Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Tri Phương

13/05/201600:01:00(Xem: 6087)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
(1800 - 1873)
.
Nguyễn Tri Phương, nguyên tên là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đồng Xuyên, quê huyện Phong Điền, Thừa Thiên; gia đình nghèo, làm nông và thợ mộc, ông không xuất thân từ khoa bảng mà từ ý chí trung dũng lập thân. 
.
     Năm 1823, vua Minh Mạng phong ông hàm Điển bộ (Bí thư Nội điện). Năm 1831, thăng Hồng lô tự khanh. Năm 1832, cử ông vào phái bộ sang nước Tàu lo về thương mại.
Năm 1835, vua Minh Mệnh cử ông vào miền Nam, lo khai hoang lập ấp cho dân, đến đời vua Thiệu Trị cử ông làm Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). Nơi đây, ông đã đánh dẹp giặc cướp nhiều lần để giữ yên ổn cho dân chúng. 
.
Năm 1840, ông làm Tuần phủ Nam Nghĩa lo phòng ngự Đà Nẵng. Sau đấy, bổ ông làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường). Năm 1845, ông với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm, bình định Cao Miên. Năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh hiệp biện Đại học sĩ, sau khi vua Thiệu Trị mất, ông làm Phụ chính đại thần theo di chiếu. 
Năm 1848, vua Tự Đức phong ông chức Tráng liệt bá. Năm 1950, vua thấy ông có mưu và dũng nên phê tên ông là Nguyễn Tri Phương (lấy từ chữ: Dõng thả Tri Phương). 
.
Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ. Đến khi làm Kinh lược sứ Nam Kỳ, ông khai khẩn đất hoang lập nhiều đồn điền. 
     Năm 1858, quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng, ông làm Quân thứ Tổng thống đại thần chỉ huy quân ta chống Pháp. 
    Năm 1859, Pháp tấn công Gia Định, quân ta bị bại, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Gia Ninh tử tiết. Đến năm 1860, ông giữ chức Gia Định quân thứ, ông huy động trên 15.000 quân, không tập trung quân ở một nơi mà chia thành 3 đạo: Đạo chính đóng tại Gia Định; đạo quân thứ 2 đóng ở phủ hạt Tân An; đạo quân thứ 3 đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Ông ra lệnh phòng thủ các đường sông, vừa đánh vừa giữ và đắp thêm đồn lũy. Trang bị cho mỗi đội 15 đến 20 súng cối đủ cỡ. 
    Ông cho củng cố xây dựng đại đồn Chí Hòa (về sau gọi là đồn Kỳ Hòa) để chống quân Pháp. 
.
     Ngày 23-2-1861, quân Pháp do Đề đốc Charner chỉ huy khoảng 5.000 quân và chiến thuyền tấn công đồn Chí Hoà, giao tranh ác liệt suốt 2 ngày đêm. Giặc bị thiệt hại: 16 người chết, tướng De Vassoigne, đại tá Crouzatbị, đại tá Tây Ban Nha là Palanca và 299 người bị thương, Trung tá Testard tử thương... Bên ta cũng bị tổn thất nặng nề, trên 1.000 người tử trận và bị thương, trong đấy có Tham tán Phạm Thế Hiển, em ông là Lang trung Nguyễn Duy, Tán tương Tôn Thất Trĩ đều tử trận, còn Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương thì bị thương nặng. Ông bị cách chức xuống làm Tham tri, năm sau được phong Binh bộ Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống quân Pháp.
.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Sau đấy, triều đình cử ông ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. 
.
    Năm 1870, ông giúp Hoàng Kế Viêm thu phục quân Cờ Đen, dẹp Cờ Vàng, Cờ Trắng. 
    Thành Hà Nội xây cất thêm từ thời Gia Long, ông cho tu sửa lại kiên cố, thành có 5 cửa, xung quanh là hào nước rộng, mỗi cửa có cầu để ra vào. 
