Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Tri Phương

13/05/201600:01:00(Xem: 6086)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
(1800 - 1873)
.
Nguyễn Tri Phương, nguyên tên là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đồng Xuyên, quê huyện Phong Điền, Thừa Thiên; gia đình nghèo, làm nông và thợ mộc, ông không xuất thân từ khoa bảng mà từ ý chí trung dũng lập thân. 
.
     Năm 1823, vua Minh Mạng phong ông hàm Điển bộ (Bí thư Nội điện). Năm 1831, thăng Hồng lô tự khanh. Năm 1832, cử ông vào phái bộ sang nước Tàu lo về thương mại.
Năm 1835, vua Minh Mệnh cử ông vào miền Nam, lo khai hoang lập ấp cho dân, đến đời vua Thiệu Trị cử ông làm Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). Nơi đây, ông đã đánh dẹp giặc cướp nhiều lần để giữ yên ổn cho dân chúng. 
.
Năm 1840, ông làm Tuần phủ Nam Nghĩa lo phòng ngự Đà Nẵng. Sau đấy, bổ ông làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường). Năm 1845, ông với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm, bình định Cao Miên. Năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh hiệp biện Đại học sĩ, sau khi vua Thiệu Trị mất, ông làm Phụ chính đại thần theo di chiếu. 
Năm 1848, vua Tự Đức phong ông chức Tráng liệt bá. Năm 1950, vua thấy ông có mưu và dũng nên phê tên ông là Nguyễn Tri Phương (lấy từ chữ: Dõng thả Tri Phương). 
.
Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ. Đến khi làm Kinh lược sứ Nam Kỳ, ông khai khẩn đất hoang lập nhiều đồn điền. 
     Năm 1858, quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng, ông làm Quân thứ Tổng thống đại thần chỉ huy quân ta chống Pháp. 
    Năm 1859, Pháp tấn công Gia Định, quân ta bị bại, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Gia Ninh tử tiết. Đến năm 1860, ông giữ chức Gia Định quân thứ, ông huy động trên 15.000 quân, không tập trung quân ở một nơi mà chia thành 3 đạo: Đạo chính đóng tại Gia Định; đạo quân thứ 2 đóng ở phủ hạt Tân An; đạo quân thứ 3 đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Ông ra lệnh phòng thủ các đường sông, vừa đánh vừa giữ và đắp thêm đồn lũy. Trang bị cho mỗi đội 15 đến 20 súng cối đủ cỡ. 
    Ông cho củng cố xây dựng đại đồn Chí Hòa (về sau gọi là đồn Kỳ Hòa) để chống quân Pháp. 
.
     Ngày 23-2-1861, quân Pháp do Đề đốc Charner chỉ huy khoảng 5.000 quân và chiến thuyền tấn công đồn Chí Hoà, giao tranh ác liệt suốt 2 ngày đêm. Giặc bị thiệt hại: 16 người chết, tướng De Vassoigne, đại tá Crouzatbị, đại tá Tây Ban Nha là Palanca và 299 người bị thương, Trung tá Testard tử thương... Bên ta cũng bị tổn thất nặng nề, trên 1.000 người tử trận và bị thương, trong đấy có Tham tán Phạm Thế Hiển, em ông là Lang trung Nguyễn Duy, Tán tương Tôn Thất Trĩ đều tử trận, còn Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương thì bị thương nặng. Ông bị cách chức xuống làm Tham tri, năm sau được phong Binh bộ Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống quân Pháp.
.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Sau đấy, triều đình cử ông ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. 
.
    Năm 1870, ông giúp Hoàng Kế Viêm thu phục quân Cờ Đen, dẹp Cờ Vàng, Cờ Trắng. 
    Thành Hà Nội xây cất thêm từ thời Gia Long, ông cho tu sửa lại kiên cố, thành có 5 cửa, xung quanh là hào nước rộng, mỗi cửa có cầu để ra vào. 
