Hôm nay,  

Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP

29/11/201501:01:00(Xem: 8868)

Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP

Lê Vĩnh

.
Trong suốt cả năm 2015 vừa qua, nhờ internet đã được phổ cập, tiến trình đàm phán gay go để VN gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được theo dõi và bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn internet cũng như trên các phương tiện truyền thông quốc tế và VN ở trong cũng như ngoài nước.
.

Diễn trình “công đoàn độc lập”:

Một trong những khó khăn nhất của CSVN trong việc gia nhập TPP là các vấn đề về lao động. Các cơ quan truyền thông đã đề cập đến điều này từ rất sớm, đặc biệt là từ lúc tổng Thống Obama đã đề cập vấn đề này trong một bài nói chuyện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) ngày 08/05/2015. Hôm đó ông Obama nói rằng: “Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.
.

Đến khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón tại toà Bạch Ốc vào đầu tháng 7/2015 thì người ta đoán được rằng, CSVN trên nguyên tắc hầu như đã phải chấp nhận điều kiện hình thành công đoàn độc lập do phía Mỹ nêu ra. 

Những đồn đoán này được ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận một cách mơ hồ trong cuộc phỏng vấn ngày 10/9/2015 về vấn đề “lao động khi tham gia các hiệp ước tự do mậu dịch FTA”. Trong đó ông Kiên nói lên một khía cạnh rất thường bị CSVN xem là “nhạy cảm” hoặc thậm chí bị gán ghép “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”. Chốt lại cuộc phỏng vấn đó, ông Nguyễn Đức Kiên nói: “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết”. Một câu nói báo hiệu sự thoái lui cực chẳng đã của CSVN.

Sau khi ký kết TPP, ngày 7/10, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cho báo chí ở Hà Nội biết rằng, công đoàn độc lập là điều khoản cuối cùng mà CSVN phải đàm phán gay go với Mỹ trong suốt 5, 6 ngày đàm phán ở Atlanta. Những điều khoản khác đã kết thúc trong kỳ đàm phán ở Hawaii cuối tháng 7.

Phải lược duyệt lại tiến trình về điều khoản “công đoàn độc lập” đối với CSVN trong TPP như trên mới thấy sự “kiên trì cố thủ” của CSVN trên phòng tuyến chống lại quyền tự do công đoàn như thế nào.
.

Công đoàn độc lập đối với CSVN

Nay thì vấn đề đã nằm trong tay của nhà nước CSVN để trong một thời gian nào đó họ phải cải sửa luật lệ cho phù hợp với điều 19 của thoả ước TPP, một điều khoản hầu như chỉ dành riêng cho CSVN (Mã Lai và Brunei cũng bị ràng buộc bởi chương này, nhưng không bị nặng nề như VN).

Ngày 17/11 vừa qua, trong lúc trả lời chất vấn đề việc thành lập công đoàn độc lập theo TPP, ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng CSVN chấp thuận cho lập công đoàn độc lập theo Luật của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.

Để biết sự xác nhận vừa kể của ông Nguyễn Tấn Dũng bao gồm những gì, thiết tưởng cần biết qua về vài điểm chính yếu trong Điều 19 của TPP mà bác sĩ Hồ Hải dịch trên trang blog của mình.
.

CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG:

Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận.

Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. 

Những cam kết này cũng áp dụng cho các khu chế xuất. Mười hai quốc gia thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc vi phạm trong việc thực hiện luật của quyền lao động cơ bản nhằm thu hút thương mại, đầu tư, và xé rào để thực thi một cách hiệu quả luật lao động của họ trong một mô hình bền vững hoặc đều đặn làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên TPP.

Mỗi quốc gia trong số 12 thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động quốc tế do mình gây ra.

Các thành viên TPP cũng đồng ý với sự tham gia của công chúng trong việc thực hiện các chương Lao động, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế để có được ý kiến của công chúng.

