Hôm nay,  

Ước Mơ Dang Dở …

19/01/201601:07:00(Xem: 14995)

ƯỚC MƠ DANG DỞ

Truyện ngắn Nguyễn Văn Sâm

    1.

blank

 Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống. Phòng vắng lại  âm u vẻ gì như đìu hiu lau lách. Đưa tay tính bật đèn thì Tuấn nãy giờ lúi húi trong một góc, ngước mặt lên lắc đầu ra hiệu biểu đừng. Mặt anh xanh xao quá  lại ướt mẹp khiến tôi phát sanh lòng thương cảm pha trộn chút sợ hãi.

Ngó những gì anh đương chăm chú thì thấy là xấp phác thảo mấy năm nay cho bức họa ‘Hoạt Cảnh Thời Đại’ mà theo anh, nếu thực hiện xong sẽ lớn tổ chảng, bề thế hơn bức tranh sơn mài ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ của họa sĩ Trọng Nội trưng bày trong phòng khách dinh Độc Lập thuở nào. Xấp phác thảo đó anh đưa tôi giữ hơn nửa tháng nay trước khi vượt biên mà, sao lại ở trong trường được? Tôi cũng chưa đưa trả anh sao anh có mà đương lật lật giở giở?

Lạ thiệt chứ! Thắc mắc nhưng tôi không nói gì, chỉ hỏi là anh xuống Rạch Giá cả hai tuần nay rồi sao bây giờ còn trở vô trường làm gì. Mắt anh buồn buồn ngó lên trần nhà nơi cái quạt máy đương chạy vù vù, nói nhỏ như hơi thở của người rất yếu:

‘Nhớ trường quá!’

Tôi ngó bức bản phác thảo anh đương cầm trên tay, hình vẽ hai mẹ con ôm nhau, nét mặt lo âu đương ngồi chùm hum ở ngạch cửa một gian nhà lủng lổ chổ bom đạn mà có lần anh cắt nghĩa là một trong 40 cảnh mô tả hậu quả của cuộc chiến vô ích vừa qua. Tôi còn nhớ anh nói bức họa lớn anh thả cửa đem vô những hình ảnh mình muốn biệt sợ chẳng đủ không gian. Anh nói tiếp, giọng trầm trầm xa vắng như từ cõi nào đó vọng tới:

‘Coi tới lui cho đở buồn!’

Tôi hỏi anh tính lúc nào thực hiện dự định thì cũng nghe giọng trả lời trong tiếng thở dài:

‘Không thể!’

Âm thanh của tiếng không thể phát ra như giọng oán trong một câu vọng cổ da diết. Tôi tính hỏi thêm thì anh đã mất tiêu, không còn thấy đâu nữa.

Tôi rùn mình, thấy ớn da gà. Lạ thiệt, đi gì mà mau dữ tợn, mới thấy đó đã biến mất như ánh chớp!

Vợ tôi lắc lắc chồng, nói:

‘Anh mớ quá trời, nằm ngay lại thì hết mớ!’

Tôi trở mình. Đồng hồ trong phòng ngủ chỉ mười hai giờ đúng. Nhắm mắt lại, tôi miên man nghĩ về số phận và ước mơ của người bạn họa sĩ mong có được thời giờ để vẽ bức tranh lớn tổ chảng của đời mình. Chuyện vừa mấy phút trước là câu trả lời bi thiết của anh cho riêng tôi? Ước mơ một đời bị dập tắt rồi sao? Nếu vậy thì chán thiệt!

 .

 2.

Nửa trăng trước đó.

