Hôm nay,  

Tưởng Tượng

13/02/201600:00:00(Xem: 5880)
Buổi sáng ngày 8 tháng 12 năm 1980, nữ nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz đến căn hộ của Yoko Ono và John Lennon ở New York để chụp hình cho loạt ảnh sẽ đăng trên tạp chí âm nhạc Rolling Stone. Dự định lúc đầu sẽ lấy ảnh của cặp vợ chồng nổi tiếng này làm ảnh bìa, nhưng sau đó nữ nhiếp ảnh gia đã dè dặt thay đổi ý định, chỉ chụp riêng hình Lennon vì độc giả lúc ấy không muốn thấy Ono trên bìa báo...Cuối cùng khi Lennon cương quyết phải có Ono cùng chụp thì bộ ảnh cũng được hoàn tất. Sau buổi chụp hình, Lennon đến dự cuộc phỏng vấn trong đài phát thanh của RKO radio.

5 giờ chiều, Lennon và Ono rời căn hộ để đến studio hoàn tất bài Walking on Thin Ice. Khi 2 người rảo bước tới xe limousine của mình thì một số fan hâm mộ chạy đến xin chữ ký. Trong số đó có Mark David Chapman, người đã từng đợi chờ Lennon bên ngoài khu chung cư cao cấp The Dakota nơi Lennon và Ono sinh sống và đã được Lennon ký tặng.

Mark David Chapman là một nhân viên bảo vệ 25 tuổi ở Honolulu, Hawaii. Tháng 10 năm đó anh ta đã dự định mưu sát Lennon (trước khi ca khúc Double Fantasy phát hành) nhưng sau đó đã thay đổi ý định và quay về nhà. Sáng hôm nay Chapman lại đến đợi trước tòa nhà Dakota chờ cơ hội để được gặp Lennon lần nữa.

Chapman thinh lặng đưa bản copy của Double Fantasy và Lennon vui vẻ ký tặng. Ký xong Lennon ngước nhìn Chapman và hỏi: "Anh chỉ muốn vậy thôi?" Chapman gật đầu và cười mỉm.

Sau đó Lennon đến phòng thu âm Record Plant Studio và làm việc cho đến 10:49 khuya. Chàng quyết định không đi ăn tối, thay vì đó trở về nhà đúng giờ để chơi với Sean, đứa con trai 5 tuổi chàng có với Ono trước khi cháu đi ngủ.

Jose Perdomo người gác cửa của The Dakota và một tài xế taxi gần đó đã thấy Chapman đứng sẳn trong bóng tối của vòm cửa ở phía Nam tòa nhà. Chapman đã đứng đợi từ từ trưa hôm đó. Ono bước đi trước và vào trong phòng tiếp tân. Lennon theo sau, liếc nhìn Chapman và lướt qua hắn. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, Chapman vung cây súng lục.38 caliber nhắm vào giữa lưng Lennon và bắn 5 phát. Viên đạn đầu tiên trượt qua đầu Lennon và đụng vào cửa số tòa nhà. Hai viên sau đi vào bên trái của lưng và hai viên còn lại đi vào vai trái. Những phát đạn với khoảng cách gần 3 mét như vậy đã xé tung cơ thể của Lennon những lổ đạn tròn xuyên suốt. Lennon lảo đảo bước đi 5 bước như chừng những viên đạn đã đẩy chàng về phía sảnh đường khu vực tiếp tân. Máu tuôn xối xã từ các vết thương và trào ra miệng. "Tôi bị bắn! tôi bị bắn." Chàng chỉ thốt lên được chừng ấy rồi đổ ập người xuống sàn nhà.

Lễ tân Jay Hastings lúc đầu định cầm máu cho Lennon nhưng khi thấy Lennon nằm bất động trong vũng máu, bèn cởi áo khoác đồng phục của mình và phủ lên Lennon, gỡ cặp mắt kính tròn đã bị vỡ dính máu và gọi cảnh sát. Bên ngoài tòa nhà, gác dan Perdomo đã dằng co với Chapman, làm hắn buông súng và đá được khẩu súng khỏi lề đường. Chapman cởi áo choàng và bỏ mũ khi cảnh sát tới, dường như để chứng tỏ mình không còn che giấu vũ khí nào khác, rồi ngồi bệt xuống lề đường. Gác dan Perdomo hét lớn vào Chapman "Mày có biết mày vừa làm chuyện gì không?" Chapman bình thản đáp: "Biết! Tôi vừa bắn John Lennon."

