Hôm nay,  

Các Ứng Cử Viên Vào Hội Đồng Giáo Dục

03/11/201600:00:00(Xem: 4427)

Trong cuộc bầu cử hiện nay, có nhiều ứng cử viên gốc Việt tranh cử vào các chức vụ ủy viên giáo dục tại nhiều khu học chánh trong các khu vực có đông người Việt Nam. Đây là các chức vụ dân cử rất quan trọng, nhưng ít được cộng đồng lưu ý, hỗ trợ hay vận động vì các chức vụ này khó vận động gây quỹ. Hơn nữa, các ưcv này phần lớn là tranh cử lần đầu tiên nên không quen biết nhiều hay thông thạo về các thực tế về tranh cử chính trị. Sau đây là các ưcv cần được khối cử tri gốc Việt lưu tâm hơn.

Học Khu Westminster

HK Westminster có khoảng 10,000 học sinh từ lớp mẫu đến lớp 8 tại 10 trường tiểu học và trung học cấp I trong các thành phố Westminster, Midway City, Fountain Valley và Huntington Beach. Học Khu có khoảng 40% học sinh gốc Việt và đây là học khu có tỉ lệ học sinh gốc Việt đông nhất ngoài Việt Nam. HK Westminster đã tiên phong mở ra chương trình giảng dạy chương trình song ngữ từ toàn phần từ lớp mẫu giáo và chương trình này cần được bảo vệ và phát triển.

Trong cuộc tranh cử hiện nay, có hai ưcv gốc Việt tranh cử vào hai vị trí trên Hội Đồng Giáo Dục, đó là Luật Sư Karl Trương và Frances Nguyễn Thế Thủy cùng với một ưcv khác là Luật Sư Jamison Power, ủy viên đương nhiệm hiện nay. HK Westminster có khoảng 35,500 cử tri, trong đó có khoảng 12,000 cử tri gốc Việt. Trong cuộc bầu cử năm 2012, cũng với 3 ưcv, hai ưcv đắc cử với số phiếu 12,410 cho Amy Walsh và 11,307 cho Jamison Power.

Luật Sư Karl Trương là một luật sư trẻ, có nhiều kinh nghiệm làm việc về lãnh vực giáo dục với các cấp chính quyền liên bang và tiểu bang và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hiệp hội các thầy cô giáo trong Học Khu. Bà Frances Nguyễn Thế Thủy từng là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California và Chủ Tịch Phòng Thương Mại Westminster. Cả hai đều có nhiều kinh nghiệm và khả năng khác nhau để bảo vệ tiếng nói và quyền lợi của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây.

Trong cuộc bầu cử này, các ưcv cần khoảng 12,500 phiếu để được đắc cử. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của khối cử tri gốc Việt dành cho hai ưcv gốc Việt rất là cần thiết để có tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster.

Học Khu Garden Grove

Học Khu Garden Grove có khoảng 48,000 học sinh từ cấp mẫu giáo đến trung học tại 68 trường từ các cấp tiểu học, trung học cấp I và trung học cấp II, bao gồm một phần của 7 thành phố lân cận là Garden Grove, Westminster, Santa Ana, Fountain Valley, Stanton, Anaheim và Orange. Đây là lần đầu tiên Học Khu Garden Grove bầu cử theo đơn vị khu vực. Khu vực 5 là một trong ba khu vực đang được bầu cử lại. Khu vực 5 bao gồm phần lớn khu vực phía nam Đường Garden Grove, phía tây đường Euclid, phía bắc đường Edinger và phía đông đường Magnolia. Đây là khu vực có đông người Việt Nam nhất trong số các khu vực bầu cử của Học Khu Garden Grove. Theo thống kê trong hồ sơ chia khu vực bầu cử, có khảng 62% là cư dân gốc Việt. Trong danh sách cử tri, có khoảng 22,000 cử tri trong Khu Vực 5, trong đó khoảng 13,000 là cử tri gốc Việt, tức khoảng 60%.

Trong cuộc bầu cử này có hai ưcv, đó là Luật Sư Dina Nguyễn, Cựu nghị Viện Garden Grove và đương kiêm Giám Đốc Đặc Khu Thủy Cục Quận Cam, tranh cử với đương kiêm Ủy Viên Linda Reed, một đương kiêm ủy viên kỳ cựu trên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove. Luật Sư Dina Nguyễn là một vị dân cử rất quen thuộc trong cộng đồng Việt Nam, ngay cả trước khi phục vụ 8 năm trên Hội Đồng Thành Phố Garden Grove.