    Năm 1873, đại úy Pháp là Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị giữa lái buôn Jean Dupuis và quan của triều đình tại Bắc Hà bất hòa. Nhưng đêm 19, rạng ngày 20-11-1873, Garnier bất ngờ cho quân Pháp tấn công thành Hà Nội, chiếm được vòng phòng thủ phía ngoài thành. Pháo của Pháp từ chiến thuyền bắn vào thành. Cùng lúc đó, hỏa lực quân Pháp bắn vỡ cửa nam, sau một giờ giao tranh, Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. 
.
     Hơn 2000 quân ta bị giặc bắt. Con của ông là phò mã Nguyễn Lâm bị tử trận. Ông bị thương và bị bắt, Pháp dụ hàng và băng bó vết thương, ông không cho và khẳng khái nói: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất để sống, sao bằng ung dung chết vì nghĩa”. 
    Ông tuyệt thực và mất ngày 20-12-1873 (ngày 1 tháng 11 Âm lịch), hưởng thọ 73 tuổi. Nghe tin ông tử tiết, ai ai cũng tiếc thương. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được an táng tử tế. Vua Tự Đức cho lập đền thờ ông tại quê nhà.
.
 *- Thiết nghĩ: Tổng đốc Nguyễn Tri Phương qua đời sau khi tuyệt thực, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho quân, dân cả nước. Niềm tiếc thương ấy sẽ nung nấu lòng nhiệt huyết và ý chí quật cường cho toàn dân Việt, nung nấu tâm tư diệt giặc gìn giữ quê hương. 
    Một sự hối tiếc, vào năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Sau đấy triều đình đã ra lệnh bãi binh, lại còn giúp thực dân truy lùng các Thủ lãnh và Nghĩa quân kháng chiến. Sự phũ phàng này, có thể nói rằng: “Pháp tấn công mà ta cầu hòa, tất nhiên đất nước phải bị nguy khốn!”. 
.
     Cuộc chiến chống Pháp của toàn dân ta liên tục và quyết liệt nhưng đều bị thất bại, là do đâu?! Có thể do triều đình Huế lẽ ra là một Bộ chỉ huy kháng chiến tối cao, nhưng đáng tiếc, một số vua triều Nguyễn lại đặt ngôi báu lên hàng đầu, lại “sợ thù trong hơn sợ giặc ngoài”. Nên dù các anh hùng: Hoàng Hoa Thám, Lê Thành Phương, Trương Định... sắt son kháng chiến, các vị võ quan: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu... can trường chống Pháp, đều bị thất bại là điều khó tránh!. Ngoài ra, đầu năm 1861, quân Pháp đang giằng co bên nước Tàu, chúng bị quân dân Tàu chống trả quyết liệt. Lúc đấy tại Gia Định, quân Pháp chỉ có khoảng 800 người. Thế mà nhà Nguyễn lại rụt rè, cầu hòa là sao?! 
     Nhìn chung, nhà Nguyễn đã không kết hợp được tiềm lực, khả năng, trí tuệ của dân tộc. Riêng ông Nguyễn Tri Phương đáng được kính nể, ông Nguyễn Thiện Thuật có 2 câu thơ điếu ông, thật đúng hoàn cảnh tử tiết bi hùng của ông:
 .
        “Bách chiến gian nan năng bất tử
Nhất hòa cô tức tiện quyên sinh”
(Trăm trận gian nan, còn chẳng chết 
Một hòa tức tối, mới hy sinh) 
 .
Cảm mộ: Nguyễn Tri  Phương
 .
Nguyễn Tri Phương, chí khí hào hùng!
Đánh đuổi ngoại xâm, quyết vẫy vùng 
Mong mỏi lo dân, mong mỏi nghĩa
Miệt mài giữ nước, miệt mài trung!
Kỳ Hoà chống Pháp, tròn son sắt
Hà Nội thủ thành, trọn thủy chung!
Thất trận nhịn ăn, lòng khẳng khái
Thực dân xâm lược, khó khăn dung?!
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.