Hai người cảnh sát đầu tiên đến hiện trường là Steve Spiro và Peter Cullen. Họ đang ở góc ngả tư đường 72nd và Broadway khi nghe tiếng súng nổ. Họ thấy Chapman vẫn ngồi bình thản yên lặng bên vỉa hè, trong tay cầm cuốn tiểu thuyết bằng bìa mỏng: Bắt Trẻ Đồng Xanh của J.D. Salinger. Lật bên trong cuốn tiểu thuyết, Chapman viết nguệch ngoạc "Gởi Holden Caufield. Từ Holden Caulfield. Đây là sự thể nghiệm của tôi." (Sau này trong phần thẩm vấn, Chapman đã nói rằng cuộc đời của anh chính là nhân vật Holden Caulfield trong tiểu thuyết đó.)

Cảnh sát lập tức chở Lennon đến bệnh viện St Luke's-Roosevelt vì biết rằng tình trạng quá trầm trọng không thể chờ xe cứu thương đến. Một cảnh sát viên tên Moran đặt Lennon vào băng ghế sau và hỏi: "Ông có biết ông là ai không?" Lennon cố gắng hé môi và ra dấu, nhưng chỉ có vài âm thanh ứ nghẹn trong cổ họng. Máu vẫn tuôn ra không ngớt từ các vết thương.

Lennon cảm thấy lạnh vô cùng. Chẳng phải vì cái rét của mùa đông New York. Chàng thấy lạnh vì những dòng máu ấm một thuở thiết tha yêu cuồng dại cuộc đời nay cạn dần trong người. Ôi mái tóc dài bồng bềnh đầy nghệ sĩ và phong cách thời thượng của thập niên 70, một thế hệ babyboom với chiếc quần patte ống loa, những chiếc áo bó sát người và những mái tóc dài hyppies. Chàng là biểu tượng đắm say trong ban nhạc của tứ quái The Fab Four lừng danh nhất hành tinh. Chàng và ban nhạc của mình Beatles là tiếng đập thỗn thức cho hàng triệu trái tim nam nữ khắp lục địa này. Người ta gọi là hiện tượng Beatlemania, dẫn đầu cho làn sóng "xâm chiếm của nước Anh" vào thị trường âm nhạc Mỹ. Mà làm sao lại không yêu thích các chàng trai trẻ này được? Vừa trẻ trung, ăn mặc điệu nghệ thời trang, lại đẹp trai hào hoa. Viết nhạc thì lời ca đơn giản mà đắm đuối. Nổi bật nhất là những giai điệu và tiết tấu của các bản nhạc rock & roll đều hay đến lạ kỳ. Lạ kỳ bởi mỗi một bài đều khác nhau trong cấu trúc và đều cuốn hút với các hợp âm lạ bất ngờ nhưng đều dễ thấm vào lòng. Đã thế các chàng lại phá tung chêm thêm vào những tiếng đệm da-da-da đến rộn ràng tươi mát và hấp dẫn. Như tên gọi của ban nhạc Beatles là sự kết hợp của tiếng đập (beat) tiếng nhịp nhân cuồng quay, tiếng vỗ tay náo nhiệt, tiếng gào thét của thế hệ trẻ trung trong sung mãn của đời sống.

Trái tim chàng vẫn còn thoi thóp nhẹ nhưng hơi thở chàng đã như ngọn đèn cạn nến lay lắt trước gió, máu vẫn tuôn chảy cạn kiệt dần trong xác thân chàng. Chàng còn nằm đó nhưng vía của chàng hình như đã bay lên cao. Trong những phút giây cuối cùng trước khi lìa cõi đời hoạt náo này chàng chợt nhớ lại tất cả. Tất cả cuộc đời đầy sóng gió và hào quang vinh hiển của chàng vụt trở về như cuốn phim chiếu chậm.

Cách đó một tháng chàng vừa hoàn thành ca khúc Woman, viết không riêng gì cho Yoko Ono (người vợ thứ nhì mang gốc Nhật cũng đầy tính nổi loạn và đam mê nghệ thuật đến tột đỉnh như chàng) mà hình như chàng viết cho tất cả các chàng trai đang yêu.

.

Woman.
Người nữ, khó trải bày làm sao khi cảm xúc tôi rối rắm và tâm trí trống rổng
Sau rốt thì tôi mãi mãi nợ người
Và nàng ơi! Tôi sẽ cố bày tỏ niềm yêu và ân sủng

Vì nàng đã cho tôi biết ý nghĩa của sự thành công.

.

