Hôm nay,  

Trung Quốc Giàu Nghèo

17/09/201600:00:00(Xem: 7800)
Bốn đồng một ngày cho cả gia đình là một thực tế bên dưới các con số mạ vàng…

Trong Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu vào tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết là Trung Quốc đã đưa hơn 700 triệu người ra khỏi cảnh nghèo khó. Con số này nghe được vì trong kho dữ liệu thống kê về Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra con số 800 triệu. Nhằm nhò gì mức sai biệt có trăm triệu dân từ một biến cố thuộc loại vĩ đại như vậy! Vì thế, mọi người đều có thể đồng ý, với sự khâm phục, rằng từ quãng 1980 tới nay, trong có 36 năm mà một quốc gia đã giúp bảy tám trăm triệu dân thoát khỏi cảnh khốn cùng.

Nhưng coi vậy chuyện không phải vậy! Bài này sẽ nói về mấy lẽ “không phải” đó.

Cũng là một cách giải ảo!

Lẽ thứ nhất là định nghĩa về mức nghèo khốn hay bần cùng – xin nói trước là hơi rắc rối, nhưng thà rắc rối còn hơn tối dạ tin nhảm. Mau mắn khởi sự khảo sát về tình trạng nghèo khổ tại Trung Quốc từ năm 1981, một năm sau khi việc cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu có kết quả, Ngân hàng Thế giới lấy chuẩn mức là lợi tức tối thiểu một đô la chín (1,90) một ngày. Năm đó, khoảng 870 triệu thuộc vào diện bần cùng (88,3% dân số). Với tiêu chuẩn quá thấp như vậy, tình trạng giải phóng ra khỏi sự bần cùng thì cũng khó như… nhảy qua ngọn cỏ.

Nhưng nếu định nghĩa bần cùng ở mức cao hơn chút đỉnh, là kiếm ra ba đồng mốt một ngày (3,10 đô la) thì số người được coi là nghèo khó lại tăng mạnh: 980 triệu người dân bò dưới lằn ranh. Đấy là tiêu chuẩn mới của định chế đã tự coi như có đóng góp kỹ thuật và tài chánh cho sự thành công của Trung Quốc. Với cái thước đo co giãn đó thì tính tới năm 2010 – năm mới nhất mà Ngân hàng Thế giới có số liệu chính thức của Bắc Kinh - gần 150 triệu người vẫn thuộc diện bần cùng vì không có hơn đồng chín một ngày. Và gần 360 triệu chưa có nổi ba đồng mốt.

Nếu kết hợp thêm thống kê về nhân khẩu thì quả nhiên người ta có thể kết luận rằng 800 triệu người Tầu đã thoát khỏi tình trạng bần cùng, như Ngân hàng Thế giới đánh giá. Nhưng sau đó họ sống ra sao? Và có được gần hai đồng hoặc hơn ba đồng để sống một ngày thì cũng chưa vào tới thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Cho nên, xin đừng vội gáy em ơi.

Lẽ thứ hai nói hoài cũng chán là hãy nhìn vào tổng thể. Tính tới 2014, khi nước Mỹ đang than là mức sống thành phần trung lưu sa sút, lợi tức đồng niên (hàng năm) của một hộ gia đình Trung Quốc là khoảng hai vạn đồng Nguyên, tức là bằng 3000 đô la. Nhiều ít ra sao thì xin tính nhẩm: tám đô la 22 xu một ngày. Thế mà gọi là giầu, hay là thoát khỏi nghèo túng!


Tổng thể đã xam xám như vậy, đi về nông thôn thì mới thấy đen kịt: cư dân thành trị của Trung Quốc kiếm được bốn ngàn rưởi đô la một năm, còn cư dân ở nông thôn thì chỉ có ba ngàn vặt mũi bỏ mờm suốt năm. Người biết về kế toán hay làm tính chia thì kết luận trong vài giây: cả một hộ tại thôn quê chỉ kiếm ra bốn đô la một ngày. Nếu lấy đó làm tiêu chuẩn thì trời ơi, có chừng 380 triệu người Trung Quốc vẫn là thôn dân và cả nhà chưa có quá bốn đồng sinh sống.

Khi báo chí và giới kinh tế cứ nói Trung Quốc có sản lượng kinh tế hạng nhì thế giới thì ta nên nhớ tới tiêu chuẩn bốn đồng và con số gần 400 triệu dân! Cho nên, xin hãy trừ bì và có từ tâm nhìn xuống một chút. Mà chưa hết!

Chuyện coi vậy mà không phải vậy cần kết hợp với địa dư của một xứ rộng như nước Mỹ (diện tích khoảng 10 triệu cây số vuông).

Trên đại thể, Trung Quốc có khu vực hướng ngoại là các tỉnh duyên hải tương đối trù phú và khu vực bị khóa trong nội địa thì xưa nay vẫn nghèo xơ xác. Truyền thông nông cạn của thế giới nhìn không quá vùng duyên hải nên nói nhiều đến mức sống rất cao tại các trung tâm như Bắc Kinh Thượng Hải hay Thiên Tân Quảng Châu. Còn lại, Quý Châu, Cam Túc, hay Thanh Hải Tây Tạng vẫn là những tỉnh mạt rệp. Hai phần ba diện tích của Trung Quốc là những vùng trời hành như vậy, nơi mà “cư dân thành thị” vẫn nghèo hơn trung bình toàn quốc, còn thôn dân thì chưa ra khỏi thềm địa ngục.

Trung Quốc có khoảng 400 triệu chưa có đủ bốn đồng một ngày cho cả gia đình. Những người ra khỏi mức bần cùng thống kê mà chưa là tầng lớp trung lưu thì cũng khoảng 500 triệu. Gần một tỷ người đang chờ xin phần bánh hay bát cơm từ mấy chục năm nay. Họ chưa thấy mà tuần qua chỉ biết rằng có 45 đại gia của Quốc hội vừa bị khai trừ khỏi đảng vì tội tham nhũng, hoặc các sĩ quan tướng lãnh của Quân đội Giải phóng thường di chuyển bằng máy bay trên ghế hạng nhất.

Khi Tập Cận Bình khoe thành tích 700 triệu dân đã thoát cảnh nghèo, trong đầu ông lại nghĩ đến tình trạng thiếu kiên nhẫn của đa số trước sự dậm dật của thiểu số trong đảng. Thành thử, cái chuyện giàu nghèo của Trung Quốc chỉ là tương đối. Và tối tối Tập Cận Bình không thể đọc phúc trình của Ngân hàng Thế giới làm thuốc an thần! Năm xưa, Mao đã thắng là nhờ lũ người chân đất từ bên trong đi theo cuộc Vạn lý Trường chinh để giải phóng các tỉnh bên ngoài. Ngày nay, thành phần đó đang nhìn ra các tỉnh bên ngoài với sự bất mãn, uất hận và đã nhúc nhích tại Vũ Hán….

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.