Hôm nay,  

Kỷ Niệm 60 Năm Kháng Chiến Cách Mạng Budapest Hung Gia Lợi

23/10/201617:38:00(Xem: 3961)
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
KỶ NIỆM 60 NĂM KHÁNG CHIẾN CÁCH MẠNG 
BUDAPEST HUNG GIA LỢI 
23.10.1956 – 23.10.2016
 
Vinh Danh Em, bài thơ tưởng niệm em Géza Kindernay
13 tuổi, ngã gục ngày 7 tháng 11 năm 1956 tại Budapest

 

Đôi lời cùng bạn đọc

 

          Bài thơ "Vinh Danh Em" của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt được viết 60 năm trước đây. Viết sau khi các sư đoàn hồng quân gồm có khoảng 200 ngàn lính và hơn 2000 chiến xa sô viết tràn ngập đất nước Magyar, đàn áp trong máu lửa cuộc Kháng Chiến giành Độc Lập Tự Do phát khởi từ Budapest. Cuộc Kháng Chiến tự bộc phát cũng là cuộc Cách Mạng "Dân Tộc-Dân Quyền-Dân Sinh" Hung Gia Lợi. Trong biến cố lịch sử bi hùng đó, có ít nhứt hai vạn người dân nổi dậy ở thủ đô, phần đông là sinh viên và công nhân, đã bị thảm sát, mất tích hoặc tử thương ngay trên khắp các khu phố từ trung tâm Budapest ra ngoại biên và các thành phố khác. Chưa kể hàng chục ngàn người bị bắt giam, tra tấn, hành quyết nhiều năm sau. Từ hai đến ba trăm ngàn người phải vượt biên tị nạn để thoát khỏi cuộc lùng bắt của quân xâm lược và tay sai bản xứ. Tham gia cuộc Đại Vận Hành của Lịch sử là những người yêu nước, đa số còn rất trẻ, khao khát tự do dân chủ và công bằng xã hội. Thế hệ trẻ Hung Gia Lợi đã nhiệt thành dấn thân, tự nguyện, chấp nhận số phận rủi ro, kể cả sự hy sinh tuẩn tiết chỉ vì họ không thể chịu đựng được nữa những sự lừa dối hàng ngày của giới lãnh đạo cộng sản cũng như sự khiếp sợ công an mật vụ đã từng chế ngự gia đình hoặc bản thân họ từ còn bé nhỏ.

            Cuộc Tổng khởi nghĩa bùng nổ tại Budapest từ ngày 23 tháng 10 năm 1956. Biến cố đã xảy ra sau khi Tổng bí thư đảng cộng sản từ chối đáp ứng 16 điểm Yêu sách ghi trong Quyết Nghị của tập thể Sinh viên họp Đại hội ngày 19 tháng 10 năm 1956. Thêm nữa, còn cấm họ tập họp biểu tình, cùng với công nhân và các thành phần xã hội khác đến đặt vòng hoa tại chân tượng những anh hùng dân tộc Hung Gia Lợi. Trong Quyết Nghị Yêu sách về Chính Trị, Kinh Tế và Ý Thức Hệ, một số điểm viết như sau: (1) Chúng tôi đòi quân đội sô viết rút lui tức khắc...(2) Chúng tôi đòi bầu các lãnh tụ mới của đảng bằng phiếu kín... (5) Chúng tôi đòi tổ chức tổng tuyển cử trên toàn quốc với phương thức phổ thông đầu phiếu, bỏ thăm kín và có sự tham gia của nhiều đảng chính trị để bầu một Quốc hội mới. Chúng tôi đòi công nhân có quyền đình công...(12) Chúng tôi đòi toàn diện quyền tự do ngôn luận và phát biểu, tự do báo chí và tự do phát thanh vô tuyến, một tờ báo mới cho Liên Hội các đoàn thể sinh vỉên trung học và đại học Hung Gia Lợi... (13) Chúng tôi đòi dời đi càng sớm càng tốt pho tượng Staline, biểu tượng của chế độ chính trị áp bức tàn bạo kiểu Staliniste và dựng lên tại chỗ đó Tưởng Niệm Đài xứng đáng với các vị anh hùng liệt sĩ hy sinh cho Tự do và Dân tộc Magyars... (15) Tuổi trẻ  Đại học Kỹ thuật Budapest đồng thanh bày tỏ tình đoàn kết trọn vẹn với công nhân và tuổi trẻ Ba Lan và Varsovie có quan hệ với Cao Trào Độc Lập Quốc Gia Ba Lan. 

