Hôm nay,  

Kinh Hoàng Hay Khủng Bố Ở Orlando?

18/06/201600:00:00(Xem: 6099)

Một lần nữa súng lại nổ hàng loạt vào những người dân vô tội ở Mỹ. Vụ nã súng tại hộp đêm Pulse ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida vào rạng sáng Chủ Nhật 12 tháng Sáu đã gây ra số tử vong cao nhất từ trước đến nay, với 49 người chết, 53 người khác bị thương và hung thủ đã bị cảnh sát bắn chết.

Kẻ gây tội ác là Omar Mateen, 29 tuổi, được sinh ra ở Mỹ và là người gốc Afghanistan.

Kể từ sau ngày 11/9/2001, với vụ tấn công vào nước Mỹ của những kẻ cuồng tín theo đạo Hồi giáo nên khi có những vụ nổ súng giết người hàng loạt, câu hỏi đầu tiên giới chức an ninh đặt ra là đó có phải là âm mưu của khủng bố nhắm vào nước Mỹ?

Với vụ xả súng vừa qua, câu hỏi này một lần nữa được nêu lên. Nhưng cho đến nay giới chức an ninh không thể kết luận là hung thủ đã hành động có sự chỉ đạo của các nhóm khủng bố ISIS hay Taliban từ bên ngoài nước Mỹ.

Giới truyền thông bàn luận, tìm nguồn tin, tìm người phỏng vấn để đưa ra các thông tin cập nhật hầu có thể xác định ý đồ và nguyên do khiến hung thủ hành động một cách dã man như thế. Có phải vì căm thù nước Mỹ hay vì một nguyên do nào khác?

Theo FBI, những năm trước đây cơ quan an ninh Mỹ đã để ý đến hung thủ, từng gặp và nói chuyện với nghi can đôi lần vì những lời nói và hành động của hắn tại nơi làm việc, nhưng không có đủ chứng cớ để cho rằng đây là một tên khủng bố, nên hồ sơ đã đóng lại. Cũng theo giới chức an ninh, hung thủ đã từng qua Saudi Arabia hai lần, vào năm 2011 và 2012, nhưng cũng không có chứng cứ gì cho thấy kẻ giết người đã tiếp xúc với thành viên của các tổ chức khủng bố.

Sau vụ xả súng làm 49 người chết, lý lịch của kẻ giết người dần được đưa ra ánh sáng. Mới vào cấp ba hung thủ đã bị đuổi học vì tội đánh nhau và phải chuyển sang học tại một trường dành cho học sinh bị đuổi học. Lớn lên đi học cao đẳng, ra làm bảo vệ, có thời đi làm nhân viên quản chế nhưng chỉ được vài tháng. Hung thủ cũng xin làm cảnh sát tiểu bang Florida nhưng không được. Khi có việc, hung thủ không làm được lâu và gặp rắc rối với cơ quan an ninh vì những phát biểu gây sợ hãi cho đồng nghiệp.

Về hoàn cảnh gia đình, trước đây hung thủ đã li dị người vợ đầu tiên sau một thời gian ngắn kết hôn vì có tính vũ phu, theo lời vợ cũ khi trả lời phỏng vấn báo chí trong những ngày vừa qua.

Năm 2011, hung thủ lập gia đình với một phụ nữ gốc Palestine và có một người con trai ba tuổi. Giấy hôn thú được lập tại Berkeley vì người vợ sống trong vùng Đông Vịnh San Francisco.

Giới chức an ninh không thể chắc chắn kết luận Omar Mateen thực hiện vụ giết người vì muốn khủng bố nước Mỹ.

Như thế có thể hung thủ chỉ là một người bất mãn với công việc, với cuộc sống và có lòng căm ghét những người đồng tính, vì nơi hung thủ chọn làm mục tiêu để tấn công là một hộp đêm nổi tiếng là nơi tụ họp vui chơi của những người đồng tính tại thành phố Orlando.

