Hôm nay,  

Chiêu Bài của TPP

10/5/201512:35:00(View: 5821)
Chiêu Bài của TPP
 
Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersch
 
Đỗ Kim Thêm dịch

Khi các nhà đàm phán và các bộ trưởng của Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác trong Vành Đai Thái Bình Dương họp tại Atlanta đ nỗ lực đúc kết các chi tiết nhằm đổi mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), có một số phân tích nghiêm chỉnh đã cảnh báo là hiệp định mậu dịch và đầu tư khu vực lớn nhất trong lịch sử không phải là những gì như nó thể hiện.


Bạn sẽ nghe nhiều về tầm quan trọng của TPP trong “vấn đề tự do mậu dịch“. Thực tế cho thấy đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ mậu dịch và đầu tư của các nước thành viên  - Và để làm được điều đó thoả thuận này nhân danh các nhóm lợi ích kinh doanh có áp lực mạnh nhất của mỗi nước. Bạn không nên lầm lẫn là từ những vấn đề chủ yếu  mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả nhau, nên TPP không bàn về vấn đề ”tự do“ mậu dịch là chuyện hiển nhiên.  


New Zealand đã đe dọa sẽ ra khỏi thỏa ước với phương cách mà Canada và Hoa Kỳ quản lý mậu dịch trong các sản phẩm vsữa. Australia không hài lòng với phương cách mà Hoa Kỳ và Mexico quản lý mậu dịch các sản phẩm đường. Và Hoa Kỳ không hài lòng với cách quản lý mậu dịch của Nhật Bản vgạo. Các ngành công nghiệp này được hậu thuẫn bởi các nhóm lợi ích có quyền biểu quyết quan trọng ở nước của mình. Và đó chỉ là biểu hiện một phần nhỏ nhưng rõ nét trong các vấn đề rộng lớn hơn v nhng điều kiện để làm sao cho TPP sẽ thúc đẩy theo một chương trình nghị sự, nhưng thực sự là đi ngược với ý nghĩa của tự do mậu dịch.


Để bắt đầu, ta hãy xét đến những gì thỏa ước sẽ làm để mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổng công ty dược phẩm, như chúng ta đã học được từ các phiên bản bị rò rỉ của các văn bản đang đàm phán. Nghiên cứu kinh tế cho thấy rõ có lập luận cho rằng quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy nghiên cứu là yếu nhất. Trong thực tế, có bằng chứng ngược lại: Khi Tòa án Tối cao tuyên bvbằng sáng chế của Myriad về gen BRCA là hiệu lực, điều này đã dẫn đến sự bùng nổ về canh tân mà kết quả là việc xét nghiệm tốt hơn với chi phí thấp hơn. Thật vậy, các quy định TPP sẽ hạn chế cạnh tranh công khai và làm tăng giá bán cho người tiêu dùng ở Mỹ và trên khắp thế giới - một đề tài đối nghịch với tinh thần t do mậu dịch.


TPP sẽ quản lý mậu dịch các dược phẩm thông qua một loạt các quy tắc dường như phức tạp và bí ẩn, nó thay đổi tùy theo các vấn đề như "liên kết bằng sáng chế", "độc quyền dữ liệu" và "sinh học". Kết quả là các công ty dược phẩm sẽ được phép gia hạn - đôi khi gần như vô thời hạn - độc quyền của mình về cấp bằng sáng chế thuốc một cách có hiệu quả, kéo theo việc đưa các chủng loại thuốc có giá rẻ ra khỏi thị trường, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có khả năng tương đương về các mặt hàng sinh học trong việc du nhập các dược phẩm mới trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp dược phẩm, nếu Hoa Kỳ làm theo cách của mình.


