Hôm nay,  

Omar Sharif. Thôi Về Hãy Về Đi

12/07/201500:01:00(Xem: 8053)
Omar Sharif. Thôi Về Hãy Về Đi

blank
Sean Bảo

Ngày hôm qua July 10, Omar Sharif ra đi vào cõi thiên thu. Có lẽ người đời nhớ đến diễn viên gốc Ai Cập bằng những giải thưởng Golden Blobe cao quý. Nhất là qua hình ảnh của Bác sỹ Zhivago trong cuốn phim kinh điển cùng tên. Nhạc phim mang tên Somewhere My Love, Hởi Người Tình Lara đã dìu dắt chúng ta đi vào một chuyện tình tay ba đẹp ngời trong tan tác đau thương của một thời loạn lạc khủng khiếp...Cuốn phim đi vào lòng người sâu lắng đến nghẹn ngào bởi Omar Sharif đã nhập vai và lột tả được chân dung và nội tâm của một bác sỹ đẹp trai, tràn đầy hồn thơ. Yêu hết mình, yêu cả vợ và người tình. Như yêu hết cả cuộc đời đầy tàn khốc mà đẹp thiết tha nọ. Yêu run rẫy như ngọn nến và những cơn giá băng trắng xóa một màu tuyết lạnh, buồn bả đi qua đời người.

Riêng tôi nhớ hoài bộ râu của chàng. Bộ râu đen thẳm mà đẹp như một nét nhấn đậm đà trên khuôn mặt khắc khổ mà phúc hậu của một vị lương y. Ánh mắt thì yếu đuối và long lanh như chừng bất lực trước sự bất công, như thụ động chấp nhận hơn là phản kháng. Bộ râu sậm và đầy đó che phủ một bờ môi luôn khát khao tình ái. Tuyết rơi, rơi mãi, những bông tuyết trắng xóa hay hơi thở chưa kịp lên trời thì đóng băng ngay trên bộ râu. Những vệt trắng nặng trĩu. Bộ râu này làm tôi nhớ Clark Gable. Cũng bộ râu tương tự trong nụ hôn bão tố với nàng Scarlett O'hara. Ôi! khuôn mặt và nụ hôn ấy, làm mọi thứ thiết tha, cần thiết trên cõi đời này bổng "cuốn theo chiều gió". Trong đó gồm cả tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, tài sản và ước mơ! Tấc cả cuốn theo chiều gió, một ngọn gió đời, ngàn năm thổi mãi, một thời mê hoan.

Ngày ấy có người con gái đi nhẹ qua đời tôi, nàng nói khi hôn tôi: hôn một người đàn ông không có râu, như ăn cháo không có muối. Những năm tháng ấy tôi để râu và bên mình luôn có bộ dao cạo Gigllette. (Gillette, the best the men can be! Đó là quảng cáo của Gillette) Thực ra người Tây thì nói" Hôn một người đàn ông không có râu, như ăn trứng không có muối. Rồi ngay cả Jean-Paul Sartre cũng dí dỏm:  “A kiss without a moustache, they said then, is like an egg without salt; I will add to it: and it is like Good without Evil.” (Người ta nói một nụ hôn thiếu bộ râu, như ăn trứng thiếu muối; tôi sẽ thêm là: giống như cái thiện thiếu vắng cái ác). Chàng triết gia này cũng vòng vo với nhị nguyên, không có ác làm gì có thiện. Nhưng thật sự thì ăn trứng không có muối thì thật là "vô vị". Nhạt lắm. Bạn có đồng ý rằng ăn cháo với muối thật là ngon, nhất là với trứng muối. Đậm đà và mềm trên môi, tan vào lưỡi...như một nụ hôn.  

Trở lại cái chết của Omar Sharif, ra đi ở tuổi 83 thì chẳng có gì nuối tiếc. Vào tháng năm vừa rồi ông đã bị Alzheimer, suy giảm trí nhớ. Ông không còn nhớ cuốn phim nào đã làm nên tên tuổi lẫy lừng, Doctor Zhivago hay Lawrence of Arabia. Ông quên hẳn chúng đóng ở đâu và mình là ai! Và ngày hôm qua, ông ra đi sau cơn trụy tim trong bệnh viện ở Cairo, Ai ​C​ập.

Trong cuốn phim Doctor Zhivago, bác sỹ Zhivago cũng bị trụy tim đột ngột và chết trên đường phố, khi chàng ngỡ mình trông thấy Lara bước đi bên kia v​ỉ​a hè, mái tóc buộc gọn trong khăn quàng, chàng rời xe điện, hối h​ả​ chạy theo nàng, dáng nàng đáng yêu thon mảnh như ngày nào đang vô tình bước nhanh bên kia xa. Chỉ cần một vài bước vội, chỉ cần một vài cánh tay với, chàng sẽ níu được nàng quay lại để tương phùng trăm năm, chàng thốt lên Lara, qua bờ môi rung cảm ấy, qua bộ râu mặn mà sầu khổ ấy. Trái tim nhói đau và buông xuôi tiếng đập. Trái tim mệt m​ỏ​i thôi còn thao thức. Chàng ngã qụy trên đường và bóng nàng không hay biết xa xăm.

Căn bệnh Alzheimer đến vào cuối đời Omar Sharif là niềm vui hơn là tai họa. Tám mươi ba mùa tuyết trắng cũng đủ làm đầy cuộc đời này. lãng quên đôi khi là điều hạnh phúc. Bởi trí nhớ nhỏ nhoi mà sợi tóc nàng ​Lara bị cuốn trọn​ trong khăn quàng che ấm những mùa băng tuyết tàn khốc trong trại tập trung, sợi tóc nàng thôi lay bay bên kia ​vỉa hè mà ​đường​ về​ thì dài.

Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ nhoi (TCS)

 

Xin khép lại những dòng này đ​ể​ nhớ về một giai điệu đẹp Hởi ​N​gười ​T​ình lara, một diễn viên đẹp Omar Sharif, một nhân vật đẹp bác Sỹ Zhivago. Thôi về hãy về đi. Hương trầm có còn bay. nén nhang lòng cho ai.

July 11, 2015   

Sean Bảo


.
.

Ý kiến bạn đọc
13/07/201518:44:40
Khách
Lâu lắm rồi mới có bài viết hay.
12/07/201514:53:13
Khách
Cám ơn bài viết của Sean Bảo. Dr. Zhivago là một kiệt tác của nghệ thuật thứ bảy, đã để lại một dấu ấn rất lớn cho tuổi trẻ chúng tôi thời bấy giờ , chúng tôi đã yêu Lara, đã yêu Dr. Zhivago, yêu những trận bảo tuyết trắng xóa đi qua đời họ với bao cay đắng, mặn nồng, đau thương....trong một bối cảnh tàn khốc của chiến tranh.
Zhivago đã ra đi, tôi với rất nhiều cảm khái ở lại.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.