.
Qua các điểm chính nêu trên, theo điểm đầu tiên và điểm thứ ba, CSVN sẽ phải thực hiện 3 điểm then chốt sau:

    • CSVN buộc phải chấp nhận sự hoạt động công khai của các đoàn thể xã hội dân sự liên quan đến quyền của người lao động, chứ không chỉ quyền lập nghiệp đoàn (quyền tự do lập hội).

    • CSVN buộc phải tiến tới việc công nhận công khai quyền đình công, biểu tình, bãi công của công nhân mà hiện nay CSVN tìm cách ngăn cản (quyền đàm phán tập thể).

  • CSVN sẽ phải cải sửa về luật lao động và Tổng liên đoàn lao động CSVN thích ứng với ILO. (Bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch).

Cải sửa luật pháp và thực thi:

Trong phần lược duyệt đàm phán TPP nêu trên, cuối cùng CSVN đã phải chấp nhận điều khoản về các quyền lao động một cách vô cùng miễn cưỡng. Trong đó những điểm chính là tự do lập hội, đàm phán tập thể và tư pháp công bằng, minh bạch. 

Thực ra những điều trên cũng chỉ nằm trong những điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã gia nhập ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ CSVN triển khai và thực thi đứng đắn.
.

Thí dụ như Điều 8 của Công ước vừa quy định: 

1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm (tóm lược):

a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó;

b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế;

c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác;

d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.

Khi nhớ lại những điều khoản vừa kể của công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã ký kết nhưng không bao giờ thực thi vì không bị cưỡng hành, người ta sẽ hiểu tại sao CSVN lại “tranh đấu” kịch liệt để tránh điều 19 của TPP, cho đến khi không thể tránh được thì họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận. Khác với công ước quốc tế năm 1966 vừa kể, TPP là cái phao cho CSVN bám vào trong lúc kinh tế suy kệt hiện nay, nhưng mọi sự vi phạm đều sẽ bị trừng phạt cụ thể.
.

Kết luận

Bây giờ “bút đã sa” vào TPP, với kinh nghệm về CSVN người ta đang nói đến việc Hà Nội sẽ cố luồn lách, trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn và tìm cách man trá trong việc thực thi. 

Sự “ăn gian” đầu tiên của Hà Nội về vấn đề này bị nhà báo Lê Dung của SBTN phanh phui trong một bài báo trên trang mạng SBTN ngày 11/11 như sau: “Trong lộ trình công bố bản văn đầu tiên của Hiệp định TPP vừa được các cơ quan hữu trách của Việt Nam thực hiện. Chỉ có điều, thành phần được xem là nhạy cảm nhất về chính trị của bản văn này là định chế Công đoàn độc lập, mà giới lãnh đạo chính trị Việt Nam đã phải chấp nhận để đổi lấy một chỗ bên bàn tiệc đứng TPP, vẫn bị những người công bố giấu nhẹm.”
.

Trong một bài nhận định trên tờ New York Times ngày 21/11 (Pacific Trade and Worker Rights) tác giả bài báo cảnh cáo rằng các quốc gia VN, Mã Lai và Brunei phải sửa đổi luật lao động cho phù hợp thì mới có thể được xuất cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Một cảnh cáo khác của bài báo này dành riêng cho CSVN nhằm vào quyền tự do công đoàn và công đoàn độc lập.

Xem ra với TTP Hà Nội khó mà “ăn gian” được khi bị 11 nước khác và chính các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ở ngay VN theo dõi khắt khe.


