Hôm nay,  

Từ Mắt Bão Nhìn Ra

25/06/201600:00:00(Xem: 6000)
Brexit và Địa Chấn Âu Châu đã bắt đầu….

Cho đến mấy ngày và vài giờ cuối, hầu hết các nhà đầu tư tài chánh, giới bình luận chính trị và cả dân cá độ đều đoán trật kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23 tại Anh Quốc.

Ít ai ngờ là có tới 72% cử tri tham gia việc bỏ phiếu - kỷ lục chưa từng thấy kể từ năm 1992. Sau vài giờ đếm phiếu vào lúc nửa đêm, mọi người chưng hửng với kết quả: đa số gần 52% quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu. Hôm sau, khi thị trường tài chánh mở cửa, các sàn giao dịch đều xanh mặt đỏ sàn….

Chúng ta vừa chứng kiến một cơn động đất địa dư chính trị tại Âu Châu, với hậu quả toàn cầu.

Vì sao giới có tiền, có quyền và có học lại đoán trật là một đề tài hấp dẫn về tâm lý xã hội học - nhưng thật ra vô vị. Những gì xảy ra sau này mới là chuyện đáng chú ý vì một trật tự xây dựng từ 70 năm nay đang từ từ sụp đổ trước mắt chúng ta. Như trong một khúc phim quay chậm về một trận động đất hay sóng thần…. Mà đây không là phim ảnh giải trí.

Từ trong mắt bão là Liên hiệp Âu châu mà nhìn ra, đây là những rủi ro bất trắc sẽ tiếp tục gieo thêm sóng gió cho khu vực này.

Rủi ro tài chánh sẽ đe dọa tám nước: Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, Luxembourg cho tới Cyprus và Malta tại Địa Trung Hải. Xa xôi quá! Rủi ro kinh tế mới đáng sợ hơn, cho hàng loạt quốc gia khác, từ Thụy Điển tới Đức, Hòa Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Ireland về tới…. Hoa Kỳ sau khi dìm Anh Quốc vào nạn suy trầm. Chưa đáng sợ! Bất trắc chính trị tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mới có thể lan rộng thành một làn sóng chống Âu Châu - hoặc phát huy chủ nghĩa dân tộc – tại Pháp, Ba Lan, Đan Mạch, Hòa Lan, Hung, Áo, Ý, Hy Lạp….

Chỉ mới điểm danh như vậy, ai cũng có thể thấy rằng Liên Âu đang bị khủng hoảng, khi một người tình rũ áo ra đi.

Người ta sở dĩ có thể dự đoán sai về nguyên nhân và hậu quả chỉ vì quá chú ý đến khía cạnh kinh tế, là chủ điểm lợi và hại do hai phe “Đi” hay “Ở” trình bày cho cử tri Anh Quốc.

Quả thật rằng chuyện “được/mất” của quyết định Đi/Ở có yếu tố quan trọng về kinh tế nhưng chưa ai có thể ước tính được rõ ràng vì đây là trường hợp chưa có tiền lệ sau khi Anh Quốc gia nhập Âu Châu 43 năm về trước. Cho nên, mọi chuyện đều chỉ là dự đoán, với ít nhiều ẩn ý chính trị là dọa hay dụ. Chưa ai có thể kiểm chứng được lẽ đúng sai của những dự đoán kinh tế ấy thì đã thấy kinh tế không là tất cả. Cử tri Anh Quốc không bỏ phiếu bằng tấm chi phiếu.


Họ quan tâm đến điều khác mà giới kinh tế tài chánh lại không nhìn ra.

Thứ nhất, họ không tin vào thiểu số có tiền, có chữ hay có quyền. Các chính khách có thế giá của hai đảng lớn tại Anh Quốc – hay tại Hoa Kỳ và nhiều xứ khác của Âu Châu qua tới… Trung Quốc – đều bị họ nghi ngờ. Giới có tiền hay các nhà bình luận có chữ nghĩa cũng chẳng khá hơn sau khi chứng tỏ tài năng từ vụ khủng hoảng tài chánh 2008 và kinh tế 2010. Bọn có tiền chỉ là chủ nợ đáng ghét, kẻ có chữ thì cũng chỉ luận giải từ tháp ngà để bảo vệ trật tự cũ.

