Hôm nay,  

Nhìn về Tương Lai Biển Đông Trước những hành động khống chế mới của Trung Cộng ở Biển Đông

05/04/201600:00:00(Xem: 5911)

[Ghi lại cuộc Phỏng Vấn của nhà báo Vi Anh với BS Mã Xái ( chủ tịch Đảng Tân Đại Việt) ngày 04/tháng Tư/2016, nhơn khi Bs Mã Xái từ Florida đến Little Saigon tham dự Lễ Ra Mắt Tân Hội Đồng BLĐ Việt Nam Quốc Dân Đảng và ghé thăm Toà soạn Việt Báo]

Vi Anh Câu Hỏi-1:: Về các hành động bành trướng mới của TC tại Biển Đông.

Trong những tháng gần đây, ngay trong tháng Ba /2016, Trung Cộng đang tăng nhanh các động thái nhằm khống chế Biển Đông, xin Bác Sĩ Chủ tịch Đảng Tân Đai Việt cho biết các hoạt động mới của Bắc Kinh trên cái mà TC gọi môt cách phi pháp phi lý là “Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn” chiếm gần trọn hết Biển Đông.

Bs Mã Xái đáp: Chiến lược khống chế Biển Đông là sự liên tục của chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, và cũng nằm trong đại chiến lược khống chế Đông Nam Á của Tập Cận Bình ngay từ khi ông ta lên nắm chánh quyền năm 2013. Bắc Kinh không dấu diếm tham vọng trong khẳng định chủ quyền không tranh cải: Biển Đông và những đảo trong đó là sở hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại; và Trung Cộng cũng đã từng cho Hoa Kỳ và thế giới biết Biển Đông là quyền lợi cốt lỏi của Trung Quốc như Tây Tạng, Tân cương, Đài Loan.

blank
Từ trái: Bác sĩ Mã Xái, nhà báo Vi Anh trong tòa soạn Việt Báo.

Trong vòng tháng Ba vừa qua, lại có những hành động xâm lấn mới trên Biển Đông cho phép suy đoán không sai TC (Trung Cộng) tiếp tục gia tăng tầm hoạt động chiếm đoạt biển đảo của những quốc gia đang tranh chấp (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Indonesia, Đài Loan); riêng ngư dân Viêt Nam luôn bị sách nhiễu do lực lượng Hải cảnh TQ; chủ yếu có ít nhứt những động thái mới bất chấp luât pháp quốc tế, xin ngắn gọn tóm lược:

1. Ngày 25 tháng Ba/2016, giàn khoan HD-943 vừa được Trung Cộng đưa vào Biển Đông và theo họ cho biết là sẽ hoạt động đến 31/07/2016 ngay trong khi Tướng Thường Vạn Toàn Bộ trưởng quốc phòng TC đang thăm Việt Nam và cùng Phùng quang Thanh nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh quan hệ Viêt Trung căng thẳng trên vấn đề quân sự hoá Biển Đông vừa qua; rõ là trò chơi hai mặt; ( trong khu vực đang phân định)

2. Ngày 02 tháng Ba, TC lại chiếm Bãi Hải Sâm ở Trường Sa. Năm (5) tàu TQ ( Trung Quốc) bao quanh bãi san hô, ngăn cản “ngư trường truyền thống “ mà ngư dân Phi hay đánh bắt nơi đây, người Phi Luật Tân gọi nó là Quiniro hay Jackson Atol, còn TC gọi nó là Đá Ngũ Phương; Trung quốc đã điều tàu đi lại xung quanh Bãi Cỏ Mây, gần đó về phía nam, mà tàu hải quân Philippines đang duy trì canh gác; Bãi Hải Sâm còn trong vòng tranh chấp với Việt Nam, Phi, Mã, Brunei và tất nhiên với Trung Quốc. Cũng nên nhắc lại là năm 2011 tàu TTQ cũng đã bắn đuổi, gây hấn với ngư thuyền Phi luật tân, tại bãi cạn này.

