Hôm nay,  

Nghề Rèn

06/09/201522:16:00(Xem: 5091)
Nghề Rèn
 
VÕ HOÀNG

 

Hơn một tiếng đồng hồ rồi, Tư Huỳnh uống gần hết một bình trà mà than vẫn cứ cháy ngún ngún ở một góc lò. Thằng Mót vẫn chưa thấy tới. Hôm nay làm gì thì cũng phải rồi mấy cái lưỡi búa cho “thằng chả,” xong cái nợ đời, còn phải làm này làm nọ kiếm tiền nữa chứ!

Tư Huỳnh ngẫm nghĩ mà thấy mình vô phước, tưởng rằng làm thợ rèn vào thời buổi này dễ kiếm ăn, ai có ngờ nhiều việc phải làm không công, còn bị lằng nhằng khen chê.

Ở một góc lò, một đống ngùn ngụt nào là miểng bom, nhíp xe hơi, cọc sắt… Tư Huỳnh liếc xéo về phía đó, phát ngán. Tiền không ở đó mà chưa có giờ làm. Cả tuần loay hoay với mấy cái lưỡi cuốc “chưn tượng” làm cho Tư Huỳnh thấy rằng nghề của mình thật sự “chưa tới.” Không phải tại lửa, không phải tại nước sao nhiều cái bị nứt, chặt bỏ bớt xong rèn lại cũng bị nứt.

Hư, thường cho người ta là cái chắc, mà nhiều cái hư quá lấy gì mà thường, vì cuốc có đai, nhưng phải đai chưn tượng, không chưn tượng người ta không chịu. Tư Huỳnh không còn thấy hăng hái mấy trong cái nghề của mình, nhiều lôi thôi quá mà khó kiếm ăn.

Thằng Mót tới. Nó vừa đánh bò cạp vừa móc túi lôi ra bịch thuốc rê. Tư Huỳnh phì cười:

“Che mưa mà che bằng vải, cũng như không. Trời lạnh quá, mầy uống trà không?”

“Ừ, để đó tui, chú Tư.” Thằng Mót lột tấm lều vải ra khỏi người, lưng áo nó ướt một nửa phần trên. “Thứ này lâu thấm nước mà gió hổng bay, ‘đã’ hơn mủ chớ chú Tư!”

Lều vải “đã” hơn mủ, dao nhíp xe “đã” hơn dao cọc sắt, thuốc vấn “đã” hơn thuốc Vàm Cỏ, thằng này thì luôn luôn có cái này “đã” hơn cái kia. Tư Huỳnh với lấy một miểng bom nhỏ cào nhẹ bùn dưới gan bàn chân, chép miệng:

“Bữa nay ông Ba Sửu tới lấy mấy cái lưỡi búa, chút nữa mày cưa thêm hai khúc sắt làm luôn cho rồi, mai rảnh được làm cho người ta kiếm tiền.”

Thằng Mót lặng thinh. Nó không còn bực mình khi nghe Tư Huỳnh nhắc tới Ba Sửu nữa. Dưới mắt nó, “thằng chả làm lớn trong hậu cần mà chỉ được có cái tháo nhíp xe mười bánh bán cho lò rèn, rồi mượn làm giùm cái này cái kia…”

Dốc ngược ấm nước châm thêm vô bình tích, thằng Mót sực nhớ ra điều gì cần nói:

“Ờ, chệt Hón làm lèm phát, bán có tám trăm một cái hà chú Tư, chả còn nói là lèm của mình non lửa, mà mũi thì quá già, dễ gãy. Tui nghe tui tức mình.”

Tư Huỳnh nhìn thẳng vào mắt thằng Mót một lúc thì thở ra. Tự dưng mà thấy buồn ngủ trở lại. Phải chi nghĩ tới một số ít tiền sẽ được ngày hôm nay mà nghe thằng Mót nói tới vụ chệt Hón cũng rán mà làm, đàng này chút nữa Ba Sửu tới, cà kê đủ thứ chuyện từ chuyện hồi chín năm tới chuyện lập tổ hợp thợ rèn huyện, từ chuyện biển động chìm xuồng tới chuyện chệt Hón làm bộ đau không rèn giúp đồ hậu cần, rồi thỉnh thoảng “chỉ thị” thằng Mót dũa lại cạnh kia chút xíu, mài lại góc này chút xíu… Tư Huỳnh ngó ra ngoài, thầm mong đừng bao giờ thấy mặt Ba Sửu và thầm mong trời tối thật nhanh cho hết thật sớm ngày hôm nay.

Vậy mà làm xong cái đai búa đầu tiên thì Ba Sửu tới. Hắn dắt xe vào dựng tuốt phía trong lò rèn và để nguyên áo mủ ra ngồi trên sạp tre, hắt bỏ tách nước dư rót lại đó một ít, xong mới chào Tư Huỳnh:

“Mạnh giỏi anh Tư. Bữa nay thì chắc thế nào cũng xong đồ tui hén, tốt quá. Nghỉ tay chút đi, anh Tư, uống miếng trà mà. Mót, nghỉ mầy, làm nhiều quá không sợ đau sao?” Hắn uống một ngụm rồi nói luôn, “Mấy cái này chắc làm hơi lâu hả anh Tư, phải tối mới xong. Tôi chỉ ở đây được một chút rồi phải lên huyện có chuyện, để coi anh làm xong cái đầu ra sao đã, tui cho thêm ý kiến.”