Mỗi khi quan sát sự thận trọng trong cử chỉ pha màu hay nhè nhẹ quẹt quẹt phết phết trên tấm vải canvas với gương mặt nghiêm trang của Tuấn tôi biết anh làm việc với quyết tâm cao ngất đáng ngưỡng mộ. Tôi tự hỏi sao một người có thể vẽ vừa chăm chú vừa thanh thoát như vậy được. Một vài ngày, một vài tuần hay một vài tháng đối với anh không thành vấn đề. Vẫn mỉm cười khi khách không thỉnh bò tới làm gián đoạn công việc, vẫn buông cọ xuống mặc áo ra ngoài đầu hẻm ngồi hằng buổi trước ly cà phê đá với bạn. Từng bức tranh tương tợ nhau vứt vươn vải trên đường đi vốn dĩ chật chội trong phòng vẽ của anh. Thường, tôi lượm lại quan sát để rồi không thể kết luận được tại sao Tuấn gọi đó là những bức tranh dẫn đường. Dẫn đường vô nghệ thuật của người họa sĩ. Nhiều khi thấy tôi có vẻ quí những thứ liệng đi đó anh áy ngại cầm lên một hai bức, so sánh và vạch ra ưu khuyết điểm từng chỗ của mỗi bức, chỉ tường tận những vùng pha màu chưa đạt hay đường nét non nớt hiện diện làm hư toàn bộ bức tranh… Tôi nghe cũng chỉ hiểu lờ mờ thôi, thế giới của người họa sĩ thể hiện lên tranh qua màu sắc và đường nét nhưng là biểu tượng cho nội tâm đương biến chuyển, đương ngập tràn cảm xúc của người cầm cọ là thứ gì tôi cho rằng mình không thể một sớm một chiều mà hiểu được. Thôi thì cứ nghe. Cứ gật gù cho bạn mình vui. Tôi thường lập lại câu nói anh nghe lần nào cũng cười đồng tình bằng khóe mép: ‘Nhà văn và hoạ sĩ cùng là người có tín ngưỡng nhưng khác đạo. Chúng ta là kẻ ngoại đạo đối với nhau, chỉ có một thứ đồng điệu duy nhứt là có Đức tin.’

Vâng, họa sĩ Tuấn có Đức tin là mình thể hiện được xúc cảm đương có trong lòng khi sáng tác. Xúc cảm tràn lan, thay đổi như dòng nước chảy cuộn, như áng mây trôi mau thì đương nhiên anh sẽ thấy những đường nét trên khung vải vài ngày trước, thậm chí vài giờ trước, không còn phù hợp nữa. Phải bỏ, làm lại cho tới khi tranh và tâm hồn họa sĩ là một. Nói cách khác, bức tranh phải thể hiện được nội tâm họa sĩ ở một thời điểm đáng chú ý nào đó.

Tuấn tâm sự rằng anh tự bắt mình vô khuôn khổ là kết quả trui rèn từ những vị thầy người Pháp và các họa sư Việt tiền phong đã hết lòng chỉ dạy ngay từ khi anh bước vào trường nghệ thuât ở thủ đô nửa thế kỷ trước. Ông thầy có khi bắt anh vẽ đi vẽ lại cả trăm lần một đề tài và thường người thầy chỉ nói sơ rằng phải thay đổi góc độ của bức tranh hay biến đổi cách nhìn bằng màu sắc cũng như sử dụng sự tương phản hay hòa hợp của màu sắc. Những khi nói đến chuyện nầy Tuấn thường chỉ cho tôi tại sao có gam màu mờ mờ ở góc mặt của bức ‘Hồ Hoàn Kiếm,Thu Về’ hay tại sao có khung màu đỏ rực khi người nữ trong hình thì màu xanh tím của bức ‘Lửa Hè’… Tôi quan sát sự giải thích của anh hơn là tiếp nhận ý nghĩa của những lời giải thích. Cách trình bày hăng say cho thấy anh tin tưởng hoàn toàn ở khả thể tiếp cận sự tuyệt đối của thẩm mỹ cũng như tin chắc tài nghệ mình.

‘Trong các ân sư, tôi cám ơn thầy Detrong vô cùng. Lúc trước mình tự ái, sĩ diện hảo nhăn mặt nhíu mày khi bị bắt vẽ lại bây giờ mới thấy mình làm thất vọng thầy biết bao nhiêu. Tôi đã nói thầm là vẽ đi vẽ lại tới gần cả trăm lần ở tất cả mọi khía cạnh là chuyện vô lý và vô ích. Có lần tôi trả treo nói giởn mặt với thầy rằng những bản vẽ thầy kêu phế bỏ đó sau nầy trò nổi tiếng bán cũng đủ làm giàu. Tội nghiệp ông thầy từ chánh quốc qua thuộc địa đào tạo học trò với cái tâm bao dung tuyệt cùng mà khi nghe trò nói vậy cũng chỉ cười nhẹ đáp: ‘Ai cấm anh giữ những bản bỏ đâu, nhưng giờ tới đó anh vẽ theo đường hướng giáo khoa cái đã. Họa sĩ nổi tiếng nào cũng bắt đầu vẽ theo trường ốc trước, mà phải đúng qui luật, dĩ nhiên có quyền thêm chút gì đó cảm hứng sáng tạo của mình. Đó là cơ bản.’

