Hôm nay,  

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 4

03/10/201614:09:00(Xem: 5016)

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 4

Đoàn Hưng Quốc


Phần 3 của loạt bài này đã tóm tắt về tiến trình dân chủ ở nhiều quốc gia trong vòng 20 năm gần đây. Phần 4 sẽ so sánh xem mô hình nào trong số đó có thể xảy đến tại Việt Nam kèm theo những thuận lợi và khó khăn như thế nào.

Giả định một trong hai biến cố có thể phát sinh: tiến trình chuyển đổi ôn hòa và trật tự tương tự Miến Điến 2010, hoặc quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy tiến trình dân chủ hoá sẽ tuần tự diễn tiến tại Việt Nam lý do vì thành phần lãnh đạo trong đảng cầm quyền không chấp nhận đổi mới chính trị, khác với Tổng thống Then Sein trước đây ở Miến Điện. Về phần phong trào tranh đấu cũng chưa hội tụ được một khuông mặt đại diện có tầm vóc như bà Aung San Suu Kyi. Một khác biệt quan trọng nửa là giới quân phiệt Miến Điện muốn thoát ra khỏi lệ thuộc Bắc Kinh điển hình với quyết định đơn phương đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đề xướng vào năm 2011; trong khi đó tại Việt Nam đảng cầm quyền không hề có ý định thoát Trung trái lại còn trông nhờ vào Bắc Kinh để duy trì độc quyền chính trị và lợi ích kinh tế.

 

Trường hợp thứ nhì xảy ra khi quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như tại Ai Cập 2011 hay Ukraine 2004. Không ai biết được điều này có sẽ xảy đến hay không hoặc vào lúc nào, nhưng dấu hiệu cho thấy ý thức cùng nổi bất mãn trong quần chúng ngày càng tăng nên có thể trở thành mồi lửa châm thùng thuốc nổ vào một thời điểm bất ngờ. Cho nên bài viết này chỉ nhằm tìm hiểu kinh nghiệm quá khứ chớ không phải tiên đoán cho tương lai.

Cả hai cuộc cách mạng ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004 đều không thành công. Riêng Ai Cập mang đậm nét văn hóa Hồi Giáo đặc thù nên người viết thiết nghĩ Ukraine là trường hợp gần giống nhất so với Việt Nam.

Việt Nam hiện giờ và Ukraine trước đây đều là hai quốc gia cộng sản. Phong trào quần chúng và xã hội dân sự chỉ manh nha nên đất nước chưa xây dựng được truyền thống và cơ chế sinh hoạt chính trị đối lập. Cả hai xứ lại nằm bên cạnh các láng giềng xấu vốn áp đảo về kinh tế – chính trị – quân sự kèm theo tham vọng bành trướng. Hơn thế các nhà cầm quyền Nga-Trung đều quyết tâm ngăn cản không cho thành hình một đất nước dân chủ giàu mạnh ngay sát biên giới họ. Ukraine còn có lợi thế phía Tây gần với các cường quốc Âu Châu so với Việt Nam bị cô lập từ bờ biển phía Đông sang biên giới phương Tây và Bắc.

Thử mường tượng một cuộc nổi dậy quần chúng làm thay đổi nhà cầm quyền cộng sản. Lực lượng tranh đấu không có truyền thống sinh hoạt đảng phái nên chia rẽ và thiếu khả năng lèo lái xã hội vốn đang bị phân hoá trầm trọng. Chính quyền dân cử lại phải thừa hưởng nền hành chánh, an ninh và quân đội thối nát vốn bị dân chúng căm ghét. Dư luận đòi hỏi phải có giải pháp tức thời đền bù cho những nổi uất hận tràn dâng như đất đai bị chiếm đoạt, môi trường bị hủy hoại cũng như vấn đề tù cải tạo, đánh tư sản năm 1975 và chiến dịch cải cách ruộng đất vào thập niên 50. Facebook từng là công cụ hữu hiệu nhằm vận động quần chúng chống nhà nước toàn trị nhưng cũng dễ trở thành kênh thông tin kích động luồng dư luận quá khích và cục bộ. Trung Quốc sẽ dùng mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế kể cả các biện pháp quân sự uy hiếp vùng biên giới hay chiếm đóng biển đảo. Mỹ-Nhật-Úc không hiện diện trực tiếp tại Việt Nam, họ chỉ can thiệp đủ để đất nước không rơi vào tay Hoa Lục và khiến Bắc Kinh sa lầy trong các mưu toan chính trị, còn việc đặt nền móng dân chủ phải hoàn toàn tùy thuộc nơi người Việt.

Diễn tiến nếu xảy ra như vậy rất giống như cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine 2004: lực lượng dân chủ thiếu đoàn kết tạo điều kiện cho các đại gia (oligarch) và tham nhũng hoành hành, tâm lý chia cách giữa hai miền Đông thân Nga và Tây thân Âu Châu ngày thêm sâu sắc. Nhà nước do dân bầu đánh mất niềm tin, cánh thân Mạc Tư Khoa thắng cử nhưng sau đó Tổng thống Yanukovich bị truất phế vào năm 2014. Chính trị không ổn định, kinh tế phụ thuộc vào Nga tạo cơ hội cho Tổng thống Putin chiếm mất bán đảo Crimea và chia cắt một phần đất nước. Tây phương chỉ giúp đỡ giới hạn như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói thẳng thừng vào tháng 12/2015 rằng trách nhiệm tùy thuộc nước Ukraine đừng để đánh mất cơ hội cuối cùng này: “You got one last chance. Don’t screw it up”.

