Hôm nay,  

Con đường làm Tổng bí thư của ông Dũng còn lận đận

12/24/201503:16:00(View: 16779)
Con đường làm Tổng bí thư của ông Dũng còn lận đận
.

Trung Điền
.

Một tuần trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội hôm 8/12 rằng công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XII còn “rất khó khăn.”

Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 13 hôm 21/12, ông Nguyễn Phú Trọng, tuy không lập lại chữ ‘rất khó khăn’ nhưng đã cho thấy là công tác nhân sự vẫn còn khó khăn vì ... chưa hoàn tất. Trung ương đảng phải họp thêm kỳ 14 để giải quyết một số ủy viên bộ chính trị hiện nay, tuy đã đến tuổi hưu (trên 65) nhưng lại muốn tái ứng cử hoặc tái đề cử để đảm nhận chức danh lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là ghế Tổng bí thư.

Khó khăn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra, đến từ vài nguyên do:
.

Thứ nhất, ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy muốn làm Tổng bí thư nhưng không tự mình điền đơn tái cử như các ủy viên bộ chính trị khác mà để cho các đàn em trong trung ương đảng đề cử. Ông Dũng muốn dùng chính lá phiếu của đàn em để dằn mặt phe chống đối rằng ông “không tham quyền cố vị” mà là do nhu cầu của đảng yêu cầu ông phải…. tiếp tục “hy sinh”. Sở dĩ làm như vậy, ông Dũng muốn chấm dứt thời kỳ “cá mè một lứa” giữa các nhân sự trong bộ chính trị để tóm thu quyền lực dễ dàng hơn khi nắm ghế Tổng bí thư qua đa số phiếu bầu của Trung ương đảng mà ông Dũng biết là khó ai có thể cạnh tranh.
.

Thứ hai, những người ở tuổi hưu không chỉ vài nhân vật mà có đến trên 6 người như Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng muốn được tái ứng cử hay đề cử để tiếp tục. Những người này cũng đang nhắm đến ghế tổng bí thư và họ không muốn ông Dũng quá mạnh, trở thành một thế lực chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
.

Thứ ba, vấn đề sắp xếp nhân sự trước đây nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị đương nhiệm và Trung ương đảng (TƯĐ) chỉ biểu quyết lấy lệ; nhưng kể từ năm 2014 trở đi, qua chỉ thị 244 của Bộ chính trị, mọi vấn đề sắp xếp nhân sự trong bộ phận trung ương và các chức danh lãnh đạo chủ chốt đều phải mang ra thảo luận và bỏ phiếu kín tại Hội nghị TƯĐ.
.

Nhưng những khó khăn nói trên chỉ là bề nổi. Vấn đề then chốt hiện nay là sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên bài toán nhân sự thượng tầng, đặc biệt là đối với việc ông Dũng lên làm Tổng bí thư.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ tứ trụ nhưng chỉ đưa ra lời mời ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Trung Quốc. Lúc đó, dư luận đánh giá rằng lời mời này đã biểu hiện sự ủng hộ của Bắc Kinh hay ít ra là của Tập Cận Bình đối với ghế Tổng bí thư tương lai cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
.

Thực tế, lời mời của họ Tập chỉ là “kế sách” khích động sự khởi đầu cho một chiến dịch tấn công cá nhân và gia đình nhằm răn đe ông Nguyễn Tấn Dũng về mối quan hệ Việt – Trung.

Hàng loạt những thư nặc danh tấn công đời tư, chuyện gia đình của ông Dũng được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng quan trọng nhất là việc “buộc tội” ông Dũng đã khơi mào cho làn sóng chống Trung Quốc, dẫn đến cuộc đốt phá 1000 công ty, nhà máy tại Bình Dương sau khi xảy ra vụ Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014.


.

Nội dung lá thư gửi Bộ chính trị, Trung ương đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy là ông Dũng đã chơi “bài ngửa” đối với phe thân Trung Quốc.

Trong 12 vấn đề nêu ra trong lá thư, những phản bác của ông Dũng về các cáo buộc liên quan đến chuyện gia đình, con cái, tài sản và năng lực lãnh đạo phải nói là khá thuyết phục. Ông Dũng không những chứng minh dựa trên các báo cáo của ủy ban kiểm tra hay của bộ chính trị mà còn luôn luôn đặt mình và gia đình dưới sự chỉ đạo, sắp xếp của đảng.
.

