Hôm nay,  

Nguyễn Du Viết Về Nhạc Phi (1103-1142)

10/17/201614:10:00(View: 4990)

NGUYỄN  DU  VIẾT  VỀ  NHẠC   PHI (1103-1142)
   

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH
  

                Năm 1813 trên đường đi sứ từ 9-8 đến 22-8 năm Quý Dậu Nguyễn Du đi qua Yển Thành thuộc tỉnh Hà Nam, ở phía Nam thành Hứa Xương nơi Nhạc Phi đóng quân. Nguyễn Du viết bài Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ. Năm 1790 trên bước đường đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc (1787-1790) Nguyễn Du từng dừng chân ở Tây Hồ, Hàng Châu nơi Miếu Nhạc Phi dưới chân núi Thê Hà, Nguyễn Du đã làm  5 bài thơ trong lúc chờ đợi gặp lại Nguyễn Đại Lang, một bài viết về Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị.

                Nhạc Phi là một anh hùng dân tộc được kính trọng tại Trung Quốc, học sinh từ Tiểu Học học riêng một chương về anh hùng Nhạc Phi.

                Nhạc Phi người thời Nam Tống, quê huyện Thang Âm, Tương Châu. Nhà nghèo ham học giỏi cả văn lẫn võ, yêu thích sách binh pháp Tôn Tử và Ngô Khởi. Ông sinh ra vào thời nước Liêu và Đại Kim xâm lăng nhà Tống.

                Liêu (907/916-1125) còn gọi là Kiết Đan Quốc  do thủ lĩnh Kiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ thành lập kinh đô tại Lâm Hoàng Phủ, nay là Nam Ba La Thành, Nội Mông.  Cai trị trong 331 năm. Thời toàn thịnh  lãnh thổ Liêu từ Nội Mông đến biển Nhật Bản. Năm 1218 Liêu bị Đại Kim xâm lăng..

                Đại Kim (1115-1234) là một triều đại do bộ tộc Nữ Chân gây dựng. Thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đà sau khi  thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, dựng nước đặt đô tại Hội Ninh Phủ, nay thuộc  A Thành, Hắc Long Giang, quốc hiệu là Đại Kim.  Nước Kim  tiêu diệt nhà Liêu và đánh Bắc Tống, lãnh thổ bao trùm Hoa Bắc cùng khu vực Hoa Trung,  toàn vùng phía Bắc núi Tần Lĩnh và sông Hoài. Tây Hạ, Nam Tống và các bộ tộc khác đều thần phục. Năm 1234 Đại Kim bị Mông Cổ và Nam Tống hợp đánh hai mặt Bắc, Nam. Kim bị diệt vong.

Năm 1124, Nhạc Phi  19 tuổi đầu quân được bổ nhiệm Tiểu đội trưởng, tham gia liên quân Tống - Kim diệt Liêu.

Năm 1125, sau khi Liêu bị diệt, quân Kim lại tràn qua biên ải xâm lăng Tống.

Năm 1126 Nhạc Phi  lại tòng quân diệt Kim, bà mẹ xâm trên mình 4 chữ Tận Trung Báo Quốc.

Bắc Tống bị diệt, kinh đô Khai Phong bị phá, hai vua Đại Tống là Huy Tông và Khâm Tông bị triều Kim bắt đem về Hoàng Long.

Vua Cao Tông lên ngôi, chạy về phía Nam đóng đô tại Lâm An (Hàng Châu). Nhạc Phi dâng sớ trách mắng chủ trương phái chủ hoà. Vua không nghe, các quan khép tội, quan nhỏ và vượt chức dâng sớ đòi bãi chức.

                Là một viên tướng can đảm, hiểu biết chiến thuật. Nhạc Phi dành nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân Kim. Chiếm ưu thế mà quân đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi phương Nam Trung Quốc. Ông đắnh thắng quân Kim 126 trận lớn nhỏ, mặc dù quân ít hơn. Ông dành lại lãnh thổ phía Nam sông Dương Tử và sông Hoài. Được phong làm Đại Nguyên Soái.  Ông nhắm đến thu hồi các vùng đất phía Bắc của Nam Tống bị mất. Các quan phái chủ hòa chống lại cho rằng chiến tranh lâu dài làm hao tổn, tốn kém.