Với sự tập trung đông đảo của các cư dân và cử tri gốc Việt trong khu vực này và do đó Ls Dina Nguyễn rất có nhiều cơ hội được đắc cử. Tuy nhiên, kết quả đó còn tùy thuộc rất nhiều vào tỉ lệ tham gia bầu cử của khối cử tri gốc Việt trong khu vực này.

Học Khu Huntington Beach

Học Khu Huntington Beach bao gồm thành phố Westminster, Midway City và Huntington Beach, có 6 trường trung học cấp II kể cả hai trường trung học Westminster và Fountain Valley là nơi có rất đông học sinh Việt Nam. HK Huntington Beach có khoảng 168,000 cử tri, trong đó chỉ có khoảng 21,000 cử tri gốc Việt.

Kỹ sư Tạ Trung là ưcv gốc Việt duy nhất trong số 5 ưcv, trong đó hai ưcv đương nhiệm, đó là ông Michael Simons and và Susan Henry, là hai thành viên kỳ cựu trên hội đồng này. Ks Tạ Trung đã từng có hơn 25 năm sinh hoạt trong các lãnh vự văn hóa và giáo dục trong cộng đồng Việt Nam như Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng hay Hội Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng. Ông cũng là Chủ Tịch Hội Dân Chủ Việt Mỹ tại Quận Cam.

Học Khu Đại Học Cộng Đồng Coast

Đặc Khu Đại Học Cộng Đồng Coast bao gồm khu vực có các thành phố Westminster, Garden Grove, Huntington Beach, Fountain Valley và Costa Mesa. Học khu này có các trường đại học cộng đồng như Goldenwest, Orange Coast và Coastline, là những trường đại học có rất đông sinh viên gốc Việt. Các ủy viên giáo dục tại Học Khu Coast đại diện theo khu vực nhưng được cử tri trên toàn học khu bỏ phiếu.

Trong cuộc bầu cử này có hai ưcv gốc Việt tranh cử vào hai chức vụ ủy viên đại diện cho hai khu vực khác nhau. Bác sĩ Jonathon Bảo Huỳnh tranh cử vào Khu Vực 5 chống lại ủy viên đương nhiệm Mary Hornbuckle và anh Vọng Xavier Nguyễn tranh cử vào Khu Vực 2 chống lại ủy viên đương nhiệm Jerry Patterson. Cả hai ưcv trẻ tuổi này phải đương đầu với các ủy viên đương nhiệm kỳ cựu trên hội đồng giáo dục này.

Vì các cử tri trên toàn học khu bỏ phiếu cho các ưcv đại diện cho từng khu vực, hai ưcv gốc Việt cần rất nhiều sự hỗ trợ của khối cử tri gốc Việt trong khu vực học khu.

Học Khu Đại Học Cộng Đồng Rancho Santiago

Học Khu Đại Học Cộng Đồng bao gồm khu vực Thành phố Santa Ana, Garden Grove và Orang và có hai trường đại học cộng đồng là Rancho Canyon và Santa Ana College là nơi có đông sinh viên gốc Việt nhất tại Quận Cam. Khác với Học Khu Coast, tại Học Khu Rancho Santiago, các ưcv được tuyển chọn bởi các cử tri theo từng khu vực.

Trong cuộc bầu cử này, anh Steven Nguyễn sẽ tranh cử vào khu vực 5 chống lại 3 ưcv khác, kể cả ủy viên đương nhiệm Claudia C. Alvarez, một vị dân cử kỳ cựu trong khu vực Santa Ana, kể cả hơn 10 năm là nghị viên tại Thành Phố Santa Ana.

Kết Luận

Tất cả các ưcv gốc Việt tranh cử vào các hội đồng giáo dục trên đây đều xứng đáng được cộng đồng Việt Nam hỗ trợ để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của cộng đồng Việt Nam. Trong thời gian tranh cử vừa qua, nhiều cử tri gốc Việt vẫn không được nghe đến các ưcv này vì các chức vụ này không được người người quan tâm cũng như khó gây quỹ vận động tranh cử. Tuy nhiên sự đại diện của các ưcv này rất quan trọng cho tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong khu vực liên hệ.

Vấn đề còn tùy thuộc rất nhiều vào tỉ lệ tham gia bầu cử của khối cử tri gốc Việt trong kỳ bầu cử sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.