Sau biến cố 9/11, tấn công khủng bố nhắm vào nước Mỹ có lẽ chỉ có vài vụ việc. Đó là bom nồi phát nổ trong sinh hoạt chạy bộ ở Boston năm 2013 và vụ giết người tại một liên hoan cuối năm ngoái ở California.

Còn những vụ giết người hàng loạt bằng súng hầu hết vì lý do riêng tư như liên quan đến công việc, buồn chuyện gia đình hay hung thủ mắc bệnh tâm thần.

Vì việc mua súng đạn quá dễ nên hàng ngày ở Mỹ đều có nhiều người thiệt mạng vì súng. Mỗi năm có đến cả vạn người bị giết vì súng đạn và nếu kể cả những cái chết do tai nạn bất cẩn liên quan đến súng thì con số tử vong là trên ba vạn người.

Khi có nhiều người bị bắn chết cùng lúc, vấn đề giới hạn quyền có súng của dân lại được mang ra thảo luận. Lúc này đang có bầu cử tổng thống và quốc hội nên các ứng viên ồn ào lên tiếng đổ lỗi cho nhau.

Phía Đảng Cộng hòa chủ trương bảo vệ Tu chính án Số 2 cho dân quyền có súng. Nói như ứng viên Donald Trump là nếu người dân có súng thì hung thủ đã bị bắn chết trước khi hắn có thể giết nhiều người như đã xảy ra.

Bên Đảng Dân chủ, Tổng thống Barack Obama và ứng viên Hillary Clinton muốn giới hạn và kiểm soát súng nhưng không thể đề xuất được những thay đổi trong chính sách vì hiệp hội súng của Mỹ NRA là một tổ chức vận động hành lang rất mạnh.

Các lãnh đạo của Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama có lẽ là người đã gửi lời chia buồn đến những nạn nhân chết vì súng đạn nhiều nhất trong thời gian ông cầm quyền.

Riêng năm ngoái có ba vụ giết người hàng loạt bằng súng. Tháng Mười Hai, có hai nghi can liên quan đến khủng bố nổ súng vào một tiệc liên hoan cuối năm ở San Bernardino ở California khiến 11 người chết.

Tháng Mười có nổ súng tại một trường cao đẳng ở tiểu bang Oregon khiến 10 người chết. Trước đó vào mùa hè có vụ nổ súng tại một nhà thờ ở tiểu bang South Carolina làm 9 người chết.

Năm 2012 tại tiểu bang Connecticut một thanh niên mắc bệnh tâm thần nổ súng vào trường học khiến 26 người chết, trong đó có 20 học sinh tiểu học. Cùng năm có nổ súng vào một rạp chiếu phim ở Colorado giết chết 12 người.

Những vụ giết người hàng loạt bằng súng ở Mỹ xảy ra dường như mỗi năm, tính từ thập niên 1980 đến nay có đến hơn 70 vụ.

Năm 1984 ở San Diego, California một người đàn ông xả súng giết chết 21 người trong một tiệm McDonald.

Năm 1993 ở San Francisco một thương nhân bực tức vì công việc đã bắn chết 8 người trong một cao ốc văn phòng.

Năm 1999 tại tiểu bang Colorado có nổ súng tại trường học gây tử thương cho 12 học sinh và thày cô.

Năm 2007 tại Đại học Virginia Tech một sinh viên tức giận vì bị coi thường đã đem súng vào trường bắn chết 32 người.

Vấn đề dùng súng giết người hàng loạt phần lớn do người da trắng gây ra. Theo số liệu của Statista.com, từ thập niên 1980 đến nay trong số những vụ giết người tập thể bằng súng có 44 vụ do người da trắng chủ mưu, người gốc châu Phi 11 vụ, người gốc châu Á 6 vụ, người gốc châu Mỹ Latinh 4 vụ, người thổ dân da đỏ 3 vụ.