                Bản thân vua Cao Tông cũng sợ đánh Hoàng Long kinh đô Đại Kim, cha là vua Huy Tông, và anh là vua Khâm Tông bị người Kim bắt trở về vua Cao Tông  sẽ bị mất ngôi. Nhà vua chỉ thích được thụ hưởng, xây cất cung điện.. an phận thần phục Đại Kim, hơn là dành chi phí cho chiến tranh.  Chiến công Nhạc Phi  và uy danh lấn áp cả nhà vua và Tể tướng Tần Cối, nên họ quyết định  ra tay trừ khử.   Tể tướng Tần Cối mạo lệnh trong một ngày hạ mười hai tấm thẻ bài gọi Nhạc Phi về và hạ ngục giết đi để làm vui lòng người Kim. Nhạc Phi hưởng dương 39 tuổi.  Về sau vua Hiếu Tông(1163-1189) giải nổi oan khuất, cải táng tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt, ban thụy là Vũ Mục sau đó được phong làm Ngạc Vương. Ông được tuyên dương là bậc sĩ phu, dũng liệt trung thần, anh hùng dân tộc..  Chuyện Nhạc Phi được viết thành tiểu thuyết lịch sử Nhạc Phi diễn nghĩa, và là đề tài của nhiều vở tuồng. Đền thờ và mộ của ông ở chân núi Thê Hà bên Hồ Tây là một thắng cảnh được nhiều người thăm viếng. Đền được xây dựng từ thế kỷ 12. Miếu Nhạc Phi ngày nay là một thắng cảnh danh tiếng Hàng Châu, các Tour du lịch đều cho đi thăm. Mộ ông và mộ con trai Nhạc Vân cùng bị giết đơn sơ dưới cội tùng. Trước mộ  có bức tượng vẽ hình ông ngồi cầm gươm với câu : Hoàn Ngã Giang Sơn, Trả lại giang sơn cho ta. Trước mộ có 4 câu đối : Thanh Sơn hữu hạnh mai trung cốt. Bạch thiết vô cơ chú nịnh thần . Núi xanh may mắn làm nơi chôn cất người trung lương. Sắt trắng uổng thay đúc tượng nịnh thần.

                 Trong miếu còn có tượng Tần Cối và vợ là Vương Thị, tên Giám ngục Vạn Sĩ Tiết,  tướng Trương Tuấn, được đúc bằng sắt  cho người qua lại đánh đập sỉ vả, khạc nhổ.

                Nguyễn Du viết : Thời bấy giờ quân của Nhạc tướng công đóng quân ở đây. Vùng đất này từ cổ đến nay đã từng trải qua bao cát bụi chiến trận. Đại tướng luống mang nỗi sỉ nhục của đất nước. Nhưng nhà vua đã dứt bỏ tình thân của cha anh (vì sợ mất ngôi) Mười hai tấm thẻ bài để lại nỗi hận. Ba ngàn quân thiết kỵ chỉ còn lại đám mây chiều. Mười năm huyết chiến để làm nên cái việc. Bị giết ở Phong Ba Đình để triều đình tạ tội với người Kim. Phong Ba Đình là một đình  trong ngục Đại Lý Tự nơi Nhạc Phi và con trai  bị giết ngày 25 tháng 12 ÂL năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141) nay còn di tích ở Hàng Châu.

YỂN THẢNH

NƠI  NHẠC  VŨ  MỤC  RÚT  QUÂN

Nơi xưa Nhạc Vũ đóng quân doanh,

Cát bụi xưa nay đất chiến tranh.

Đại tướng luống mang hờn quốc nhục,

Quân vương dứt  nghĩa hận cha anh.

Kim bài chục tấm còn lưu hận,

Thiết kỵ  ba ngàn mây tối buông.

Huyết chiến mười năm đành bỏ cuộc,

Phong Ba Đình chết tạ Kim nhân.

Nhất Uyên dịch

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

YỂN THÀNH NHẠC VŨ MỤC BAN SƯ  XỨ

Đương thời tằng trú Nhạc gia quân,

Thử địa kinh kim hữu chiến trần.

Đại tướng không hoài bang quốc sỉ,

Quân vương dĩ tuyệt phụ huynh thân.

Kim bài thập nhị hữu di hận,

Thiết kỵ tam thiên không mộ vân,

Huyết chiến thập niên thành để sự,

Phong Ba Đình hạ tạ Kim Nhân.

                Nhạc Phi có bài thơ Mãn Giang Hồng, danh tiếng nói lên khí khái, mối hận của mình, trước sỉ nhục,  Bắc Tống bị diệt, vua bị bắt.

