn ; là comment của Ông không những không bị kiểm duyệt mà có khi còn được chia commission nữa không chừng ! Và nhất là comment sẽ được đăng lại nhiều lần . Xin nhớ là nếu Ông có commission , rủ tôi đi uống caphê nhé . Chúc Ông may mắn .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, đường tình duyên của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược...
✱The Economist: Tác động của vụ chính phủ Nga giảm cung cấp khí đốt đã không dẫn đến mức "thảm họa gas" như một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây. ✱The Politico Europe: Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Nhưng đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số này tiếp tục giảm...
Mỹ đã đứng ra bảo đảm an toàn ở Đông Á trong nhiều thập niên gần đây, nhưng Trung quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu thách thức, tạo nên sự căng thẳng giữa quan hệ Mỹ - Trung. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế cộng với tham vọng bành trướng là điều không thể chối cãi. Chừng nào chế độ độc tài Trung cộng còn khăng khăng đòi quyền nuốt chửng Đài Loan bằng bất kỳ phương tiện nào, cộng thêm tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông bất chấp các nước láng giềng nghĩ gì, thì sự căng thẳng đó còn tiếp tục.
Chỉ còn 30 tháng nữa tới kỳ Đại hội đảng CSVN khóa XIV, nhưng tình trạng “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” và “tham nhũng, tiêu cực” vẫn trơ ra như đá khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ...
Hà Tĩnh có nhân sự đứng đầu Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch/ Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên/ Môi Trường, Ngân Hàng Nhà nước và cả đống Ủy Viên Trung Ương Đảng mà năm nào cũng ngửa tay đi xin gạo, và con dân địa phương thì phải tha phương cầu thực khắp nơi (làm việc như nô lệ ở xứ người) để có tiền gửi về nhà cứu đói thì có hãnh diện chi mà khoe khoang về cái “bọn ăn trên ngồi trốc” và cái “đám ăn không ngồi rồi” này!
Sau sáu tháng điều tra, Cựu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã bị một đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố về vụ các tài liệu mật, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống và cũng là một ứng cử viên tổng thống bị truy tố về tội hình sự. Trump đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và tuyên bố ông hoàn toàn vô tội . Những người bênh vực Trump đã giận dữ tố cáo rằng đây là một đòn phép của Biden nhằm đàn áp và hạ gục đối thủ, ứng cử viên hàng đầu sáng giá nhất của Đảng Cộng Hòa. Nhiều đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã tố cáo Bộ Tư Pháp đối xử bất công với tổng thống thứ 45. Vấn đề những người bênh vực Trump đặt ra là vì sao các vị tổng thống tiền nhiệm khác, khi rời Bạch Ốc đều đóng thùng mang tài liệu theo nhưng không ai bị “sờ gáy”, nhưng với Trump thì mọi chuyện đều khác.
Chương trình hưu trí và khuyết tật đã bị thâm hụt ngân quỹ kể từ năm 2010. Quỹ tín thác của chương trình, nắm giữ số tiền 2,7 ngàn tỷ MK, đang giảm đi nhanh chóng. Những người nắm trách nhiệm về An Sinh Xã Hội, một nhóm bao gồm các bộ trưởng của các Bộ Ngân Khố, Lao động, Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, cũng như Ủy viên An Sinh Xã Hội, dự đoán rằng quỹ tín thác sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2033. Theo luật hiện hành, khi quỹ tín thác cạn tiền, An Sinh Xã Hội chỉ có thể trả các khoản trợ cấp từ các nguồn thu thuế chuyên dụng (dedicated tax). Tức là, lúc đó, họ sẽ chi trả khoảng 77% các khoản trợ cấp. Nói cách khác cho dễ hiểu, theo luật hiện hành, khi quỹ ủy thác cạn kiệt, những người thụ hưởng An Sinh Xã Hội sẽ thấy khoản tiền nhận hàng tháng bị giảm 23% vào năm 2034.
Và nếu (lỡ) quần chúng có quay “lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin… với Quan họ, Chèo, Ca trù… với văn hoá đích thực” thì hãy chỉ mặt vào thủ phạm mà… mắng chửi, chứ sao lại (tráo trở) đổ thừa cho nạn nhân như vậy chớ?
Tại sao nhiều cán bộ Đảng và viên chức Nhà nước “né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng?” Đó là thắc mắc được bàn cãi rộng rãi trong và ngoài chính quyền ở Việt Nam từ sau Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đáng XIII kết thúc ngày 17/5/2023, nhưng không ai biết nguyên nhân và làm sao để chấm dứt tình trạng này...
Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc phá hoại quyền tự do ngôn luận ở Úc khi tìm cách ngăn cản người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng xuất hiện theo lịch trình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc trong tháng này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.