Hôm nay,  

Phản Quốc và Phản Động

11/10/201500:00:00(View: 7082)

Trong suốt thời gian trước, trong, và sau chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, người ta nghe liên tục 2 chữ Phản Quốc và Phản Động. Có người đặt hẳn thành câu hỏi "Không theo Phản Quốc là Phản Động?", hay "Nên đứng theo Phản Động hay ngồi cùng Phản Quốc?"

Trước hết AI phản quốc? Ta có nhìn một cách rất khách quan về bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào khi có kẻ đang chiếm đảo nước mình rồi xây thành căn cứ quân sự để chiếm luôn biển, đang bắn giết đồng bào mình hàng ngày, hàng tuần, tức máu ĐANG đổ, nhưng lại đón tiếp kẻ đó như quốc khách với 21 phát đại bác và yến tiệc linh đình, thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Cũng vậy, bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào một khi đã biết nước mình càng lệ thuộc vào một nước khác càng thụt lùi với vận tốc khủng khiếp, bị qua mặt bởi những nước trước kia đói nghèo hơn mình nhiều, nhưng nhất quyết không những không dừng lệ thuộc mà còn lao nhanh, phóng xa hơn nữa vào con đường giao thêm chủ quyền cho ngoại bang, mừng rỡ nuốt thêm cái lưỡi câu "1 tỉ nhân dân tệ", thì phải gọi chính phủ đó là gì?

Còn chữ nào khác để diễn tả loại chính phủ đó ngoài chữ "Phản Quốc" không? Rõ ràng họ đang phản lại sự sống còn của quốc gia và dân tộc.

Vậy còn AI là thành phần phản động ? Tức ai là những người đang đi ngược? Xin thưa họ là những loại người sau đây:

- Những ai vạch trần sự gian xảo của trò vừa mua vũ khí lớn vừa tuyên bố "cương quyết không để đụng độ vũ trang xảy ra", tức thề hứa sẽ không dùng, và như thế xóa ngay tác động ngăn chận, ngăn ngừa chiến tranh của vũ khí; hoặc sự gian xảo của trò xin tàu tuần duyên của Nhật nhưng mời Trung Quốc vào mở thêm những khu biệt lập tại những vùng bờ biển hiểm yếu như Vũng Áng; hoặc trò mua hỏa tiễn Israel để hướng ra biển nhưng cho Bắc Kinh lên tận Nóc nhà Đông Dương đặt căn cứ. Ai dám vạch trần sự thật đó đều là Phản Động vì đi ngược với "chủ trương lớn" của Đảng.

- Những ai không chấp nhận coi Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là chuyện đã rồi, đã mất; Không chấp nhận luận điệu hèn kém, đùn đẩy cho con cháu trăm năm nữa giải quyết. Tấm gương mất vĩnh viễn Quảng Đông, Quảng Tây của cha ông ta vào tay Trung Quốc là tấm gương chưa mờ. Vì vậy, ai bảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông là trách nhiệm của chính chúng ta đều là Phản Động vì đi ngược với chính sách "Trung-Việt hòa hiếu" của Đảng.


- Những ai thà chấp nhận đổ máu mình trên đường phố vì côn an chứ không muốn đứng nhục nhã trên thảm đỏ đón rước Tập Cận Bình; Những ai còn nghĩ tới dòng máu đỏ của ngư dân Việt khi nhìn cảnh lãnh đạo Đảng nâng rượu đỏ chúc mừng Tập thiên hoàng. Họ đều là Phản Động vì còn quá xót xa những giọt máu Việt Nam.

- Những ai muốn ói mửa khi nghe chữ "đại cục" từ miệng Tập Cận Bình - cái đại cục cho phép Trung Quốc tiêu hóa dần một nước Việt yếu đuối và liên tục tụt hậu về mọi mặt, ngay cả so với Miến, Miên, Lào; Những ai không tự bịt tai giả vờ điếc về lời họ Tập nói tại Mỹ (trước khi đến Việt Nam) và tại Singapore (ngay sau khi rời Việt Nam) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong lúc cả dàn lãnh đạo đảng và mấy trăm nghị gật vẫn long lanh mắt biếc mơ ước "Đồng chí Tập sẽ có hành động đi đôi với lời nói" tại Quốc Hội. Ai dám nói thẳng sự ngây thơ đó chỉ là lớp sơn che đậy lòng gian trá và đê hèn, dĩ nhiên đều là Phản Động.

Nếu phản động được định nghĩa như trên thì người Việt nào cũng có thể vỗ ngực rằng: Phản Động đã ngấm vào máu người Việt Nam. Cha ông Việt với truyền thống 5000 năm Phản Động đã liên tục xả thân giữ gìn mảnh đất này cho cháu con, chỉ ngoại trừ những kẻ ôm "đại cục" như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ...

Nhưng cũng có người hỏi: thế tôi không theo bên nào hết, chỉ ngồi yên thì sao? Xin thưa đó chính là điều mong muốn lớn nhất của lãnh đạo đảng, với những luận điệu quen thuộc như "Chuyện lớn hãy để đảng và nhà nước lo", "Trung Quốc có làm thế thì cũng chỉ là yêu cho roi cho vọt", "Đừng làm phức tạp tình hình", ... và thế là chủ quyền đất nước ngày càng rơi vào tình trạng nguy ngập hơn. Vì vậy không thể nói cách nào khác: ngồi yên chính là đồng ý phản quốc.

Vận mạng đất nước và dân tộc hôm nay đặt mỗi người Việt Nam chúng ta trước hai, và chỉ hai, chọn lựa với lương tâm: PHẢN QUỐC hay PHẢN ĐỘNG.

Reader's Comment
11/12/201502:26:38
Guest
Bài viết lý luận đúng. Lòng dân đâu thích Đảng CS và Nhà nước đón ông Tập cận Bình trịnh trọng vậy đâu. 21 phát đại bác là để chào đón là quá lố. Chắc lúc này CS có nhiều tiền quá nên chơi ngông. Dân họ biểu tình chống mà sao lảnh đạo lại làm vậy. Thiệt là trái với lòng dân, tức là không hợp với ý Trời rồi.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.