MÃN GIANG HỒNG

Tóc giận mũ tung,

Tựa hiên đứng,

Hắt hiu mưa ngừng,

Mắt trừng trừng,

Hét vọng trời xanh,

Lòng trai kích động.

Ba mươi tuổi công danh liền chiến trận.

Tám ngàn dậm đường mây với trăng.

Chẳng muốn nghỉ  nhàn,

Bạc mái tóc thanh xuân,

Buồn bi thiết.

Mối nhục Tĩnh Khang,

Còn chưa rửa,

Thần dân hận,

Khi nào tan.

Cỡi binh xa  quyết san bằng  núi ,

Đói : Chí lớn  ăn thịt Hồ tặc,

Khát : nói cười uống máu giặc Hung Nô.

Rồi đây khôi  phục  lại giang sơn.

Dâng lên cung khuyết.

Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

MÃN GIANG HỒNG

Nộ phát xung quan,

Bằng lan xứ,

Tiêu tiêu vũ yết,

Đài vọng nhãn,

Ngưỡng thiên trường khiếu,

Tráng hoài kích liệt.

Tam thập công danh dữ trần thố,

Bát thiên ký lộ vân hoà nguyệt.

Mạc đẵng nhàn, bạc liễu thiếu niên đầu.

Không bi thiết.

Tỉnh Khan sỉ,

Do vị truyết,

Thần tử hận,

Hà thời diệt.

Giá trường xa  đạp phá hạ sơn khuyết,

Tráng chí cơ san Hồ lỗ nhục.

Tiếu đàn khác ẩm Hung Nô huyết,

Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà,

Triều thiên khuyết.

Năm 1790, Nguyễn Du đã viết 5 bài thơ tại Nhạc Vũ Mục mộ tại Hàng Châu. Nơi này Nguyễn Du làm thơ nhiều nhất so với các danh thắng đã đi qua.            

                Bài Nhạc Vũ Mục  Mộ, Nguyễn Du  viết: Ông là vị anh hùng xuất hiện trong trăm trận đánh ở Trung Nguyên, với chiếc thương dài trượng tám, và chiếc cung giương nặng sáu thạch. Ở tướng phủ người ta ghép tội ông bằng cái án ba chữ: (tam tự ngục). Khi Tần Cối khép Nhạc Phi vào tội tử hình; Đại tướng Hàn Thế Trung hỏi: Có tội gì ? Cối trả lời: Mạc tư hữu (Chẳng cần có) Về sau người ta gọi đó là : tam tự ngục. Trong quân còn tiếc công ông mười năm trời. Sông hồ còn đó, nhưng anh hùng mất rồi nước  Nam Tống rỗng không. Cây tùng cây bách vẫn ngạo nghễ trước gió bấc lao xao. Buồn trông về lăng miếu cũ ở Lâm An thấy núi Thê Hà chìm trong khói chiều.

MỘ  NHẠC VŨ MỤC

Trung nguyên trăm trận xuất anh hùng,

Trượng tám thương thần, sáu thạch cung.

Tướng phủ tội hình ba chữ án,

Trung quân thương tiếc mười năm công.

Sông hồ đâu kẻ hùng Nam Tống,

Tùng bách kiên cường trước Bắc Phong.

Hoài vọng Lâm An lăng miếu cũ,

Thê Hà chìm đắm khói sương dâng.

 Bản dịch thơ Nhất Uyên

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

NHẠC VŨ MỤC MỘ

Trung nguyên bách chiến xuất anh hùng,

Trượng bát thần thương, lục thạch cung.

Tướng phủ dĩ thành tam tự ngục.

Quân môn do tích thập niên công.

Giang hồ xứ xứ không Nam Quốc,

Tùng bách tranh tranh ngạo Bắc phong.

Trường vọng Lâm An cựu lăng miếu.

Thê Hà sơn tại mộ yên trung.

Chú thích:

Thạch:  120 cân Trung Quốc.

Lâm An:  kinh đô Nam Tống nay là Hàng Châu, trên sông Tiền Đường.

Thê Hà: tên quả núi ở Hàng Châu cạnh Tây Hồ, dưới chân núi có mộ Nhạc Phi.

Nguyễn Du viết hai bài  Tượng Tần Cối. Bài  I. Cây cối cạnh điện nhà vua năm nào nay đã bữa làm cũi rồi. mà tên Cối lại đến dựa dẫm bên mộ Nhạc Vương. Nguyễn Du chơi chữ Cối trong điện cối, cây cối bên cung điện và tên Tần Cối. Đúng sai là chuyện để ngàn năm định luận. Cái tượng Tần Cối thân giả ấy, dù có đánh chửi có biết đau đớn gì đâu ? Cứng cát như thế rõ là con người sắt. Cớ sao lại khúm núm thờ quân Kim. Ai bảo kẻ này không có công gì ở đời ? Muôn năm sau còn có thể làm cho bọn gian thần phải sợ.