    Năm 1873, đại úy Pháp là Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị giữa lái buôn Jean Dupuis và quan của triều đình tại Bắc Hà bất hòa. Nhưng đêm 19, rạng ngày 20-11-1873, Garnier bất ngờ cho quân Pháp tấn công thành Hà Nội, chiếm được vòng phòng thủ phía ngoài thành. Pháo của Pháp từ chiến thuyền bắn vào thành. Cùng lúc đó, hỏa lực quân Pháp bắn vỡ cửa nam, sau một giờ giao tranh, Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. 
.
     Hơn 2000 quân ta bị giặc bắt. Con của ông là phò mã Nguyễn Lâm bị tử trận. Ông bị thương và bị bắt, Pháp dụ hàng và băng bó vết thương, ông không cho và khẳng khái nói: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất để sống, sao bằng ung dung chết vì nghĩa”. 
    Ông tuyệt thực và mất ngày 20-12-1873 (ngày 1 tháng 11 Âm lịch), hưởng thọ 73 tuổi. Nghe tin ông tử tiết, ai ai cũng tiếc thương. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được an táng tử tế. Vua Tự Đức cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
.
 *- Thiết nghĩ: Tổng đốc Nguyễn Tri Phương qua đời sau khi tuyệt thực, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho quân, dân cả nước. Niềm tiếc thương ấy sẽ nung nấu lòng nhiệt huyết và ý chí quật cường cho toàn dân Việt, nung nấu tâm tư diệt giặc gìn giữ quê hương. 
    Một sự hối tiếc, vào năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Sau đấy triều đình đã ra lệnh bãi binh, lại còn giúp thực dân truy lùng các Thủ lãnh và Nghĩa quân kháng chiến. Sự phũ phàng này, có thể nói rằng: “Pháp tấn công mà ta cầu hòa, tất nhiên đất nước phải bị nguy khốn!”. 
.
     Cuộc chiến chống Pháp của toàn dân ta liên tục và quyết liệt nhưng đều bị thất bại, là do đâu?! Có thể do triều đình Huế lẽ ra là một Bộ chỉ huy kháng chiến tối cao, nhưng đáng tiếc, một số vua triều Nguyễn lại đặt ngôi báu lên hàng đầu, lại “sợ thù trong hơn sợ giặc ngoài”. Nên dù các anh hùng: Hoàng Hoa Thám, Lê Thành Phương, Trương Định... sắt son kháng chiến, các vị võ quan: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu... can trường chống Pháp, đều bị thất bại là điều khó tránh!. Ngoài ra, đầu năm 1861, quân Pháp đang giằng co bên nước Tàu, chúng bị quân dân Tàu chống trả quyết liệt. Lúc đấy tại Gia Định, quân Pháp chỉ có khoảng 800 người. Thế mà nhà Nguyễn lại rụt rè, cầu hòa là sao?! 
     Nhìn chung, nhà Nguyễn đã không kết hợp được tiềm lực, khả năng, trí tuệ của dân tộc. Riêng ông Nguyễn Tri Phương đáng được kính nể, ông Nguyễn Thiện Thuật có 2 câu thơ điếu ông, thật đúng hoàn cảnh tử tiết bi hùng của ông:
 .
        “Bách chiến gian nan năng bất tử
Nhất hòa cô tức tiện quyên sinh”
(Trăm trận gian nan, còn chẳng chết 
Một hòa tức tối, mới hy sinh) 
 .
Cảm mộ: Nguyễn Tri  Phương
 .
Nguyễn Tri Phương, chí khí hào hùng!
Đánh đuổi ngoại xâm, quyết vẫy vùng 
Mong mỏi lo dân, mong mỏi nghĩa
Miệt mài giữ nước, miệt mài trung!
Kỳ Hoà chống Pháp, tròn son sắt
Hà Nội thủ thành, trọn thủy chung!
Thất trận nhịn ăn, lòng khẳng khái
Thực dân xâm lược, khó khăn dung?!
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.