Nàng ơi! Hẳn nàng biết về tính trẻ con trong mỗi người đàn ông
Xin nhớ rằng đời tôi nằm trong tay nàng
Và nàng hỡi! Hãy giữ tôi gần trong tim, dù khoảng cách không chia xa chúng mình.
Điều này đã viết trên những vì sao đêm
Nàng hỡi! Hãy để tôi giải thích
Tôi không bao giờ cố ý làm nàng buồn đau
Vì thế hãy để tôi nói lần nữa, lần nữa và lần nữa
Tôi yêu nàng bây giờ và mãi sau
Tôi yêu nàng phút giây này đến thiên thu.

.

Chàng còn chú thích thật lãng mạn cho tựa ca khúc Woman là For the other half of the sky, Cho một nửa khác của bầu trời. Thì ra tình yêu là vậy! Khi yêu thì hai người chỉ có một bầu trời, bầu trời của riêng hai người, mỗi người mang một nửa bầu trời. Cũng nồng nàn như khi ta gọi người thân yêu nhất là better-half vậy. Nửa tốt đẹp nhất.

Vậy mà giờ đây vía chàng trên cao lượn lờ quanh hình bóng Yoko Ono lẻ loi gục qụy bên xác chàng. Rồi chàng lại nhớ những ước mơ xanh, những hào quang sáng rực tưởng chừng không bao giờ tắt khi chàng đang ở trên đỉnh danh vọng và tuyên bố: đối với giới trẻ chàng nổi tiếng hơn Chúa Jesus. Chàng thấy mình quá trẻ dại và nông nỗi, nhưng là tuổi trẻ đầy cuồng nhiệt. Hàng triệu khán giả trẻ khắp thế giới mong ước được nghe chàng và ban nhạc hát. Hàng trăm ngàn khán giả vây quanh các buổi trình diễn, tiếng hò reo hâm mộ của họ đã át ngay cả tiếng đàn ca...Với làn sóng hâm mộ và danh vọng ngút ngàn cùng cá tính nổi loạn tự do của người nghệ sĩ trẻ, cùng biết bao yếu tố khác để làm chàng quên đi tính hữu hạn ngắn ngủi của con người. Nhưng chàng cũng nhớ rõ chàng yêu cuộc đời này tha thiết, chàng đã từng ước mong trái đất này hòa bình, không có hận thù trong lòng người, không có chiến tranh và tư hữu, không có một chủ nghĩa, chủ thuyết nào cả...Ôi! sao mà mình cứ sống trong lời ca tiếng nhạc, nét tranh. Mình quên đi những gì hiện hữu thực tế bên ngoài thế giới nghệ sĩ mộng mơ này. Chàng thầm nghĩ và thấy mình thật hoang tưởng khi nhớ lại ca khúc Imagine mà mình đã viết vào tháng Năm 1971, trước ngày chàng mất hơn 9 năm:

.

blank
Hình ca khúc Tưởng Tượng.

Tưởng tượng.

Hãy tưởng tượng không có thiên đàng, không có địa ngục
Trên cao chỉ có bầu trời, mọi người chỉ sống cho hôm nay.
Cũng dễ thôi nếu bạn thử.
Hãy tưởng tượng không có quốc gia,
Không có gì để chiến đấu và để chết cho đất nước
Cũng không có tôn giáo, tất cả mọi người sống trong hòa bình
Điều này cũng không khó lắm đâu.
Bạn sẽ nói tôi là kẻ mộng mơ
Nhưng tôi không là kẻ duy nhất
Vì tôi mong một ngày nào đó bạn sẽ cùng tôi
Và thế giới sẽ cùng hợp nhất
Thử tưởng tượng không có tư hữu
Không cần phải tham lam hay thèm khát điều gì
Mọi người là bằng hữu
Thử tưởng tượng tất cả mọi người cùng san sẻ thế giới
Bạn có thể nói tôi là kẻ mơ mòng…”

.

Rồi chàng chạnh nhớ đến những người bạn trong ban nhạc, nhất là nhớ Paul McCartney. Paul với khuôn mặt thật trẻ con luôn vui cười. Nhớ Paul đã viết bản nhạc Hey Jude để an ủi con trai đầu lòng Jules của mình với người vợ đầu Cynthia, trước khi Yoko Ono đi sâu vào đời mình. Nhớ nhất là những cảm hứng từ bản nhạc Do you want to know a secret đã giúp Paul viết nên ca khúc trứ danh Yesterday bất tử. Tự dưng giây phút khi gần lìa xa cõi đời này những lời ca của Paul sao mà thấm thía đến thế! Những ngày hôm qua khi chúng mình còn là tình nhân, những ngày hôm qua khi chúng mình còn là vợ chồng, những ngày hôm qua khi chúng mình còn là bè bạn...