“Ừ, ý kiến!” Tư Huỳnh buông búa đặt khối sắt hừng hực nóng trở lại lò, cười gượng:

“Bảo đảm, bảo đảm mà anh Ba, tối xong mà.”

Thằng Mót cũng thôi không kéo cưa nữa, nó ngồi bẹp trên miếng ván dầu, quẹt mũi nhìn chầm chập vào khúc sắt đang cưa dở nửa chừng, không nói gì cả. Tư Huỳnh gác một chân lên máng nước, ngửa cổ uống cạn tách trà:

“Cây lèm phát hôm trước xài được không, anh Ba? Tui ưng ý cây đó nhứt đó, nhíp xe mà!”

“Được thôi, hơi non lửa. Đáng lẽ anh trui thêm ít nước nữa, mới chặt tràm mà phải mài liền liền, gặp đước, bằng lăng dám cuốn mép lắm.”

Tư Huỳnh biết hắn nói đúng: “Đồ làm giùm nó vậy đó, hơi đâu tốn than trui cho tới!”

Ba Sửu xếp hai chân lên sạp, cao giọng:

“Nhu cầu lèm phát rồi đây tăng lên nhiều lắm, anh Tư. Đừng lo không có việc.”

Tư Huỳnh giật thót người. Đừng lo không có việc làm giùm à? Thằng Mót lần này không thể không quan tâm tới Ba Sửu, nó thỏ thẻ:

“Ông Hón làm lèm ‘tới’ lắm, chú Ba. Ổng làm mau hơn chú Tư nhiều.”

Ba Sửu đồng ý ngay:

“Cha Hón là thâm niên mà, chả chỉ có cái nghề rèn. Rồi đây tổ hợp cần nhiều thợ giỏi như vậy đó.”

Thằng Mót nói câu vừa rồi đúng là một câu nói mà Tư Huỳnh muốn nói. Tổ hợp thợ rèn huyện trong tương lai sẽ có hai lò. Người, thì cha con chệt Hón, Tư Huỳnh và thằng Mót. Tư Huỳnh lâu nay vẫn nghĩ nghề rèn mặc dầu cũng là nghề “làm dâu thiên hạ” nhưng ít ra phải có ít nhiều duyên nợ mới sống với nó được.

Việc tổ hợp làm thằng Mót lải nhải nhiều ngày và có ý định không làm với Tư Huỳnh nữa. Có một dạo, nó để Tư Huỳnh vừa quay quạt gió, vừa vỗ đe, rồi mài, giũa… Cáng đáng hết công việc cần có ít nhất hai người làm. Nó không đành lòng, phải trở lại lò.

Nửa năm nay, thằng Mót đã làm Tư Huỳnh thấy rằng nghề rèn không còn là một cái nghề nữa bằng cái nhìn thật sự ngán ngẩm với tổ hợp trong tương lai mà nó sẽ là một tổ viên.

Vô tổ hợp được mua đồ chế độ mà lương đâu có bằng mình làm riêng, chú Tư. Làm riêng “đã” hơn nhiều. Làm riêng dĩ nhiên là “đã” hơn, nhưng nhu cầu của hậu cần nhiều lắm, Ba Sửu nói thế và cho biết Huyện “quyết định yêu cầu” hai lò rèn phải sát nhập thành tổ hợp, vả lại, “cái lò anh Tư ở giữa xóm, mà theo phong tục nước ta, lò rèn phải ở đầu xóm, cuối xóm.”

Trong thâm tâm, Ba Sửu nghĩ rằng mình đã làm cái công việc thuyết phục được người thợ rèn theo sự sắp đặt của mình. Thằng Mót cũng cho như thế: “Chả đem hết đồ này đồ nọ tới làm, toàn là nhu cầu của huyện, của hậu cần làm mình đâu có dám nghỉ bỏ ngang xương được, chú Tư.”

Nhưng Tư Huỳnh cảm thấy không đúng hẳn như vậy. Nghề rèn dầu “tới” hay chưa cũng đã là nghề của mình. Cái “tinh” trong nghề mình đã bòn mót bao nhiêu năm nay đâu dễ một sớm một chiều bị gạt hẳn ra ngoài cuộc sống bằng những chuyện xét ra không dính líu gì tới sự cố gắng của mình. Việc Ba Sửu đem đồ đạc tới tấp nhờ làm giùm và việc lâu nay Tư Huỳnh phải mất ăn mất ngủ vì mấy lưỡi cuốc “chân tượng” là hai việc hoàn toàn khác nhau, mặc dầu hai việc đều đem lại cho Tư Huỳnh sự buồn nản kéo dài từ ngày này sang ngày khác.

“Không phải tại nước, không phải tại lửa,” Tư Huỳnh lẩm bẩm mãi vấn đề này. “Chẳng lẽ tại mình?”