TƯỢNG TẦN CỐI    I

Cây cối điện xưa thành củi rồi,

Nhạc Vương mộ đây Cối nương thời.

Đúng sai chuyện cũ ngàn năm luận,

Đánh mắng giả thân, mất công thôi.

Mặt sắt trơ trơ hình tượng đó.

Quân Kim luồn cúi nhục thân đời,

Kẻ này chớ bảo công không có,

Vạn cổ gian thần gương sáng soi.

bản dịch Nhất Uyên

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

TẦN CỐI TƯỢNG  I

Điện cối hà niên chùy tác tân.

Khước lai y bạng Nhạc Vương phần.

Thị phi tẫn thuộc thiên niên sự,

Đả mạ hà thương nhất giả thân.

Như thử tranh tranh chân thiết hán,

Nại hà mĩ mĩ sự Kim nhân ?

Thùy vân ư thế vô công liệt ?

Vạn cổ do năng cụ loạn thần.

Chú thích:

Nhạc Vương: Tước phong Nhạc Phi sau khi chết chôn ở đất Ngạc, nên phong là Ngạc Vương. Nhưng người đời quen gọi là Nhạc Vương.

Bài Tượng Tần Cối  II.  Gác Cách Thiên lầu ngọc đều đổ nát. Nhưng đứa gian phi vẫn còn đây. Suốt đời trái tim đen tối của nó vẫn đầy nọc đọc. Nghìn năm cục sắt sống kia phải chịu nỗi oan lạ lùng. Trong ngục người trung thần khi sống đã phải đổ máu. Dưới thềm kẻ gian chết rồi vẫn hành tội. Nó cũng bất hủ như bậc công thần. Cái phúc lạ lùng tày trời của nó thật là vô lý.

TẦN CỐI TƯỢNG  II

Cách Thiên gác đổ ngọc lầu tàn,

Nhưng vẫn còn đây một kẻ gian.

Một kiếp tim đen đầy nọc độc,

Nghìn năm thỏi sắt chịu hàm oan.

Trung thần trong ngục sống tuôn máu,

Gian tặc dưới thềm chết vẫn hành.

Gian xảo, trung thần cùng bất tử,

Lạ lùng cái phúc thật vô công.

bản dịch thơ Nhất Uyên

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

TẦN CỐI TƯỢNG  II

Cách Thiên gác hủy, ngọc lâu tàn,

Do hữu ngoan bì tại thử gian.

Nhất thể tử tâm hoài đại độc,

Thiên niên sinh thiết phụ kỳ oan.

Ngục trung dĩ tiễn sinh tiền huyết,

Giai hạ đồ tru tử hậu gian.

Đắc dữ trung thần đồng bất hủ,

Tề thiên kỳ phúc thái vô đoan.

Chú Thích:

Các Thiên Các:  nhà của Tần Cối ở, có treo tấm biển đề bốn chữ Nhất Đức Cách Thiên, nên gọi là Cách Thiên các. Bốn chữ ấy tự tay vua Huy Tông nhà Tống viết tặng Tần Cối: Nghĩa là vua tôi cùng có một đức thuần nhất có thể cảm thông được lòng trời. Nhưng khi vua Huy Tông bị bắt làm tù binh nước Kim, Tể tướng Tần Cối cùng bị bắt nhưng được tha  và chủ trương chủ hòa, chịu thần phục Kim, nhường đất phía Bắc sông Hoài cho Kim,  trở thành công cụ cho Đại Kim, bỏ rơi nhà vua trong ngục và bắt giết Nhạc Phi để làm vui lòng nhà Kim.

