Hôm nay,  

Hai Bạn Tù Người Thượng Của Tôi: Ông Oi Lư Và Anh Siu H'mang

05/09/201500:00:00(Xem: 4931)
Đã sang tháng CHÍN-cái tháng tôi vào tù và ra tù...

Không đồng quan điểm cùng nhiều tù nhân chính trị khác, chống đối lao động, tôi lao động tự nguyện, lao động hăng say và khuyến khích mọi người lao động, dù ai đó nói lao động của tôi biểu thị thái độ khuất phục.

Thứ nhất, làm việc là đặc tính của tôi và có trách nhiệm với công việc của mình là bản chất cá nhân, dù lao động cho bản thân mình hoặc cho người khác.

Thứ hai, dù nói trong nhà tù những người chống đối chế độ cộng sản lao động là làm lợi cho cộng sản, nhưng tôi nghĩ sản phẩm của người đó trừ đi cái phần cộng sản được hưởng, phần còn lại, dù nhỏ phục vụ người tiêu dùng, tức phục vụ cho xã hội.

Thứ 3, bỏ thời gian vào lao động giúp thời gian tù đày được rút ngắn lại, giúp sự buồn chán hoặc căng thẳng giảm nhẹ.Với người không biết ngồi thiền, thời gian lao động chính là thời gian được ngồi thiền.

blank
Kỷ vật nhân quyền.

Tôi nghĩ: lao động và học tập, dù ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Nhưng ai đó đừng cho rằng tôi là người tù ngoan với bọn cai tù. Ở nhà tù Nam Hà tôi và anh Phạm Văn Trội đã đấu tranh để trại giam phải dẹp bỏ 2 lò gạch thủ công phía sau, vẫn hàng đêm phả khí cabonic nồng nặc vào buồng giam; dẹp bỏ được cái lệ tưới phân người tươi nguyên trực tiếp vào rau ăn. Cả hai thứ đó không biết đã tồn tại bao lâu. Cả hai tôi đã góp phần đấu tranh để anh em người Thượng được sử dụng bút, giấy công khai, được nói tiếng mẹ đẻ công khai và nhiều quyền lợi tuy bây giờ tự thấy là nho nhỏ nhưng rất quan trọng với người tù lúc bấy giờ.

Ở nhà tù Thanh Chương- Nghệ An, Trong khi 2 người tù khác ra gặp thân nhân trước tôi không dám đưa tin anh Hải ĐC thuyệt thực ra ngoài, tôi đã làm được, dù có cam kết với bọn cai tù sẽ chịu nhận hình phạt.

Quay lại nhà tù Nam Hà, cái quan trọng hơn nữa mà tôi và anh Phạm Văn Trội làm được là giúp anh em Tây Nguyên hiểu thế nào là dân chủ nhân quyền, tự do ngôn luận, cơ cấu chính quyền, cơ cấu xã hội, nguyên nhân họ bị mất đất đai, thuyết phục được họ từ bỏ tư tưởng ly khai, tập trung vào mục tiêu đấu tranh bảo vệ đất đai, bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo...

Chúng tôi đã giúp cho anh em tù Tây Nguyên phân biệt được người Kinh tốt và người Kinh xấu.

Chúng tôi là những người tù gây khó nhất cho bọn cai tù, dù chúng tôi không tuyệt thực, vẫn mặc đồ tù, gọi cai tù là "cán bộ."

Chúng tôi cũng phải trả giá tương xứng bằng hai lần biệt giam tổng cộng 6 tháng 7 ngày ở một nhà tù man rợ nhất nước, nơi từng giam giữ số lượng nhiều nhất các sĩ quan và cựu chiến binh VNCH được cho là nguy hiểm nhất với chính quyền cộng sản.

(Tiếc là Anh Trội ngại viết về những việc trong quá khứ)

Vì vậy, ở trại Nam Hà, tôi vẫn lao động, dù đã hết tuổi lao động theo luật định.