Việc cử tri Anh Quốc đòi rũ áo ra đi phản ảnh sự bất mãn đó mà nhiều người chưa thấy rằng đấy là phản ứng hay lây. Nó sẽ lan qua Pháp, Ý, Hy Lạp, Ba Lan, và nhiều xứ khác.

Thứ hai, nhiều người đang trở lại câu hỏi căn bản về quyền dân, chủ quyền hay dân chủ, những khái niệm tưởng như là đã trở thành giá trị truyền thống của Tây phương mà bị lãng quên. Sau ba cuộc chiến lớn – 1870, 1914, 1939 - các nước Âu Châu đều muốn sống chung hòa bình bằng cách hy sinh một số quyền hạn quốc gia cho một cơ chế siêu quốc gia. Rằng người Âu Châu sẽ có căn cước mới, khả dĩ thay thế bản sắc Anh, Pháp, Ý, Đức, v.v… Thẻ thông hành hay đồng bạc là một biểu hiện dễ thấy nhất của tinh thần hợp quần gây sức mạnh.

Khốn nỗi Liên Âu, hay khối Euro, hoặc năm Chủ tịch Âu Châu và một vạn công chức quốc tế tại thủ đô Bruxelles của Âu Châu, không làm nên việc! Khủng hoảng Euro, khủng hoảng di dân và khủng bố là những nhắc nhở khiến dân hải đảo Anh Quốc rằng họ hy sinh quyền lợi quốc gia cho một thực thể quốc tế chẳng có thực lực, ngoài cái tài củng cố một hệ thống kinh tế bao cấp do chính họ phải tài trợ một phần.

Họ lui về chủ nghĩa quốc gia, dưới lá cờ dân chủ, và đòi lại quyền quyết định về tương lai. Giới có học gọi họ là bọn quốc gia dân tộc cực đoan, nhuốm mùi phát xít, và họ bèn trả lời bằng lá phiếu dân chủ. Hệ thống siêu quốc gia trở thành những thằng ngọng đứng xem chuông!

Sau Anh Quốc, người dân của các quốc gia văn minh và tử tế như Ý, Pháp, Thụy Điển, Bỉ, Ba Lan hay cả Đức đều tự hỏi: có nên tổ chức trưng cầu dân ý hay chăng? Trào lưu nghi ngờ Âu Châu đang thắng thế và có khi thiên hạ lại bị bất ngờ nữa!

Sau đó mới là số phận, hay tương lai của Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO là cây cầu bắc qua hai đại lục Âu-Mỹ. Bài toán cho Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ….

Ý kiến bạn đọc
26/06/201607:04:59
Khách
con bài domino số 1 khối' thị trường chung châu âu đã bắt đầu ..XỤP ĐỔ "Anh quốc' " ,sẽ ngã nón' theo tàu để nhờ cứu nền kinh tế khánh kiệt của nước này ..tàu sẽ kéo theo trục ma quỷ và khuất phục thế giới , mỹ sẽ có đơn tận dụng lực lượng giúp đỡ thái đánh trận chiến khốc liệt chống hồi giáo ..( trận chiến cuối cùng " thế chiến thứ 3 sẽ nổ ra ở thời điểm này ??...!!
- lại nhớ tới bà VANGA ...CHÂU ÂU sẽ hoang vắng không người ở người tị nạn sẽ lang thang không giày dép lương thực
25/06/201619:00:01
Khách
Đông EURO sẽ trở thành Đồng ZERO , chắc chắn.
Giấc mơ Siêu Quốc Gia của Châu Âu cũng giống như giấc mơ"Thế Giới Đại Đồng" của chủ nghĩa cộng sản:Nó là chiếc đồng hồ mà tất cả các bánh xe đều to bằng nhau . Nó phải tan vỡ như nó đã tan vỡ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.