.

Mới hôm qua.
Buồn phiền trong tôi như đã bay đi xa
Mãi đến hôm nay tim còn thấy hoan ca
Tôi còn ngỡ như là ngày hôm qua.

.

Ngày hôm qua, khi tình yêu là trò chơi dễ dàng, tôi là người đàn ông vẹn toàn. Giờ thì không như thế nữa, khi em xa vắng, bóng tối treo trên đầu u ám, muộn phiền về đậu và tôi cần một chỗ ẫn giấu mình...Ô! ngày hôm qua, tôi đã nói gì sai? Vì sao em ra đi? Sao mà mong được sống như ngày hôm qua đến thế!

Những bản nhạc dấu yêu từ những ngày dậy sóng nghiệp cầm ca ở Liverpool 1960 đến tận New York ngày hôm nay cứ ùa trở về trong trí tưởng. Những giai điệu đẹp ngời cứ ngân vang trong đầu át cả tiếng còi hụ của xe cảnh sát đang chạy hết tốc lực đến bệnh viện Roosevelt. Ánh đèn xanh đỏ vàng cấp cứu cứ chớp xoay nhanh lên các đường phố New York, trông như các ánh đèn sân khấu khi chàng và ban nhạc Beatles đang trình diễn. Chàng muốn hé môi mấp máy Oh la di oh la da! mà sao không cử động nổi. Máu trong người chàng dường như đang cạn kiệt và bốc hơi.

Gần 11 giờ khuya hôm đó bác sĩ Stephan Lynn, trưởng phòng cấp cứu của bệnh viện St Luke's-Roosevelt tiếp nhận John lennon. Chàng đã không còn mạch đập, không còn hơi thở. Cùng với 2 người bác sĩ và vài y sĩ phụ tá, họ cố gắng trong vô vọng để cứu chàng. Ngay cả dự định cuối cùng là mở lồng ngực để cố bóp trái tim nghệ sĩ tài hoa kia, giúp nó đập trở lại, đưa những giọt máu ấm áp lên trên khối óc sáng tạo đã cho đời những giai điệu mê say tưởng chừng như vẫn còn vang vọng mới như ngày hôm qua. Nhưng khi nhanh chóng nhận ra các mạch máu chính quanh tim đã bị vỡ nát trầm trọng do 4 viên đạn, 80 phần trăm lượng máu trong cơ thể bảnh trai nọ đã mất, họ đành xuôi tay. 11:15 tối khuya ngày hôm ấy, bác sĩ thông báo chính thức John Lennon giã từ cuộc chơi. Trong giây phút ấy giai điệu của ca khúc All My Loving của ban nhạc Beatles nhẹ vang lên trong hệ thống loa bệnh viện như một tình cờ ly biệt não nùng...

Hồn của Lennon bay lên cao, cao tít trên bầu trời của New York. Từ đó chàng nhìn xuống thấy Ono khóc rũ rượi khi y tá đưa chiếc nhẫn cưới của chàng cho nàng. Chàng cũng nhìn xuống nơi chàng đã bị bắn thấy cảnh sát còng tay Chapman lên xe. Cuốn tiểu thuyết Bắt Trẻ Đồng Xanh của J.D. Salinger rớt từ tay kẻ ái mộ và cuồng điên rơi trên vỉa hè. Chàng thấy hồn mình nhẹ nhàng như không còn cảm giác, không oán hận. Hình như trên cao cũng không là thiên đàng. Và bên dưới kia nơi máu chàng còn chưa khô cũng không phải địa ngục. Nhìn xuống cuộc đời bên dưới như những cánh đồng xanh, có những đứa trẻ như Holden Caulfield vội vã chạy qua cánh đồng. Dưới những thảm cỏ xanh là những hầm hố tư tưởng. Cuối của cánh đồng là vực thẳm không đáy u minh hoang tưởng. Ở trên mặt đất không làm sao thấy được, không làm sao bắt được những trẻ đồng xanh để chúng khỏi té ngã.

Và John Lennon bay mãi cùng giai điệu Imagine vào cõi vô cùng. Năm ấy chàng 40 tuổi.

Sean Bảo

Ý kiến bạn đọc
14/02/201614:41:42
Khách
qua hay cam on Sean bao
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.