Tôi lao động trong nhóm do ông Oi Lư làm tổ trưởng

Như mọi người tù các dân tộc Tây nguyên khác, ông Oi Lư rất hiền lành. Tôi chưa thấy ông to tiếng với ai dù cùng giam chung với ông- chúng tôi- có vài người tù hình sự là cán bộ tham nhũng, làm tai mắt cho ban giám thị, và như những chú chó săn, họ luôn tìm cớ làm hại hoặc hầm hè đe nẹt anh em Tây Nguyên một cách vô cớ. Nhưng một lần ông đã nổi giận với người đồng bào của mình đến nỗi dùng một thanh giang đang sẵn trên tay vụt mạnh hai phát vào đùi một người tù trẻ hơn, cùng huyện do anh này xúc phạm đến người Kinh, dù tôi không biết anh này lăng mạ mình (anh nói bằng tiếng J'rai).

Chuyện như sau:

Người tù này có tên là SIU- H'MANG (cùng họ với ca sỹ Siu Black). Bố mẹ anh bị ' cách mạng" lấy mất 2 cái rẫy làm nông trường (cho người Kinh). Mới chớm lớn anh nghe người Kinh chống tôn giáo trên đó xui đốt nhà thờ Tin Lành mà người dân tộc trong buôn gom góp thóc và gia súc mới dựng lên. Rồi lớn, cả nhà theo đạo Tin Lành. Anh Sám hối. Một vết hằn ác cảm với người Kinh trong tiềm thức của anh.

Trong khi bố mẹ không còn rấy, anh lại phải bỏ vợ, bị bắt đền

Người Tây Nguyên theo Mẫu hệ. đến tuổi trưởng thành, con trai khăn- gói - gùi bước chân về nhà mẹ vợ ở rể cho đến khi hai vợ chồng làm ăn được, ra ở riêng, và mẹ vợ phải chia cho họ một phần rẫy đang có. Con gái người Tây Nguyên, mẹ càng có nhiều rẫy càng dễ kén chồng, đồng thời con trai khi bỏ vợ phải đền cho nhà vợ giá trị thoả thuận không rẫy thì gia súc.Bởi vậy, rẫy là tài sản vô giá đối với hạnh phúc và cả bất hạnh của hai phía


Nhà bố mẹ đẻ không còn rấy, anh không đền được cho bên nhà vợ, trong khi đang có người phụ nữ khác sẵn sàng làm vợ mới cho anh.

Vì các nguyên nhân trên, vào tù, anh vẫn chưa có con, đặc biệt là gái. Con gái là nơi nương tựa duy nhất của tuổi già. Tập tục Tây Nguyên giao cho con gái và con rể nuôi bố mẹ vợ khi họ đến tuổi già Như vậy anh lâm vào một vòng tròn không thể gỡ ra được. Không có rẫy đền cho vợ cũ để cưới vợ mới. Nếu có rẫy để lấy vợ mới cũng không có rẫy cho con gái lấy chồng để hai vợ chồng chúng nuôi mình khi về già. Rẫy! rẫy và rẫy, Trong khi hai cái rẫy của bố mẹ anh bị "cách mạng",tịch thu cho nông trường đang bị chia cho người Kinh mới di cư, Đốt rừng làm rẫy hoàn toàn bị cấm...

Người Kinh di cư đã dồn anh vào con đường chết. Người Kinh trong tù luôn rình anh để đưa anh đi cùm. (Lúc ấy chúng tôi chưa vào)

Bởi vậy người tù Tây Nguyên nào nói chuyện thân mật với tù người Kinh, anh đều gọi họ là: "Con chó của người Kinh."

Anh căm ghét người Kinh. Anh không biết gì chính trị để phân biệt người Kinh chúng tôi với người Kinh thực dân. Dù chỉ ăn cơm với lá đủ đủ non trộn muối trắng giã bét, chúng tôi cho gì anh cũng không nhận.

Hôm ấy, không biết anh đả kích gì tôi mà ông Oi Lư tái mặt vụt mạnh vào đùi anh khiến cả tuần sau đùi anh vẫn còn tím.

