Hôm nay,  

Mưa Đen

07/10/201608:29:00(Xem: 5502)
Mưa Đen
  
Sean Bảo


blank
​  
Mất 3 năm nghiên cứu và chế tạo trong tối mật, dự án Manhatan tốn 2 tỉ đô la. Cuối cùng thì cuộc thử nghiệm cho quả bom nguyên tử đầu tiên xảy ra ở  hoang mạc New Mexico. Một ánh chớp khủng lồ sáng hơn cả mặt trời có thể thấy từ xa 16 km. Một người lính ở xa 3 km bị hất tung. Một người khác ở xa 8 km bị lòa mắt.  Giàn thép cao chứa trái bom bốc hơi liền trong không khí, cát trong sa mạc nóng chảy thành một tấm kính lớn trên mặt đất, một đám mây hình cái nấm bốc lên cao hơn chục km. Sức nổ của quả bom thử nghiệm tương đương với 67 triệu thanh dynamite. 
Dự tính ban đầu quả bom dành cho quân Đức. Nhưng đến tháng 7, 1945 Đức Quốc Xã bại trận, cuộc chiến ở Châu Âu kết thúc. Trong khi ấy thì cuộc chiến ở Thái Bình Dương vẫn ngày càng khốc liệt. Kể từ sau cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Nhật vào Trân Châu Cảng, quân Mỹ đã kiên cường đánh trả, chiếm từng hòn đảo của Nhật ở biển Thái Bình. Nhưng gặp sự chống trả mãnh liệt của lính Nhật. Hệ thống tuyên truyền Nhật cho rằng lính Mỹ rất dã man, giết chóc hãm hiếp phụ nữ trẻ em…nên người Nhật thà chết chớ không chịu đầu hàng. Các cuộc ném bom lửa lên các thành phố của Nhật dù gây thiệt hại nhưng xem ra không làm người Nhật lung lay. Quân đội Nhật hầu như còn nguyên vẹn, đàn bà trẻ em ngày đêm được huấn luyện sẳn sàng chiến đấu với tre gậy vót nhọn. Trước tình thế ấy một cuộc đổ bộ lên lảnh thổ Nhật là điều không thể tránh khỏi, dù ước tính thiệt hại nhân mạng cho lính Mỹ có thể lên triệu người. Trước đó các trận chiến nhỏ nhằm chiếm dần các hòn đảo nhỏ của Nhật như Tinian, Saipan…người Mỹ đã bị tổn thất nặng nề bởi sự chống trả sống còn của quân Nhật. Quả bom nguyên tử đầu tiên được quyết định thả lên nước Nhật. Đó là cách chấm dứt cuộc thế chiến sớm hơn 6 tháng, ít tổn hại nhân mạng cho người Mỹ. Và đó cũng là giải pháp tối hậu sau nhiều lần cảnh cáo đến nước Nhật. 
 
Trong khi ấy thì quân đội Nhật vẫn một lòng trung thành với Nhật Hoàng. Họ được huấn luyện mang bom lao vào xe tăng, dùng máy bay lao vào các chiến hạm Mỹ để tự sát. Ngày 17 tháng 7, 1945 ở Hội Nghị thượng đỉnh Postdam với tam cường quốc đồng minh, tổng thống Truman đã hé lộ về khả năng sử dụng “một vũ khí tối thượng” với Churchill. Và Stalin khi nghe tin ấy  nói rằng rất phù hợp nếu dùng cho quân Nhật vào lúc ấy. Tổng thống Truman đã cho người Nhật cơ hội cuối để đầu hàng. Các cuộc điện tin của Nhật được tình báo Mỹ giải mã cho biết Nhật Hoàng không chấp nhận một cuộc đầu hàng vô điều kiện, vì như vậy sẽ đe dọa đến tính mạng Hoàng Đế và triều đại. Vì vậy người Mỹ đã sửa lại chút đỉnh: buộc quân đội Nhật đầu hàng vô điều kiện. Làm như vậy để cho Nhật Hoàng có một lối thoát. Tối hậu thư được gởi đến Nhật. Nội các Nhật thì lại xem việc này là một bước chùn tay của quân Mỹ, rằng người Mỹ sợ tổn thất nhân mạng và tinh thần quân đội Nhật còn rất hăng say vào lúc ấy. Nhật không phúc đáp.
Và thế là 2 giờ sau khi thử nghiệm thành công, quả bom bí mật rời San Francisco theo chiến hạm  USS Indianapolis đến hòn đảo Tinian sau 10 ngày trên Thái Bình Dương. Hòn đảo này sau khi chiếm được, Mỹ đã xây 4 đường băng lớn cho căn cứ không quân lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Hơn 500 chiếc pháo đài bay B-29 từ Tinian bay vào đất Nhật Bản chỉ mất 6 tiếng. Mục tiêu chính là Hiroshima, Kurkurra và Nagasaki. Hiroshima được chọn vì đó là một thành phố kỹ nghệ và quân sự lớn, nơi Quân Đoàn 2 trú đóng nhằm chuẩn bị phản công cho cuộc đổ bộ của quân Mỹ.
 