Lâu nay nghĩ mãi Tư Huỳnh cũng vẫn chỉ biết có vậy, nếu không tại mình thì chắc chắn là tại chất thép. Có lần, Tư Huỳnh nghĩ tới sự phối hợp có thể giữa khối sắt nung đỏ và cái tâm của người thợ, những nhát búa chẳng hạn…

Ba Sửu dắt xe đạp lướt ngang qua mặt, miệng lải nhải những gì không rõ lắm. Tự dưng, Tư Huỳnh buông tách nước ngã sang, nói với theo:

“Bữa nào anh Ba về rẫy, trở lại đem theo cây lèm hôm trước tới đây tui trui lại nghe.”

Thằng Mót đang dúi đầu vào cái lưỡi búa làm dở, phần đuôi cắm ngập xuống than hồng, quay phắt lại:

“Ai biểu” – nó liếc nhanh ra cửa – “hôm trước chú Tư nói là làm cho cha Ba Sửu là làm lấy có thôi. Bây giờ chú kêu trui lại, mất công thêm.”

Nhìn theo cái bóng dáng hăm hở sấn ra ngoài trời đang mưa, Tư Huỳnh thấy lòng thật nhẹ nhàng. “Mình sẽ không bỏ nghề. Thằng Mót làm sao biết được có những ràng buộc thật thân ái giữa cái im lặng tịch mịch và tiếng bóp chát chói tai làm con người ta cảm thông được với những cái chướng mắt nhất trên đời. Thằng Mót làm sao biết được có những ràng buộc thật thân ái giữa tàn lụi của than hồng và sức chịu đựng vô cùng tận của máng nước làm con người ta dễ dàng nhận thấy cái tinh diệu của trời đất. Ừ! Cái máng nước chứa đựng trọn vẹn năm thức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của ngũ hành. Nhất là điều này, Ba Sửu lại càng không hiểu.

Tư Huỳnh lại nghĩ trở lại những lưỡi cuốc bị nứt và thấy rằng mình sẽ có lúc tìm được nguyên do, chứ bây giờ thì chưa ngoài cái ý tưởng nhất thời là cứ đổ thừa cho chất thép của nó không tốt, vậy thôi.

“Chệt Hón nói mình như vậy là đúng, Mót à! Ngày mai chắc tao nghĩ một bữa xả hơi.”

Tư Huỳnh luồn tay gãi lưng, ngẫm nghĩ, “Ít nhất cũng đúng với trường hợp Ba Sửu.” Thằng Mót quơ cây sắt nhỏ gạt đùa những hòn than trên lò. Tiếng nổ lách chách và những vệt lửa văng tung toé chắc làm nó vui lắm. Nó nghĩ tới ngày mai có quyền nằm nhà đọc hết cuốn chưởng, cho “đã.”

Tư Huỳnh cúi mình rót trà, nghĩ đến những lời lẽ thân thiện nhất để nói với chệt Hón vào ngày mai về nghề rèn.

(Trích: Măng Đầu Mùa, của Võ Hoàng & Tưởng Năng Tiến, Hương Quê phát hành 1982.

Nguồn: https://gocbebentroi.wordpress.com/2011/06/21/ngheren/ )

 

***

 

Truyện ngắn trên của nhà văn Võ Hoàng.

Tên thật Võ Hoàng Oanh. Sinh 1952 ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

1974: Gia nhập Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

1975-1976: Tù cải tạo.

1978: Vượt biển, đến Úc.

1979: Định cư ở Hoa Kỳ.

1980-1981: Cộng tác viên báo Đại Dân Tộc của Hà Túc Đạo và tạp chí Việt Nam của Vũ Thế Ngọc.

1982: Cùng với Tưởng Năng Tiến, Thượng Văn, Lý Khánh Hồng chủ trương tạp chí Nhân Văn ở San Jose.

1983: Gia nhập Mặt Trận ông Hoàng Cơ Minh.

1984: Về Thái Lan, Đông Dương.

1984-1987: Uỷ viên chính trị cấp Kháng Đoàn.

1986: Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Kháng Chiến.

Mất ngày 28 tháng Tám 1987, tại rừng núi Nam Lào.
.

Tác phẩm:

Măng Đầu Mùa, truyện ngắn, cùng viết với Tưởng Năng Tiến, Nhân Văn xuất bản 1982.

Trong Lòng Cách Mạng, truyện ngắn, Nhân Văn xuất bản 1983.

Góc Bể Chân Trời, truyện dài, Nhân Văn xuất bản 1983.

Đất Lạ, truyện ngắn, cùng viết với Tưởng Năng Tiến, Hương Quê xuất bản 1984.

 

.

Nhà văn Võ Hoàng sẽ được tưởng niệm chung trong
Lễ Tưởng Niệm Cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
và Các Anh Hùng Đông Tiến Năm Thứ 28
Ngày: Chủ Nhật, ngày 13 tháng 9 năm 2015
Từ    : 3 giờ đến 6 giờ chiều
Tại    : Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ
         14140 All American Way, Westminster, CA92683.

 

 


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.