Đêm đó tôi thấy ông Oi Lư đến nằm cạnh anh Siu một lúc, tôi không nghe được họ nói gì.

Trưa hôm sau, anh Siu H'mang cầm đến chiếc đĩa nhựa, nét mặt thân thiện xin tôi hai con cá khô muối. Chưa bao giờ người tù Tây Nguyên xin người tù Kinh đồ ăn. Siu H'mang có lẽ là người tù duy nhất...

Vốn hay xúc động, tôi đã khóc

Tôi bị chuyển vào trại Thanh Chương Nghệ An đột ngột, anh Siu giờ cũng đã ra tù. Tôi không biết anh đang ở đâu; Có gặp phải tình trạng bi đát như vợ chồng ông Oi Lư đang bị không?

Không có cách nào can thiệp để số phận của cả một dân tộc tốt lên. Buồn!

* * *

Để biết tình trạng của ông Oi Lư đang ra sao, mời xem:

KHẨN BÁO

Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ Tây nguyên: VỢ CHỒNG ÔNG OI LƯ ĐANG BỊ TRUY SÁT

Diễn biến vụ việc

Ông Oi-Lư - tên gọi trong bản là Oi Hngen, khoảng 64 tuổi, dân tộc Jarai, trú tại buôn Pley Rbai, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Ông theo đạo Tin Lành. Năm 2004 Ông bị bắt, bị kết án tù 8 năm vì tham gia biểu tình đòi tự do tôn giáo và đất rẫy. Con trai ông cũng bị bắt tù 2 lần với tội danh trên, lần tù thứ 2 án 10 năm, đang bị giam tại trại giam Thái Nguyên (Bắc Việt Nam). Ông Oi Hngen, sau khi hết án, được thả về bị chính quyền và công an địa phương khống chế rất chặt chẽ cả sau khi đã hết án quản chế. Cuối tháng 3/2015, hai vợ chồng ông xuống xuôi, ra Bắc gặp một số anh em cựu TNLT người Kinh cùng bị giam chung tại Nam Hà và nhận trợ cấp cứu đói. Đầu tháng 7/2015, ông bị bắt giam nửa tháng và bị đánh dã man chỉ vì "quan hệ với người Kinh phản động” và nhận tiền của người Kinh. Từ đó ông và gia đình càng bị chính quyền và công an địa phương khống chế đi lại và khủng bố gắt gao hơn. Tuần một vài lần ông (có nhiều lần cả vợ) bị gọi lên công an xã, bị tra hỏi và giữ lại hết buổi sáng. Công an cấm ông đi làm rẫy, trong khi ông là lao động chính. Hai vợ chồng ông lâm vào vào cảnh ruộng rẫy không có người làm, lúa đến mùa không có người gặt, túng đói quanh năm. Sáng ngày 28/8/2015, ông phá lệ, lên rẫy giúp vợ. Công an theo lên rẫy bắt ông. Hai vợ chồng ông hoảng sợ chạy trốn vào rừng.Trong rừng họ gặp một nhóm người dân tộc cũng đang lẩn tránh truy bức của công an. Không may nhóm người bị công an truy đuổi. Một người bị bắn chết (Có tin còn một số người bị chết do công an đánh và bắn,( không có khả năng kiểm chứng). Vợ chồng ông O- Lư chạy thoát, Hiện tại (thời điểm tối ngày 02/9) hai ông bà vẫn trốn trong rừng, không dám trở về làng sợ bị đánh đập, giết hoặc bỏ tù.

Nguồn tin trên cũng cho biết vợ chồng ông Oi Lư có đưa tin muốn được trở về nhà, mong được yên ổn làm ăn mà không bị công an truy bức.

(Các tin tức về ông Oi Lư vào tháng 7/2015 đã được chúng tôi đề cập cùng thời gian trên FB nguyenxuannghiahp49@gmail.com)

Nguyễn Xuân Nghĩa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.