                Bài Vương Thị Tượng I.  Vương Thị là vợ tên gian thần Tần Cối. Lưỡi dài ba tấc của thị để làm gì ? Khéo kẻ quyền gian kết làm vợ chồng. Ngày bắt được hổ là trừ được mối lo về sau.; thì còn ai hỏi đến cái công sau này uống rượu mừng ở Hoàng Long. Tống bị Kim xâm lăng, Tần Cối chủ hòa. Nhạc Phi chủ trương đánh. Tần Cối giả lệnh vua bắt Nhạc Phi hạ ngục và giết đi, coi như bắt được hổ, nếu để thoát, e có mối lo về sau. Nhạc Phi khi cầm quân đánh Kim, có hẹn với tướng sĩ rằng: Thẳng đến Hoàng Long cùng các ngươi uống chén rượu mừng. Hoàng Long là thủ đô nhà Kim nay ở tỉnh Liêu Đông. Một đời bụng dạ Vương Thị giống hệt như chồng. Nghìn năm hình hài thị làm nhục nữ giới. Việc đó nghĩ đến ba chữ: Mạc tư hữu (Chẳng cần có) biết đâu là lời nói riêng của thị trong khuê phòng không ai biết được.

TƯỢNG VƯƠNG THỊ    I

Lưỡi dài ba tấc làm chi chăng ?

Cùng kẻ quyên gian kết vợ chồng.

Định chuyện lo sau giam  Hổ lại,

Còn chi công trước rượu Long mừng.

Một đời bụng dạ như chồng hệt,

Nghìn thuở dung nhan nhục má hồng.

Nghĩ đến một câu: Chả cần có ?

Biết đâu lời thị chốn khuê phòng.

Bản dịch Nhất Uyên

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

VƯƠNG THỊ TƯỢNG I

Thiệt trường ba xích cánh hà vi ?

Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy.

Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật,

Tiền công an vấn ẩm long kỳ.

Nhất sinh tâm tích  đồng phu tế,

Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi.

Để sự tưởng lai “mạc tư hữu “

Khuê trung tư ngữ cánh thùy tri.

Chú thích:

Ba xích: Văn bản chép ba xích là ba thước, có lẽ lầm lẫn do người chép văn bản, nên chữa lại là ba tấc.

                Bài Vương Thị Tượng  II. Mưu mô sâu sắc hơn cả chồng, thị là hạng gà mai gáy sớm bậc nhất. Thị có cái lưỡi ba tấc bất hủ, thân hình nay lại được đúc bằng gan thép lưu truyền lại muôn thuở. Trọn đạo xướng tùy chắc không có gì hối hận. Thủ đoạn bằng nhau nên càng ăn ý với nhau. Chớ bảo đàn bà không có sức mạnh. Chính thị đã phá vỡ quân đội của Nhạc Phi.

TƯỢNG VƯƠNG THỊ  II

Mưu mô sâu sắc cả hơn chồng,

“Gà mái gáy sớm “ nhất tiếng danh.

Ba tấc lưỡi mềm trời phú thế,

Nghìn năm thân rắn thép gang thành.

Xướng tùy trọn đạo lòng cùng  sướng.

Xảo quyệt tương thân dạ kết đồng.

Chớ bảo nữ nhi không sức mạnh,

Phá quân Nhạc Vũ đến tan tành.

bản dịch thơ Nhất Uyên.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

VƯƠNG THỊ TƯỢNG II.

Thâm đồ mật toán thắng phu quân.

Ưng thị “thần kê “ đệ nhất danh.

Bất lạn sĩ sinh tam thốn thiệt.

Thuần cương hoàn đắc vạn niên thân.

Xướng tùy tận đạo ưng vô hối.

Kỹ lưỡng đồng niên cánh khả thân.

Mạc đạo nữ nhi vô lực lượng,

Dã tằng hám phá Nhạc gia quân. !
    

Chú thích:

Thần Kê: do câu Tẫn kê tự thần. gà mái gáy sớm, chỉ người đàn và lộng quyền.

Nhạc Gia quân: quân họ Nhạc. Quân Kim rất sợ Nhạc Phi, thường bảo nhau: Chuyển núi thì dễ, phá quân đội của Nhạc Phi thì khó.

                Khi đi sứ năm 1813 Nguyễn Du đi qua Yển Thành nơi Nhạc Phi đóng quân, mà không đi qua Miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu.