Cũng tương tự như vậy, ta hãy xét đến việc Hoa Kỳ hy vọng gì trong việc sử dụng TPP để quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp thuốc lá. Trong nhiều thập niện, các công ty thuốc lá đặt cơ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng cơ chế tài phán cho các nhà đầu tư nước ngoài được tạo ra bởi các hiệp ước tương tự như TPP để chống lại các quy định nhằm kiềm chế tai họa y tế công cộng của việc hút thuốc


Thông qua những hệ thống giải quyết tranh chấp gia nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), các nhà đầu tư nước ngoài đạt được tố quyền mới để khởi kiện chính phủ các nước trong các quy định trọng tài tư nhân có hiệu lực ràng buộc mà họ cho là làm giảm bớt lợi nhuận dự kiến trong các khoản đầu tư của họ.


Lợi ích của các công ty quốc tế cố thuyết phục là cơ chế tài phán ISDS là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu ở những nơi mà tinh thần trọng pháp và các tòa án khả tín còn thiếu. Nhưng lập luận đó là vô nghĩa. Hoa Kỳ đang tìm kiếm các cơ chế tương tự trong một thỏa thuận với một quy mô tương tự với Liên Âu, Hiệp ước Thương mại và Hợp tác Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP), mặc dù về phẩm chất của hệ thống pháp luật và tư pháp của châu Âu có ít vấn đề.


Để chắc chắn, các nhà đầu tư – cho dù quê hương của họ là ở bất cứ nơi nào - dành quyền bảo vệ trong các quy định về trưng thu hoặc phân biệt đối xử. Nhưng cơ chế ISDS đi xa hơn: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư về những lợi nhuận dự kiến có thể và đã được áp dụng cho cả trường hợp quy định về việc không phân biệt đối xử và lợi nhuận đạt được do việc gây haị công cộng.


Tổng công ty trước đây gọi là Philip Morris hiện đang khởi tố các vụ như vậy đối với Australia và Uruguay (không phải đối tác TPP) có yêu cầu thuốc lá mang nhãn hiệu cảnh báo. Canada, do bị đe dọa của một vụ kiện tương tự, nên đã rút lui lại việc du nhập một loại nhãn cảnh báo có hiệu ứng tương tự tmột vài năm trở lại.


Đứng trước bức màn bí mật xung quanh các cuộc đàm phán vTPP, chuyện chưa rõ là liệu thuốc lá sẽ được loại trừ khỏi một số khía cạnh của cơ chế ISDS không. Dù bằng cách nào thì các vấn đề rộng lớn hơn vẫn còn tồn đọng là: quy định này đã làm khó cho chính phủ thực hiện các chức năng cơ bản của họ - là bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân, đảm bảo ổn định kinh tế và bảo vệ môi trường.


Ta hãy tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu những quy định này đã được đưa ra thi hành khi các tác động gây chết người của chất amiăng đã được phát hiện. Thay vì đóng cửa các nhà sản xuất và buộc họ phải bồi thường cho những người đã bị nhiễm bệnh, nếu theo cơ chế ISDS, thì các chính phủ sẽ phải trả cho các nhà sản xuất không giết công dân của họ.


Người nộp thuế có thể bị liên hệ đến hai lần - lần đầu tiên họ phải trả tiền cho những thiệt hại về sức khỏe do amiăng gây ra, và sau đó cho các nhà sản xuất để bù đắp cho lợi nhuận bị mất khi chính quyền vào cuộc để quy định về một sản phẩm nguy hiểm.


Chuyện không gây cho ai ngạc nhiên là có một thoả ước quốc tế của Mỹ đưa ra một cơ chế mậu dịch để được quản lý chứ không phải là theo tinh thần tự do. Đó là những gì xảy ra khi tiến trình hoạch định chính sách không cho các bên có liên quan, không thuộc về lĩnh vực kinh tế, tham gia - chưa kể đến các đại biểu Quốc hội do dân bầu.



Nguyên tác: The Trans-Pacific Free-Trade Charade

http://www.project-syndicate.org/commentary/trans-pacific-partnership-charade-by-joseph-e--stiglitz-and-adam-s--hersh-2015-10


.
.

Reader's Comment
10/6/201511:08:13
Guest
Trong khối TPP thì VN là nước chỉ có một Đảng. Vậy nên rất thuận lợi và mang lại lợi ích cho . . . !
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.