Anh biết không, sau nầy tôi nhận chân ra rằng vẽ tạm tạm, bôi bác cho có tranh cũng kiếm được chút tên tuổi vậy, nhưng đó là cái tên tuổi do sự hiện diện, không phải do tài năng và tấm lòng của họa sĩ với nghệ thuật. Cái tên tuổi đó do lòng ham hố và do thói xấu khinh thường người thưởng thức, nặng hơn nữa có thể nói là có mặt vì đã dám ra tay chém nát thân thể nàng nghệ thuật.’

Anh ngừng lại, tự thưởng mình bằng cách châm điếu thuốc, hít hai ba hơi dài rồi mới nói thêm cho tròn ý. ‘Bên ngoài không bao nhiêu người nhận chân điều đó nhưng chính người họa sĩ thì biết rõ ràng chuyện mình làm có giá trị tới đâu.’

Anh nói rằng mình biết ơn tất cả các thầy trong trường. Những vị nầy không dùng lòng thương yêu để làm hư hỏng họa sĩ lớp sau mà bắt khó để họ có thể phát triển tài năng sau nầy nhờ đó sẽ đứng một mình, nhứt là phát triển tình yêu nghệ thuật để đi với nghệ thuật suốt đời. Họ là đôi bàn tay nâng con gà đá độ lên để luyện cho nó phóng tới với những cú đá tuyệt chiêu như người họa sĩ được trui rèn tài nghệ để có đuợc cái nhìn sắc bén với xúc cảm nghề nghiệp phổ vào đôi tay điều khiển cây cọ vàng…..

Tôi còn nhớ khi anh nói câu nầy thì ngừng hơi lâu, lại rít thêm tới gần hết điếu thuốc, ngó quanh quất chỗ bày biện giá vẻ, xếp xếp sắp sắp lại mấy cây cọ theo thứ tự lớn nhỏ. Có thể anh chờ đợi tôi thấm hiểu phần nào ý anh. Phòng hẹp trời mau tối, anh mở đèn, nói tiếp sau khi quăng tàn thuốc qua cửa sổ: ‘Tôi coi mình  như con đại bàng, những suy nghĩ của bậc thầy trong hội họa từ  Đông sang Tây, từ  cổ  chí  kim như những cơn bão mạnh, mình làm con chim đại bàng dựa theo gió bay vút lên trên nền trời cao thể hiện sự mạnh mẽ và tự do của mình nhưng khi bay được thì bỏ hết gió bão đó để đến khung trời cao rộng khác, đĩnh núi khác.’

Tôi đớ lưỡi làm thinh, chỉ ú ớ những âm thanh vô nghĩa, đầu óc quay cuồng với những ý nghĩ lạ lùng của bạn. Tôi nhớ đến Nguyễn Du bỏ Thanh Tâm Tài Nhân lại phía sau để truyền lại đời tuyệt tác Đoạn Trường. Tôi nhớ tới Tùng Thiện, Tuy Lý nhờ gió bão thi ca Thịnh Đường để có Vỹ Dạ Hợp Tập. Nhưng lịch sử cả nước có được bao nhiêu đại bàng, hay là bị chuyện nầy chuyện kia của thực tế rồi thì ôm ước mơ dang dở suốt nửa đời sau!