                Nguyễn Du đã đến thăm mộ Nhạc Phi, bên Tây Hồ Hàng Châu năm 1890, năm 24 tuổi trong thời gian ba năm đi giang hồ: đi khắp các con sông  “Giang Bắc, Giang Nam cái túi không” và  thăm các thắng cảnh các  đại hồ Trung Quốc. Chia tay Nguyễn Đại Lang , tức Nguyễn Đăng Tiến, tức Cai Già, tước Quản Vũ Hầu,  quyền trấn thủ Thái Nguyên thay Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Khản, người anh kết nghĩa đồng sinh tử với Nguyễn Du, đồng cùng khổ khi bị bắt làm tù binh tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm và cùng được tha chết cho đi đâu thì đi. Họ đi Vân Nam sau đó đến Liễu Châu, Nguyễn Đại Lang về thăm quê cũ Việt Đông và hẹn gặp lại tại Trung Châu hai năm sau. Điểm hẹn là Miếu Nhạc Phi, nơi đây Nguyễn Du rãnh rỗi chờ đợi đã viết 5 bài thơ. Theo tôi thì  Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên, ở cách đó không xa chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải tức Minh Sơn hoà thượng từng tu hành, phía Tây Tây Hồ, có con đê Tô, do nhà thơ Tô Đông Pha lúc làm Thứ sử Hàng Châu đã xây dựng vào Thế kỷ XI. Con đê dài 2,8 km có sáu cây cầu băng ngang Tây Hồ, ( vị trí  gần giống như con đường Cổ Ngư nối liền chùa Trấn Quốc và đền Trấn Võ, Hà Nội.) Ban ngày Nguyễn Du đi thăm chờ đợi Nguyễn Đại Lang tại Miếu Nhạc Phi, ban đêm trở về chùa Hổ Pháo tụng kinh Kim Cương làm công quả và  ăn ngủ nơi đây. Chung quanh Tây Hồ bên bờ liễu rũ quanh hồ và con đê Bạch ở phía Bắc nối liền với một đảo nhỏ, do Bạch Cư Dị (772-846) khi làm thứ sử. Tại Tây Hồ Hàng Châu taa thấy Nguyễn Du không say mê với chuyện Bạch Xà trên đê Bạch, không say mê với Bến Tầm Dương thơ Bạch Cư Dị như Phan Huy Thực, mà chỉ xót thương với chuyện nàng Tiểu Thanh của Từ Sĩ Tuấn, nàng Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân.

                Cũng chính nơi này Nguyễn Du đã có quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đọc say mê và khởi sự diễn ca thơ lục bát. Hai bài thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn trong Hải Ông thi tập, trên đường đi sứ Tây Sơn năm 1790 gặp được nhà văn họ Nguyễn, tại Hoàng Châu,  tìm thấy đề tài trong sách để nói chuyện:  Hồng Nhan đa truân, cho ta đoán  biết chi tiết này.

                Trung Quốc có những anh hùng áí quốc dũng liệt đáng trân trọng. Trung Quốc có những thời đại bị mất nước, vua hèn, quan nịnh bợ cúi luồn trước giặc. Những thời đại đau buồn ấy của Trung Quốc, đất nước Việt Nam luôn luôn mở rộng để chào đón những người tị nạn. Thời nhà Trần ba lần chống Nguyên, có những tàn quân nhà Tống chung lưng góp sức, thời cuối nhà Minh, bao nhiêu người Minh Hương chống nhà Thanh xâm lược đã  chọn Việt Nam làm nơi dung thân và trở thành người Việt Nam. Thời cận đại bị Nhật Bản chiếm đóng hàng triệu người đã sang lập nên Chợ Lớn. Bà Hoàng Hậu cuối cùng nhà Tống bị đắm tàu xác trôi đến Việt Nam, người Việt Nam chôn cất lập đền Đền Cờn ở Nghệ An, Nguyễn Du có viết bài thơ nơi này. Người Việt năm trân trọng thờ Quan Công anh hùng Trung Quốc, thời Tam Quốc.

                Viết về Nhạc Phi, Nguyễn Du đã trân trọng tấm lòng trung quân ái quốc của Nhạc Phi. Nguyễn Du không đánh đập, khạc nhổ trên tượng Tần Cối, Vương Thị như bao người; nhưng bốn bài thơ viết về kẻ gian thần để lại tiếng danh cho ngàn năm kẻ gian thần phải run sợ. Nguyễn Du đầy lòng nhân ái với phụ nữ nhưng với Vương Thị, Nguyễn Du kết án là hạng gà mái gáy sớm, cái án tam tự ngục là lời thị trong chốn khuê phòng, chính thị tâm đầu ý hợp hiệp đồng với gian thần Tần Cối, hình hài thị làm nhục nữ giới,  cái lưỡi xảo quyệt của thị đã phá tan quân bách chiến bách thắng của Nhạc Phi. Làm nhà chính trị nên cẩn thận, muốn lưu tiếng thơm hay tiếng xấu ? để một nhà thơ  như Nguyễn Du viết một bài thơ  thì  lưu tiếng lại muôn đời.

Paris 18-10-2016

PHẠM TRỌNG CHÁNH

*Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne.

 

 



.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.