          Đó là cuộc Cách Mạng của Niềm Tin và Hy Vọng khôi phục Độc Lập,Tự Do, Dân Chủ và Phẩm Giá Con Người. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa bị thất bại đau thương vì ‘’tuổi trẻ thanh xuân’’ Budapest làm sao có thể trường kỳ đối kháng chống lại xích sắt chiến xa và hỏa lực đại bác của đế quốc siêu cường Liên Sô. Nhưng tinh thần Budapest Magyar kiên cường bất khuất không thất thủ. Gia tài trân quý của những chiến sĩ Tự Do Hung Gia Lợi xây dựng từ nửa thế kỷ trước đã được gìn giữ bảo quản nguyên vẹn trải qua bao nghịch cảnh khốc liệt. Những hạt mầm của Niềm Tin và Hy Vọng không hề bị hủy diệt. Và những người sống sót, và thế hệ tương lai, âm thầm tiếp thay... Cho nên đến năm 1989, một mùa Xuân mới nở hoa thơm, với bầy chim nhộn nhịp trở về, chân son không khoen sắt, giọng hót thơm nức niềm hân hoan. ..

            Trở lại Budapest, 10 năm trước, vào dịp Lễ Kỷ Niệm 50 năm Kháng Chiến Cách Mạng 23.10.1956 – 23.10.2006, bài thơ Vinh Danh Em đã được dịch ra tiếng Hung Gia Lợi và phổ biến đến nhiều bạn hữu và bạn đọc của một số tập san tạp chí trên đất nước Magyar. Tuần báo phát hành toàn quốc Magyar Világ (Thế Giới Hung Gia Lợi) số ra ngày 20 tháng 4 năm 2006 đã đặc biệt giới thiệu bài thơ Vinh Danh Em dưới tựa đề : Tiếng tăm vang dội thế giới của cuộc Cách Mạng và cuộc Kháng Chiến giành Độc Lập Hung Gia Lợi năm 1956.

‘’Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, rất đông người đi tị nạn lánh xa chế độ cộng sản. Trong số đó có nhà thơ lưu vong Nguyên Hoàng Bảo Việt. Ông còn giữ lại nhiều dấu vết ghi sâu đậm trong trí nhớ về cuộc Cách Mạng Hung Gia Lợi năm 1956. Thuở ấy, tại Pháp, ông gặp người bạn István Kindernay, sau này là Tổng Thư ký Liên đoàn Thế giới Chiến sĩ Hung Gia Lợi tại Âu châu. Istvan Kindernay kể cho nhà thơ Việt Nam tị nạn cộng sản biết về đứa em trai của ông. Géza Kindernay (13 tuổi) đã chiến đấu và tử thương như thế nào trong những trận đánh chống quân đội sô viết tại Budapest. Câu chuyện đó đã tạo nên nguồn cảm hứng cho Nguyên Hoàng Bảo Việt viết một bài thơ để vinh danh người anh hùng trẻ tuổi Hung Gia Lợi. Đó là bài thơ Vinh Danh Em đăng dưới đây’’.

          Hội ngộ với Budapest Hung Gia Lợi vào những Ngày Tháng Lịch Sử càng làm cho chúng ta thương nhớ hơn nữa Sài Gòn Huế và Hà Nội đang ở trong vòng kiềm kẹp trấn áp khắc nghiệt của bạo quyền Cộng sản. Chúng ta thương nhớhơn nữa đồng bào, bà con, anh chị em, bạn hữu bất hạnh và thiếu may mắn bị buộc phải sống mấy thập niên dưới một chế độ phi nhân phi nghĩa, dối trá, gian hiểm và hung bạo chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. 60 năm sau Cách Mạng Budapest, Quyết Nghị 17 điểm Yêu sách của tập thể Sinh viên Hung Gia Lợi tiếp tục là đầu đề thời sự hàng đầu đối với nhiều dân tộc trên thế giới. Chúng ta đọc để xác tín rằng đảng Cộng sản Việt Nam cho tới ngày hôm nay vẫn còn là một đảng chư hầu, trung thành tuyệt đối và mù quáng với các bóng ma Lénine, Staline và Mao Trạch Đông, đồng chí quan thầy vĩ đại của Hồ Chí Minh. Nhưng tấm gương tinh thần kiên cường bất khuất của bạn hữu Hung Gia Lợi cho phép vững tin vào tiếng nói cuối cùng của lương tri nhân loại. Sẽ chẳng còn bao lâu nữa. Những người sống sót và thế hệ tương lai luôn luôn tiếp thay cho những chiến sĩ tranh đấu cho Dân Chủ và Nhân Quyền chẳng may sớm khuất bóng hay ngã gục, hoặc đang bị tù đày ngay trên quê hương yêu dấu. Để dân tộc Việt Nam được sống một mùa Xuân thật Việt Nam, với bầy chim nhộn nhịp trở về, chân son không khoen sắt, giọng hót thơm nức niềm hân hoan…