Nhưng phần trả lời yếu nhất, và là tâm điểm của vấn đề, chính là những lý luận mà ông Dũng đưa ra nhằm viện dẫn lý do vì sao có những phát biểu phê phán Trung Quốc mạnh vào lúc đó. Lời giải thích đã không mấy thuyết phục. Dành gần 1/3 lá thư, ông Dũng cho rằng ông chỉ phản ảnh quan điểm của Bộ chính trị vào lúc xảy ra vụ giàn khoan đầu tháng 5/2014, khi nói “không hy sinh chủ quyền lãnh thổ cho những quan hệ hữu nghị viển vông.”

Trong vụ giàn khoan HD 981, ông Dũng là người đầu tiên và cũng là duy nhất lên tiếng mạnh mẽ chống việc Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách liên lạc riêng để gặp Tập Cận Bình nhưng bị từ chối. Lúc đó, ông Dũng còn “dọa” Bắc Kinh rằng mọi hồ sơ kiện Trung Quốc đã chuẩn bị xong chỉ chờ bộ chính trị bật đèn xanh, trong khi thực tế bộ chính trị CSVN không hề thảo luận về vụ việc này.
.

Qua lá thư 9 trang, người ta mới thấy là những phát biểu về vụ giàn khoan HD 981 xảy ra hồi tháng 5/2014 đang là trở ngại cho chính ông Dũng để được chọn làm Tổng bí thư.

Điều này cho thấy là bóng ma Trung Quốc còn rất lớn trong nội bộ đảng CSVN, khi thành phần đã ít nhiều chịu ơn của Bắc Kinh đang rất lo ngại sự mất quyền lực nếu để cho phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế.
.

Ngay cả Bắc Kinh cũng vậy, tuy không còn khả năng chi phối nhân sự qua việc “khống chế” tổng bí thư như trong các kỳ đại hội trước dưới triều đại Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trung Quốc lần này không muốn Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên để chèn ép các phe nhóm khác. Ngược lại Trung Quốc muốn tình trạng “cá mè một lứa” tiếp tục duy trì trong thượng tầng lãnh đạo để dễ dàng khuynh loát, hơn là tập trung vào tay một người dù là Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang.
.

Nói tóm lại, hiện chưa có một nhân vật nào đủ tầm vóc về tiền, về quyền, và về gian xảo để qua mặt Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng bí thư. Nhưng chính quan điểm chống Trung Quốc về vụ giàn khoan của ông Dũng đã làm Trung Quốc có lý cớ để hậu thuẫn cho phe thân Trung Quốc tạo áp lực cũng như dằn mặt Nguyễn Tấn Dũng chơi trò “thoát Trung” sau khi lên làm Tổng bí thư.

Với quá nhiều bằng chứng “nói một đằng, làm một nẻo” và con người mưu mô của ông Dũng, không ai tin “ảo thuật” thoát Trung và cải cách của Nguyễn Tấn Dũng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước. Dũng hay Trọng đều không phải lá phiếu mà người dân Việt Nam sẽ chọn.
.

Trung Điền


.
.

Reader's Comment
12/29/201511:02:39
Guest
Bạn Trung Điền cũng đã có những phân tích ngắn gọn và thực tế tuy không có chất hàn lâm. tôi thích kiểu "mộc" này. Tuy nhiên câu kết hơi vội vàng vì Dân Việt cũng không đến nỗi cả tin như ngày xưa để mà cứ tin vào một ông Thánh rồi ông Tổng nào đó có thể làm cho đất nước mở mày mở mặt. Riêng tôi chẳng tin vào một ông Tổng nào đó mà tôi tin vào 2 yếu tố: Thời đại và Thế hệ. Tôi chỉ cần có ai đó có thể làm gạch nối cho Thế hệ 7X, 8X kịp nắm lấy thời cơ của Thời đại này thì Dân tộc ta mới có hy vọng. Ai? Ai? Ai có thể làm được cầu nối cho Thế hệ con em chúng ta không lỡ nhịp với Thời đại người đó chắc chắn sẽ được tôn là Thánh.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.