3. Ngày 19/03 TC lại gây sự với Indonesia: tàu đánh cá TQ đi sâu vào vùng biển Nam Dương 19/03/2016 bị hải quân bắt và trong lúc hải quân Indonesia lôi tàu vào cảng thì tàu hải giám xông vào, cắt cáp và giải cứu; tàu cá TQ khi bị bắt chỉ cách Đảo Latuna 4 km, nằm hẳn trong vòng lãnh hải12 hải lý ( nm) của Indonesia). Dù công nhận Latuna thuộc chủ quyền của Nam Dương, nhưng TC lại ngang ngược cho rằng viêc làm của ngư dân của họ chỉ qua là “ hoạt động bình thường”, là hoạt động” trong ngư trường đánh cá truyền thống của Trung quốc”!

4. Ngày 24 tháng Ba,khoảng 100 tàu cá TQ lởn vởn quanh quẩn khu vực Bãi cạn South Luconia hôm có ý định xâm nhập lãnh hãi Malaysia; từ lâu Mã lai đã tuyên bố chủ quyền đối với bãi cát ngầm North Luconia và South Luconia, nhưng TC lại bất chấp luât pháp quốc tế và còn tuyên bố hai bãi cạn trên thuộc quyền sở hữu của họ, chẳng những vậy mà còn đặt tên là bãi cát ngầm Bắc Khang và Nam Khang; tàu tuần duyên TC thường xuyên dùng võ lực xua đuổi tàu cá ngư dân Mã Lai. Về các hành vi tàu cá TQ lần này, Mã Lai sẽ tiến hành các biện pháp pháp lý nếu các các tàu Trung Quốc. Được biết Indonesia và Mã Lai là hai qốc gia thường vẫn có quan hệ mềm mỏng với TQ.

5. Theo tin Reuters hôm 17-03-16, tư lệnh Hải Quân Mỹ đô đốc John Richardson cho biết Hoa Kỳ vừa phát hiện những hoạt đông đáng ngờ của TC quanh bãi cạn Scarborough, phía bắc quần đảo Trường Sa mà họ đã chiếm từ tay Philippines năm 2012, có thể chuẩn bị cho việc bồi đấp như họ đã thực hiện bảy đảo nhơn tạo trước đây. Tóm lại, Trung Cộng lần lượt “đụng” hầu hết các nước có tranh chấp chủ quyền môt cách công khai ( Việt Nam, Phi, Mã, Indonesia) bằng bắt nạt, sức mạnh cơ bắp, bằng luật riêng của TQ, bất chấp luật pháp quốc tế về luật biển (UNCLOS mà TQ đã ký), không hề tuân thủ DOC mà họ đã ký với ASEAN, thì nói chi đến việc hình thành COC.

6. Tiến hành quân sự hoá Biển Đông: Những động thái mới mà thế giới ghi nhận trong tháng Ba chỉ là sự tiếp tục của chiến thuật quân sự hoá Biển Đông:

Trên đảo Hoàng Sa, TC bố trí tên lửa địa không HQ-9 ( do Hoa Kỳ và Đài Loan loan tin vào trung tuần tháng Hai/2016), sau đó lại đưa thêm chiến đấu cơ J-11, và Xian JH-7 rồi tên lửa chống hạm YJ-62, đặt trên hòn đảo Phú Lâm, xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hoà (Duncan).

Trên quần đảo Trương Sa TC đưa hệ thống rada có tần số cao trên đảo Châu Viên (Cuarteron), cho máy bay dân sự đáp thử trên những đường băng trên đảo nhơn tạo; các phi đạo đang được cũng cố trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) dài 3000m, trên Subi, Vành Khăn ( Mischief). Như vậy, TC coi như có thể lập nên trận đồ “tam giác chiến lược” nối liền ba khu vực quần đảo Hoàng Sa phía bắc, với bãi cạn Scarborough phía đông và với quần đảo Trường Sa phía Tây, có thể sẵng sang khống chế Biển Đông và có thể tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, nếu thời cơ thuận tiện, như họ đã làm trên Biển Hoa Đông; với thiết bị quân sự hiện có và tiếp tục phát triển Bắc Kinh sẽ đủ năng lực chống tiếp cận, chống xâm nhập A2/AD ( anti-access, area-denial) mà còn có tiềm năng tấn công; Trung Cộng còn cho biết họ còn có tên lửa đạn đạo tầm xa ( trên 3000 km? ) có thể đánh truc đích tân đảo Guam.

Chiến thuật quân sự hoá Biển Đông khá nhanh chóng trong vòng hai năm qua đòng thời với gia tăng ngân sách quốc phòng 2016, đặc biệt cho hải quân cho phép TC tiến xa ra đại dương thay vì quanh quẩn trong vùng cận duyên. Một Trung quốc hung hang với sức mạnh quân sự của Bắc Kinh là một quan tâm cho cả khu vực, kể cả Hoa Kỳ.