3 chiếc máy bay cất cánh sáng ngày 6 tháng 8, 1945. Quả bom hơn 4 tấn gọi là “Cậu bé nhỏ” được chiếc B-29 tên Enola Gay ( tên người mẹ của phi công Tibbets) chở đi. Chiếc thứ hai mang các thiết bị quay phim và chiếc còn lại lo việc chụp hình. Họ được phát viên thuốc cyanide, sẽ ngậm tự sát phòng khi bị rơi vào tay quân Nhật. Sáng hôm ấy bầu trời Hiroshima thật trong xanh, ít gợn mây. Một chiếc máy bay Mỹ thám thính bay trước để xem thời tiết làm còi báo động thành phố hụ lên. Người dân chạy tản mát vào các hầm tránh bom. 30 phút sau chiếc máy bay thám thính biến mất, mọi người trở lại đường phố sinh hoạt như thường lệ của một thành phố sầm uất. Hàng ngàn lính Nhật tập thể dục buổi sáng trong doanh trại. 8:15 phút sáng thành phố náo nhiệt vào ngày. Các trẻ em xong bửa ăn sáng và chuẩn bị đến trường.
Từ trên cao chiếc Enola Gay nhìn thấy mục tiêu cầu chữ T. Quả bom rơi, 43 giây sau ngòi kích nổ vào buồng uranium, các phân tử atom kích hoạt phản ứng dây chuyền, 2 giây sau đó một ánh sáng chói lòa như quả cầu lửa rộng 300 mét. Nhiệt độ phía dưới quả cầu lửa lên đến 4 ngàn độ C. Sức nóng kinh hoàng này để lại hình dáng của mọi thứ bị hủy diệt in hằn vào tường đá và kim loại. Quả bom tương đương 20 ngàn tấn TNT đã làm những nạn nhân ở ngoài trời tan biến vào không khí hay thành tro bụi tức thì. Cùng lúc ấy sức nổ đem các luồng phóng xạ và tia gamma đi xuyên qua tường nhà, đi vào các tế bào mọi sinh vật. Tích tắc sau đó là chấn động tàn bạo đi nhanh với tốc độ âm thanh. Nhà cửa bị thổi tung biến thành hàng triệu mãnh vỡ bén nhọn xuyên thủng thịt da. Cả thành phố chừng như biến mất sau vài giây. Những nạn nhân sống sót thì thịt da bị cháy bỏng, người biến dạng ám đầy khói bụi đen và họ từ các đống đổ nát gạch đá chui lên, tìm cách đi khắp mọi hướng trong im lặng chết chóc. Cháy bỏng làm họ cảm giác thật nóng. Họ kêu gào xin nước uống, họ tìm cách chen chúc đi đến các sông hồ…Ở đó họ bị chèn lên nhau chết ngạt. Bất chợt một cơn mưa rớt hột. Những hạt mưa đen rơi trên thành phố còn nhen nhúm cháy trong tro bụi. Mọi người há miệng hứng nước mưa. Những giọt mưa to và nặng làm đau xót thịt da. Người ta uống giọt mưa đen mà không biết rằng họ đã uống lấy chất phóng xạ. Không biết chính xác con số tử vong là bao nhiêu vào lúc ấy…
 
Chiều ngày hôm ấy, thị trưởng thành phố Hiroshima lên án Mỹ và khuyến khích dân chúng giữ vững lòng tin vào Nhật Hoàng và chiến thắng của nước Nhật. Các nỗ lực cứu trợ bắt đầu cho Hiroshima. 3 ngày sau Nhật Hoàng vẫn không chịu đầu hàng. Tổng thống Truman tuyên bố "nếu bây giờ họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên trái đất." Ông khuyến cáo người dân Nhật rời bỏ các thành phố công nghiệp ngay lập tức, rằng người Mỹ sẽ tiếp tục thả bom nguyên tử để đáp trả quân đội Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, đã đánh đập, giam cầm, làm chết đói các tù binh Mỹ trong chiến tranh ở Phi Luật Tân…làm kết thúc chiến tranh sớm hơn và cứu hàng trăm ngàn binh lính Mỹ non trẻ. Những tờ truyền đơn được thả xuống từ trên cao. 
 
Quả bom thứ nhì tên “Chàng mập” (và là quả bom cuối cùng mà người Mỹ sẵn có, trong khi người Nhật không hay biết) được thả xuống Nagasaki. Trước đó dự định thả xuống Koruta nhưng do trời nhiều mây, xăng gần cạn, quả bom rơi không trúng mục tiêu mà rớt xuống một triền thung lũng, không có một biển lửa nhưng cũng làm nhiều chục ngàn người chết. Nội các Nhật phải họp khẩn. Tokyo đã nhận được lời tuyên chiến của Stalin ngày hôm trước và Hồng Quân tiến vào Mãn Châu. Ngày 14 tháng 7 phe chủ chiến của quân đội Nhật âm mưu một cuộc đảo chính chống lại việc đầu hàng bất thành. Hôm sau Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng.  
Cuộc thế chiến thực sự chấm dứt, lần đầu tiên bom nguyên tử được dùng và con số tử vong ước chừng khoảng 200 ngàn người. Đó là con số không chính xác bởi nhiều nạn nhân là người Triều Tiên bị bắt làm tù binh ở Nhật. Các ý kiến trái chiều về vai trò của bom nguyên tử trong việc thúc đẩy nước Nhật đầu hàng vẫn còn bàn cãi. Tháng 5 vừa qua, sau 71 năm, lần đầu tiên một vị Tổng Thống Mỹ tại chức đã viếng thăm Hiroshima và tưởng niệm các nạn nhân của cuộc chiến. Những câu nói đầy cảm xúc chân thành của cho các nạn nhân, về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Nhưng không có lời xin lỗi nước Nhật. 
 
Chạnh nhớ nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm hơn 2 triệu người Bắc Việt đã chết. Trong đó ngoài nguyên nhân của thiên tai, mất mùa, đê vỡ, còn có sự tàn nhẫn của cuộc thế chiến, của người Pháp và Nhật. Có đài tưởng niệm, có lời xin lỗi nào cho 2 triệu người năm ấy chưa nhỉ?   
 
Sean Bảo
  
   


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.