Cách mạng vẫn sẽ xảy đến khi nào quần chúng quyết định giọt nước tràn ly và đứng lên đòi thay đổi, nhưng tiến trình dân chủ có thành công hay không do khả năng lèo lái đất nước của thành phần tranh đấu. Nhiệm vụ của những nhà dân chủ, đoàn thể chính trị và xã hội dân sự là tìm học kinh nghiệm quá khứ để sửa soạn hành trang cho tương lai dù không biết được bao giờ là lúc khởi hành mà cũng không thể có phép mầu nào cho mọi vấn nạn do nhà cầm quyền toàn trị gây nên trong suốt 70 năm; trau dồi lòng khiêm tốn nhân nhượng để đoàn kết mà không đánh lỡ mất cơ hội lịch sử thêm một lần nửa.

Đ.H.Q.


Bài liên hệ:

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (1)

https://vietbao.com/a258279/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-1-

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (2)
https://vietbao.com/a258447/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-2-

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (3)
https://vietbao.com/a258692/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-phan-3



.

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự trổi dậy của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải tập trung vào Đông Nam Á, khiến Mỹ không còn dồi dào nguồn lực để đầu tư vào nền an ninh Âu châu. Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau.
Điều làm tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh hơn hết là ý chí và niềm đam mê văn chương của anh rất mạnh mẽ. Stroke thì mặc stroke, anh ráng tự tập luyện bàn tay và trí óc bằng cách gõ những bài văn thơ trên phím chữ của máy vi tính thay vì những cách tập therapy thông thường mà các bác sĩ và y tá ở bệnh viện yêu cầu.
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một con người có tài văn và võ mà ông còn là một người có tài kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). Được vua cử làm Dinh điền sứ (1828), ông đã có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển, lập lên hai huyện mới Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình).
Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang "hiện diện trong việc thành lập" một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, bằng cách dựa vào tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn vào những năm của thập niên 1940. Có lẽ chúng ta cũng như cả khối AUKUS và hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) cũng đều không giúp chúng ta tiến rất xa trên con đường đó. Trong khi cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm khai thông các tham vọng của Trung Quốc.
Thông tin chống đảng trên Không gian mạng (KGM) đang làm điên đầu Lãnh đạo Việt Nam. Tuy điều này không mới, nhưng thất bại chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong Quân đội, Công an và trong đảng của Lực lượng bảo vệ đảng mới là điều đáng bàn.
Có anh bạn đồng hương và đồng nghiệp trẻ, sau khi tình cờ biết rằng tôi là dân thuộc bộ lạc Tà Ru (tù ra) bèn nhỏ nhẹ khen: Không thấy ai đi “cải tạo” về mà vẫn lành mạnh, bình thường như chú! Chưa chắc đó đã là lời chân thật, và dù thật thì e cũng chỉ là câu khen trật (lất) thôi! Nói tình ngay, tôi không được “bình thường” hay “lành mạnh” gì lắm. Tôi ít khi đề cập đến những năm tháng lao tù của mình, giản dị chỉ vì nó rất ngắn ngủi và vô cùng nhạt nhẽo.
Trước hết nói về thị trường địa ốc ở Trung Quốc hiện chiến 25-30% GDP – so với 9% GDP ở Mỹ năm 2006 tức là vào lúc cao điểm trước cuộc khủng hoảng địa ốc 2007-08. Nhà đất chiếm 80% tài sản của dân Tàu (so với 40% ở Mỹ). Người Hoa không có nhiều cơ hội đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu như ở Hoa Kỳ nên để dành tiền mua nhà nhất là khi giá nhà tăng liên tục từ 30 năm nay (trừ những lúc giá cả khựng lại trong ngắn hạn như vào năm 2014.) Ngành địa ốc ở Trung Quốc nếu suy sụp trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến GDP, và trực tiếp tác động lên dân chúng vốn dựa vào giá nhà như khoảng đầu tư lớn nhất trong đời chuẩn bị cho cưới hỏi, hưu trí hay gia tài để lại con cháu. Cho nên Bắc Kinh vô cùng thận trọng quản lý khủng hoảng địa ốc để không nổ bùng trở thành bất mãn xã hội như trường ở Mỹ năm 2007 vốn dẫn đến Donald Trump và Bernie Sander năm 2016 và 2020. Khủng hoảng kinh tế nguy hiểm ở chỗ từ một đốm lửa nhỏ trong chớp mắt lây lan thành trận cháy rừng, lý do nơi tâm lý
Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng. Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan.
Trước khi đội Việt Nam gặp đội Tàu China trong giải đấu chọn đội đại diện Châu Á dự World Cup Qatar 2022 ở bảng B ngày 7 tháng 10 năm 2021 thì báo chí quốc tế đưa ra nhiều nhận xét nhưng tổng quát là trình độ 2 đội coi như ngang ngửa nhau. Đội nào cũng có cơ hội thắng đội kia.Tuy vậy, cũng có vài ý kiến lo ngại rằng yếu tố chính trị sẽ xen vào chuyện thể thao- một trận đấu mang nhiều ý nghĩa danh dự của quốc gia.
Sau 2 năm vật lộn với dịch Covid-19, tình hình kinh tế Việt Nam đang đứng trước viễn ảnh u tối nhất kể từ khi Đổi mới 35 năm trước đây (1986). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.“
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.