Đô đôc Harry Harris Tư Lịnh bộ Chỉ Huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương trong buổi điều trần Uỷ Ban Quân lưc Thượng Viện Mỹ (23/02/2016)báo động ý đồ TC quân sự hoá Biển Đông, TC đang làm thay đổi cục diện khu vực với những hoạt đông triển khai mới, trên thực tế họ sẽ kiểm soát Biển Đông; ông nhận định TC sẽ thiết lập ADIZ;và sẽ đe doạ tự do tàu và máy bay vận chuyển trong khu vực; “tôi cho rằng TQ đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á”; nhiễu kịch bản có thể xảy ra nếu như Hoa Kỳ không phản ứng mạnh mẽ kịp thời. Tất nhiên đô đốc có trình bày kế hoạch đối phó.

Vi Anh câu hỏi-2:Trước hành động tăng cường quân sự hoá, với ý đồ kiểm soát và khẳng định chủ quyền Biển Đông, với mục tiêu dài hạn là khống chế Đông Nam Á của TC, xin BS nhận định về cách ứng phó của chánh quyền Obama trong vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực Mỹ- Trung.

Bs Mã Xái đáp: Obama là vị TT đặt trọng tâm chánh sách ngoại giao về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ngay lúc ông bước vào Bạch Ốc trong nhiệm kỳ đầu; chính ông và Hillary Clinton là kiến trúc sư cho chiến lược Xoay Trục/ Tái cân bằng về Châu Á chủ yếu là Đông Nam Á; và Biển Đông là nơi có quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ mà bà cựu Ngoai Trưởng Hoa Kỳ đã từng nói thẳng với người đồng nhiệm TQ (lúc đó là Vương Khiết Trì).

Chiến lược Tái cân bằng về châu Á của Hoa Kỳ quả thật bị xáo trộn khi một Trung Quốc đang lên quá hung hăng lại cũng hướng về ĐNA và Biển Đông-một con đường chiến lược giao thông thương mại với hơn 5 ngàn tỷ USD thương vụ hàng năm. Trong hai năm qua TC đã thay đổi nguyên trạng nhanh chóng Biển Đông và tăng cường quân sự hoá, và luôn đơn phương áp đặt chủ quyền trên” Đường Chín Đoạn” và tất cả các đảo trong đó. Sự chênh lệnh sức mạnh quân sư nghiêng về TQ thấy rõ đối với các nước láng giềng ĐNA; TC đã nhanh chóng tạo dựng bề thế quân sự và cả năng lực chống tiếp cận, chống xâm nhập (A 2/AD) có nguy cơ thách thức cho lân bang ASEAN và cho cả Hoa Kỳ. Tâp Cận Bình nói với Obama là TQ không đeo đuổi quân sự hoá khu vực và “ những cải tạo bồi đấp đảo không nhầm và không ảnh hưởng bất cứ nước nào”! Tháng Hai vừa qua, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã báo động rằng các công trình xây dựng cũng như những thiết bị quân sự trên các đảo nhơn tạo đã tạo thành hạ tầng cơ sở cần thiết cho việc “tung lực lưtráiợng xuống Biển Đông” vượt xa nhu cầu phòng thủ, hay trái với lập luận sai của Bắc Kinh cho rằng các hoạt động của họ trên Biển Đông chỉ nhằm mục tiêu dân sự. Trong 2 năm qua, TC đã bồi đấp ít nhứt 1.170 mẫu (hectares) đất ở Biển Đông.

Sau bảy năm cam kết Chuyển Trục về Châu Á, nổ lực đáng kể trong lãnh vực ngoại giao, kinh tế, quốc phòng nhưng siêu cường thế giới và cường quốc hải quân hàng đầu Thái Bình Dương dưới lãnh đạo của TT Obama đã không chận đứng được đà tiến Trung Cộng trên Biển Đông.