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự trổi dậy của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải tập trung vào Đông Nam Á, khiến Mỹ không còn dồi dào nguồn lực để đầu tư vào nền an ninh Âu châu. Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau.
Điều làm tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh hơn hết là ý chí và niềm đam mê văn chương của anh rất mạnh mẽ. Stroke thì mặc stroke, anh ráng tự tập luyện bàn tay và trí óc bằng cách gõ những bài văn thơ trên phím chữ của máy vi tính thay vì những cách tập therapy thông thường mà các bác sĩ và y tá ở bệnh viện yêu cầu.
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một con người có tài văn và võ mà ông còn là một người có tài kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). Được vua cử làm Dinh điền sứ (1828), ông đã có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển, lập lên hai huyện mới Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình).
Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang "hiện diện trong việc thành lập" một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, bằng cách dựa vào tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn vào những năm của thập niên 1940. Có lẽ chúng ta cũng như cả khối AUKUS và hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) cũng đều không giúp chúng ta tiến rất xa trên con đường đó. Trong khi cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm khai thông các tham vọng của Trung Quốc.
Thông tin chống đảng trên Không gian mạng (KGM) đang làm điên đầu Lãnh đạo Việt Nam. Tuy điều này không mới, nhưng thất bại chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong Quân đội, Công an và trong đảng của Lực lượng bảo vệ đảng mới là điều đáng bàn.
Có anh bạn đồng hương và đồng nghiệp trẻ, sau khi tình cờ biết rằng tôi là dân thuộc bộ lạc Tà Ru (tù ra) bèn nhỏ nhẹ khen: Không thấy ai đi “cải tạo” về mà vẫn lành mạnh, bình thường như chú! Chưa chắc đó đã là lời chân thật, và dù thật thì e cũng chỉ là câu khen trật (lất) thôi! Nói tình ngay, tôi không được “bình thường” hay “lành mạnh” gì lắm. Tôi ít khi đề cập đến những năm tháng lao tù của mình, giản dị chỉ vì nó rất ngắn ngủi và vô cùng nhạt nhẽo.
Trước hết nói về thị trường địa ốc ở Trung Quốc hiện chiến 25-30% GDP – so với 9% GDP ở Mỹ năm 2006 tức là vào lúc cao điểm trước cuộc khủng hoảng địa ốc 2007-08. Nhà đất chiếm 80% tài sản của dân Tàu (so với 40% ở Mỹ). Người Hoa không có nhiều cơ hội đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu như ở Hoa Kỳ nên để dành tiền mua nhà nhất là khi giá nhà tăng liên tục từ 30 năm nay (trừ những lúc giá cả khựng lại trong ngắn hạn như vào năm 2014.) Ngành địa ốc ở Trung Quốc nếu suy sụp trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến GDP, và trực tiếp tác động lên dân chúng vốn dựa vào giá nhà như khoảng đầu tư lớn nhất trong đời chuẩn bị cho cưới hỏi, hưu trí hay gia tài để lại con cháu. Cho nên Bắc Kinh vô cùng thận trọng quản lý khủng hoảng địa ốc để không nổ bùng trở thành bất mãn xã hội như trường ở Mỹ năm 2007 vốn dẫn đến Donald Trump và Bernie Sander năm 2016 và 2020. Khủng hoảng kinh tế nguy hiểm ở chỗ từ một đốm lửa nhỏ trong chớp mắt lây lan thành trận cháy rừng, lý do nơi tâm lý
Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng. Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan.
Trước khi đội Việt Nam gặp đội Tàu China trong giải đấu chọn đội đại diện Châu Á dự World Cup Qatar 2022 ở bảng B ngày 7 tháng 10 năm 2021 thì báo chí quốc tế đưa ra nhiều nhận xét nhưng tổng quát là trình độ 2 đội coi như ngang ngửa nhau. Đội nào cũng có cơ hội thắng đội kia.Tuy vậy, cũng có vài ý kiến lo ngại rằng yếu tố chính trị sẽ xen vào chuyện thể thao- một trận đấu mang nhiều ý nghĩa danh dự của quốc gia.
Sau 2 năm vật lộn với dịch Covid-19, tình hình kinh tế Việt Nam đang đứng trước viễn ảnh u tối nhất kể từ khi Đổi mới 35 năm trước đây (1986). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.“
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.