 

Genève ngày 23 tháng 10 năm 2016

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

 

 

 blank

Vinh Danh Em

 

                  Tưởng niệm Géza Kindernay, 13 tuổi, ngã gục 

 ngày 7 tháng 11 năm 1956 tại Budapest

 

 

Bằng chứng nơi vũng máu

Bằng chứng nơi dấu đạn

Em mang trên thịt da

Em mang trong tâm hồn

Em đã chết trước giờ hẹn gặp anh

Em bỏ anh em bỏ cuộc đời

Lúc tuổi em lúa đang ngậm sữa

Anh thường ví em như sớm mai

Vừa hừng đông sao nắng tắt

Không kịp nhìn cỏ biếc trời xanh

Em đã chết trước giờ hẹn gặp anh

Chưa được áp trái tim vào lòng tay bằng hữu

Những điều sinh thời em thắc mắc

Anh vẫn đau khổ đây em

Cuộc đời vốn không phản trắc

Như hàm răng nhọn sau chúm môi

Cuộc đời cũng không hiểm độc bất công

Như bóng đen núp bên trong con người

 

 

Nhưng anh nhớ sao anh nhớ rõ

Tưởng mới đêm qua tưởng mới sáng nay

Mưa sắt thép

Mưa máu lửa tầm tã

Em vươn khỏi hầm núp

Trên hành lang ngổn ngang gạch ngói

Bừa bãi vỏ đạn mảnh trái phá

Đi giữa những xác chết người hấp hối bị thương

Trên thân thể em mưa xối xả

Áo lông áo giáp không một manh

Để sưởi để che ngực chim ốm yếu

Chỉ còn lòng tin

Thật sự chỉ còn lòng tin

Thổi lửa sao lên đôi mắt

Với nhánh củi úa màu mây cuối thu

 

 

Sao anh chóng quên được hở em

Từ những lối ra ngoại ô

Dưới gầm cầu đúc

Hai bên bờ Danube xanh lơ

Trên vai trên nhịp cầu sắt

Dưới nóc tháp lầu chuông

Trong sân trường xưởng thợ

Bốn phía công viên

Năm bảy kẻ đã quen biết em

Nhưng số đông em chưa hề gặp gỡ

Bởi không chịu được tủi cực nhiều hơn nữa

Và nghe thấy tiếng dội từ những bước em đi

Tất cả không hẹn đều có mặt

Số phận họ ra sao 

Xin đừng ai hỏi thêm 

Trước những nắm tay trần

Trước những cặp mắt từ chối sợ hãi

Và hơi thở khỏe và trái tim trong

Đang đối diện đại bác chiến xa

Họ biết họ sẽ ngã gục

Người này nằm xuống người kia chỗi dậy

Không thuốc súng không lưỡi lê

Họ ôm lấy tấm lòng quả cảm

Họ ôm lấy cuộc đời lớn lao

Nguyên vẹn kiếp sống vô giá

Họ điềm tĩnh đi tới

Cũng như em

Cố nhiên là dưới cơn mưa

Hay đúng hơn dưới cơn dông lịch sử.

 

 

Em đã chết giữa tuổi thiếu niên

Em đã chết trước giờ hẹn gặp anh

Thật vô lý

Thật bất công

Khuôn mặt trái tim anh ướt đẫm

Không chỉ bởi cơn mưa 

Dù là mưa máu lửa sắt thép

Dù hôm qua đã trôi vào kỷ niệm

Và những người sống sót

Và thế hệ tương lai

Đang âm thầm tiếp thay em

 

 

Từ hôm ấy

Anh luôn luôn nghĩ tới

Một mùa Xuân

Với bầy chim nhộn nhịp trở về

Chân son không khoen sắt

Giọng hót thơm nức niềm hân hoan

Có thể của hoàng oanh hay vành khuyên

Có thể của sơn ca hay họa mi

Cũng có thể chỉ là suối cười trẻ con

 

 

Bởi nhớ thương ai

Anh đã yêu thêm một xứ sở

Ngoài tổ quốc của anh

Dù không phải nơi chôn nhau cắt rún

Anh xin được gọi quê hương em

Hung Gia Lợi là bạn thân của Việt Nam

 

 

Bởi nhớ thương ai

Anh đi qua tuổi thanh xuân

Nhiều đêm không ngủ được

Biết không em biết không em

 

   Nguyên Hoàng Bảo Việt (1956)

(Trích Tập Thơ Những Dòng Nước Trong . Văn Nghệ Sài Gòn 1962)


.


..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.