Mỹ chủ trương không tham gia tranh chấp Biển Đông, nhưng Mỹ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông là tự do lưu thông hàng hải, hàng không và bảo vệ sự tôn trọng luật pháp quốc tế,nền tảng cho trật tự quốc tế, cho an ninh, hoà bình cho Châu Á. Một tuyên bố Sunnyland ( Điều 7) giữa Obama và 10 vị lãnh đạo các quốc gia ASEAN có ghi” Cam kết chung đối với việc giải quyết hoà bình những tranh chấp bao gồm tôn trọng đầy đủ những quy trình pháp lý và ngoại giao mà không cần đến sự đe doạ xử dụng vũ lực, hoặc xử dụng vũ lực, phù hợp với ngững nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế và công ước năm 1982 của LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Có thể Tập Cận Bình nắm được chủ trương của Obama là không tiến hành chiến tranh vì Biển Đông, và cách giải quyết xung đột bằng đường lối ngoại giao tương đối mềm mỏng cho nên TC cứ lần lượt tiến trình gậm nhấm Biển Đông từng phần, theo một” chu kỳ “thuận lợi nào đó, nhưng tránh manh động có thể đưa đến xung đột hay phản ứng vũ trang; và Hoa Kỳ luôn khuyến khích các bên kềm chế, giải quyết qua đối thoại hoà bình. TC do đó có lợi thế trong các tranh chấp lãnh hải.

Đối với các hoạt động lấn chiếm của TC trong vấn đề Biển Đông, chánh quyền Obama là lên tiếng phản đối bằng những phương cách phù hợp, hoặc cho tiến hành các “chiến dịch” bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải với các chuyến tuần tra bằng tàu chiến hay bay ngang vào các đảo ở quần đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa. Trong biến cố quân sự hoá gần đây Bộ Trưởng Quốc phòng Ashton Carter có những phản đối có tính đe doạ sẽ có hậu quả nếu TC không chấm dứt hành động gây hấn, và Đô đốc Harry Harris cũng báo động cho Quốc Hội cùng trình bày kế hoạch thăng tiến về phần an ninh quân sự hầu hoàn thành tốt hơn cho chiến lược tái cân bằng /đổi trục về Châu Á. Hoa Kỳ cho biết là sẽ tiếp tục cuôc tuần tra trên biển trên không hay bất cứ nơi nào phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Carter cho biết thì những chuẩn bị phòng thủ và tấn công cũng luôn sẵn sàng.

Trong những năm gần đây, Hoa thạnh đốn cũng đã điều quân, thiết bị quân sự vào khu vực, bao gồm những loại “tối tân nhứt và hữu hiệu nhứt” theo lời Đô đốc Harry Harris.

Hoa Kỳ có những quan hệ chánh trị thân thiết với nhiều quốc gia dồng minh, đối tác cho phép tăng cường bố trí quân sự xung quanh Biển Đông.

Đồng minh Phi Luật Tân mở cửa năm căn cứ quân sự, mở quân cảng cho Mỹ xử dụng; Philippine thông qua Thoả thuận tăng cường hơp tác quốc phòng. Singapore, Mã Lai đồng ý cho xử dụng căn cứ hậu cần đón nhận tàu chiến máy bay giám sát trong khu vực. Đồng minh Úc dồng ý cho thuỷ quân lục chiến luân phiên tại căn cứ Darwin, quân số sẽ tăng lên 2.500 vào năm 2017. Nhựt một đồng minh cật ruột trấn khu vực đông bắc Á trong vai trò mới phòng vệ tập thể, tàu ngầm Nhựt bổn ghé thăm Phi Luật Tân sau đó hai chiến hạm sẽ cập cảng Cam Ranh. Hoa Kỳ, Nhựt, Nam Hàn gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ( 31-3-16) tại Washington bàn lại việc bố trí hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên Nam Triều Tiên đủ làm Băc Kinh lo ngại, chắc đủ để chặn tên lửa DF-26 của TC có tầm xa 3000-4000km. Soái hạm USS Blue Ridge thuộc hạm đội 7 dẫn hàng không mẫu hạm Stennis có khu trục hạm và tuần dương hạm dẫn đầu tiến vào Biển Đông là một trong những hoạt động quân sự thường kỳ nói lên sự có mặt thường xuyên trong khu vực vừa là môt hành động răn đe đối với Trung Nam Hải. Cường quốc đang lên Ấn Độ kế hoạch lập trạm phân tích dữ liệu vệ tinh ở Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã nới rộng cấm vận vũ khí sát thương cho Hà Nội, ngân sách quốc phòng 2016 Hoa kỳ có dành riêng ngân khoản huấn luyện và trang bị võ khí cho các nước ASEAN có tranh chấp lãnh hải với TQ.