Nãy giờ ngồi trong phòng vẽ của bạn cả buổi trời tôi mới thấy một cái khung gãy lìa và một bức tranh rách được dùng để lót hai cái lon nước rửa cọ, tôi ngó bạn dò hỏi, Tuấn trả lời mà ngó lơ là bâng quơ:

‘Họ kêu lên cho biết tranh tôi đã vô chung kết nhưng bị loại vì lý do đặc biệt gì đó họ cũng chẳng nói cho biết, chỉ báo là sẽ được phát giải khuyến khích nếu chịu vẽ thêm khía cạnh tích cực vô góc trắng của tranh. Nghe họ nói tôi bỗng cám ơn cái ông tướng võ biền đã thấy trước được bức tượng Tiếc Thương của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu khi tượng chỉ còn là những nét vẽ nguệch ngoạt trên cái bao thuốc lá.

‘Thôi thì mình rạch bỏ nó còn hơn làm những điều mình không thích, giống như miễn cưỡng đi ăn đám cưới đứa con của một người quen sơ, quen vói, phải ngồi chung bàn với đại gia, với quan chức mình chẳng quen biết gì, mất thời giờ và vác bực bội về những khoe khoang hãnh tiến.’

Tuấn đứng lên, trịnh trọng bưng tới giao cho tôi một hộp giấy lớn, tha thiết xin bạn giữ giùm những bản phác thảo về bức tranh ‘Hoạt Cảnh Thời Đại’ mà anh cưu mang mấy năm gần đây. ‘Ráp lại những phần sẽ vẽ thì có được một bức tranh bự tổ chảng.’ Anh vừa nói vừa cười vì cái tĩnh từ bình dân vừa mới xài.

‘Mình ra đi. Nửa trăng thôi là biết dữ lành. Để được tự do vẽ không bị tay ngang ý kiến ý ruồi!’

Tôi nhận sự ủy thác của Tuấn. Lặng thinh không nói, như có linh tánh về sự không lành của bạn mình. Người họa sĩ cười cười:

‘Chỉ là một chuyến đi, lên tàu ngồi ba bốn ngày là tới chứ dời sông lấp biển gì đâu mà mặt ông bi thảm quá. Đừng bắt chước người xưa khóc chia tay hay làm thơ tiễn bạn nhá ông mãnh! Đời người luôn có những trường hợp phải giải quyết. Cá nhơn phải sáng suốt lựa chọn giải pháp tốt đẹp, hữu lý. Truyện vẽ tranh cũng vậy, chọn đề tài thì dễ như ăn cháo nguội, nhưng vẽ làm sao, màu sắc gì, bố cục như thế nào là nan đề và tùy bản lãnh của từng người. Nửa trăng thôi tôi sẽ bắt tay lại, vẽ những gì mình dự tính bấy lâu nay. Nửa trăng thôi! Nửa trăng thôi!’ Tuấn lập lại một cách chắc nịch với nụ cười mà tôi có cảm giác như anh nói để tự trấn an mình.
Rồi Tuấn nắm tay tôi dục dặc bốn năm lần, thiếu điều không muốn buông ra.

Đã tới lúc phải ra về. Ôm cái hộp giấy bạn giao như nhận di sản bạn để lại. Tôi đi như người mộng du không biết nhờ đâu mà về được tới nhà an lành. Cái hộp giấy từ hỗm tới giờ được đặt trên bàn làm việc trong phòng ngủ, chình ình trước mặt lúc nào cũng thấy. Cái hộp giấy gói ghém niềm ước mơ của bạn, người bạn đặc biệt tôi biết mình khó kiếm được người thứ hai.

 

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, Jan. 08-15, 2016)

 

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
17/03/201600:05:25
Khách
Người đọc xong truyện trở thành người khác với lúc chưa đọc. Đó là mục tiêu của người viết. Ông Thiệu được khen nhẹ nhàng trong truyện và có người thầy giáo nhớ trường cho đến khi đã chết. Tôi thích truyện nầy
06/03/201607:33:44
Khách
chuyện lạ quá, đọc 3, 4 lần mới mò ra được ý chánh: Nghười nghệ sĩ thành xé bỏ tác phẩm mình hơn là thêm vô những chi tiết vớ vẩn của những ai không hiểu nghệ thuật mà có quyền.
Từ đó bi kịch hiện ra...
20/01/201601:58:23
Khách
Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa lại can thiệp vào nội bộ Trung Quốc :

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-rut-gian-khoan-khoi-vung-ngoai-cua-vinh-bac-bo-3345227.html
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.