Với vụ việc mới xảy ra ở Orlando, lãnh đạo Mỹ một lần nữa lại lên tiếng bênh chống quyền được mang súng như ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ từ hai thế kỷ trước.

Cầu nguyện cho người chết, chia xẻ nỗi buồn và giúp đỡ gia đình nạn nhân là điều cần làm, nhưng lãnh đạo Mỹ phải hành động để những sự kiện như đã xảy ra ở Columbine, Sandy Hook, Virginia Tech University hay ở Orlando không tái diễn.

Tu chính án Số 2 cho dân quyền mang súng để tự bảo vệ trong trường hợp chính quyền trở nên độc tài, dùng bạo lực trấn áp dân.

Ngày nay nền dân chủ Mỹ đã phát triển nhiều so với hai thế kỷ trước. Chính phủ sẽ không thể nào dùng súng đạn để đàn áp dân, vì thế đã đến lúc phải giới hạn tối đa việc mua súng.

Vì nếu không dân Mỹ sẽ còn phải đối diện với kinh hoàng do súng đạn gây nên. Chứ không phải do khủng bố.

© 2016 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
23/06/201620:53:01
Khách
Đây rõ ràng là một vụ khủng bố của Hối giáo quá khích giống như vụ ờ San Bernadino, CA năm ngoái, thế mà tác giả cũng như ông Obama nói là vụ kinh hoàng do súng đạn.
19/06/201601:06:40
Khách
Hey Dude.
Your article makes sense. However, remember that MAN shoots, GUN doesn't.
Changing the laws about gun will never work or stop shooting. If we don't want shooting, change the heart of man. How? I have a secret if you want to know.
18/06/201623:55:52
Khách
Về vụ ở Olando, vìì sao tác giả cung cấp dữ kiện không đầy đủ?. Nếu sơ sót thì tác giả cấn đọc, xem tin tức nhiều chiếu khác nhau. Chúng ta đang ở HK chứ không phải ở VN. FBI không phải NÓI CHUYỆN mà là interview, tất cả nội vụ đang điều tra Còn gìới chức an ninh nào bảo rằng không thể kết luận hung thủ đã hành động có sự chỉ đạo của các nhóm khủng bố ISIS hay Taliban từ bên ngoài nước Mỹ? Còn trước khi, trong khi hành động hắn nói gì, hán thề trung thành và tuyên bố hiến thân cho ai? hắn điện thoại cho ai, face book với ai và nói gì? Cha của hắn nói gì... Thưa ông, đây là vấn đề thuộc An Ninh, sinh mạng hàng triêu người đang cần bảo vệ. Còn ở vụ San Bernadino ông cho rằng "có hai NGHI CAN LIÊN QUAN đến khủng bố" Thế nghĩa là thế nào? Ông ơi chúng ta đang ở Hoa Kỳ, tuy nhiều ngưòi VietAmericans không rành tiếng Anh nhưng không phải vậy mà dể chơi kiểu Vn đâu ông ạ. Phớt lờ vụ khủng bố lái sang ủng hộ phe ta khá khéo léo đấy! Nhưng đây là vấn đề an ninh rất nghiêm trọng đang còn trong thời gian điều tra anh bạn ạ! Ông không kèm theo tỉ lệ bắn giết ở Chicago rất lớn nhưng đó là nơi kiềm soát súng gắt gao phải không? và có nơi "free gun zone" lại xảy ra bắn giết là thế nào? Để kết luận có sức thuyết phục ông bạn cần nhiều dữ kiện hơn nữa. Vấn đề chủ yếu, root ở con người được giáo dục như thế nào chứ không phải ở vũ khí. Vũ khí chà lá cọi ngọn, là cơ hội, là hệ quả. Sửa quả mà không thấy nhân thì vấn nạn VĨNH VIỄN vồn tạn tại. Đàng sau chính trị không đơn thuần như ta tưởng. Vấn đề ở bản chất và hiện tượng chô không phải tại tôi vì bên nào mà nói!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.