Ngân sách Hoa Kỳ năm 2016 có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư quốc phòng hầu đối phó với mức độ gầy dựng sức mạnh quân sự gia tang đáng kể của Trung Công.

Trước mắt Trung Cộng có vẻ lấn lướt Hoa Kỳ ở Biển Đông về mặt quân sự, nhưng chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ trên đường dài,phần chánh nghĩa nghiêng về Hoa Kỳ.

Khối ASEAN xoay trục lần về với Hoa Kỳ vì quan tâm sự hung hăng của Trung Cộng tại Biển Đông, dù một vài nước có quan hệ lợi ích về kinh tế, như Indonesia, Mã Lai, Miến Điện nay đã công khai chống đối. Tay sai CSVN của TC, nay cũng tìm về chổ dựa mới để thủ lợi; Philippine có phần chắc là kẻ thắng kiện tại Toà Án Trọng tài Thường Trực La Haye dù cho TC không tham gia hay tuân thủ phán quyết của toà án. TC phải trả cái giá khá đắt về thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của một cường quốc.

Nhằm tạo nền thịnh vượng cho khu vực, Mỹ cam kết thực hiện hệ thống mậu dịch tự do chuẩn mực cao TPP và tại Hội nghị Thượng đỉnh Sunnylands (Hoa Kỳ-ASEAN 02/2016) TT Obama tuyên bố Sáng Kiến Kêt nối Hoa Kỳ-ASEAN (US-ASEAN Connect) phát huy chương trình hợp tác Hoa Kỳ với khu vực nhầm hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ( Thương vụ hai chiều gồm hang hoá và dich vụ năm 2014 lên đến 254 tỷ USD, ASEAN là đối tác thương mãi thứ tư của Hoa Kỳ). TT Obama và ASEAN đã nâng quan hệ lên tầm cao Đối tác Chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ ký ngày 21-11-2015 tại Kuala Lumpur.

Theo GS Thayer nhà phân tích chánh trị, ảnh hưởng của Hoa Kỳ tăng lên do sự quyết tâm cam kết trọn vẹn với Đông Nam Á và nhờ chính TT Obama đich thân tham dự các diễn đàn thường niên của ASEAN, như Thượng đỉnh An ninh Đông Á. Chánh sách của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ, ông Obama có gây được lòng tin cho các nước ASEAN trên cơ sở khi cả hai phía đều có lợi trong sự hơp tác tương kính, bình đẳng,minh bạch.

Biển Đông trở thành vùng cạnh tranh địa chiến lược giữa hai cường quốc mà tương quan sức mạnh kinh tế quân sự vẫn còn nghiêng về Hoa Thạnh Đốn. Sư tăng tốc quân sự hoá Biển Đông với các hành động bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trong tình thế kinh tế suy sụp có thể đưa tới phá sản, có thể là biểu hiện bên ngoài nhằm đánh lạc hướng quần chúng bất mãn trong nước đang đối diện khó khăn trong đời sống, chưa kể tình trạng chánh trị nội bộ rối ren trong nước ( tham nhũng, trấn áp giới bất đồng chánh kiến, trấn áp truyền thông, sự thắng lợi của đảng Dân Tiến so với Quốc Dân Đảng thân TC…). Thế giới nhiều lúc lo lắng cơ nguy chiến tranh Trung-Mỹ vì Biển Đông, môt cuộc động binh như vậy là một thảm hoạ. Hai cường quốc đang cần có nhau, hai nền kinh tế quân quyện chắn chịt, họ phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh để cộng sinh, để sinh tồn.

Vi Anh, xin cám ơn Bác sĩ.

Ý kiến bạn đọc
05/04/201618:50:03
Khách
Muon giu nha phai co con dao, cay kiem de truoc cua. Giu tai san ngoai bien, pha co con dao ngam duoi day bien ke nao toi co coc nhon dam chim chung khong con co hoi chiem doat nua. Ngay nay khong con "nhan nghia thang cuong bao" chi co bao luc moi giu duoc nha, duoc nuoc. Bien phap manh voi nhung ke phan phuc, an com "QG" mien Nam tho con ma giac Cong "chu di hoac nem da" de trung tri sau de ran de nhung dua am muu hay sap sua theo giac giet dan Viet pha dat Viet. Cam on nhe.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.