Hôm nay,  

Thủ Tướng Trần Trọng Kim Và Lịch Sử

24/05/201500:00:00(Xem: 6674)
Chiều Chủ Nhật, 24 tháng Năm 2015, có buổi ra mắt sách “Một Cơn Gió Bụi”, hồi ký Trần Trọng Kim, vừa do cơ sở Sống vừa hiệu đính, tái bản. Nhân dịp này, xin mời đọc lại phần tưởng nhớ Trần Trọng Kim trích từ bài “70 năm lịch sử trớ trêu và Sức Bật Năm Mùi” của Nguyễn Xuân Nghĩa, báo xuân Việt Báo năm Ất Mùi.

Đó là năm 1945, năm kết thúc thế chiến II, khi một nước Việt Nam độc lập, thống nhất được chính thức khai sinh:

- Tháng Ba, ngày 11, "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" được ký và ban hành bởi vua Bảo Đại, vị vua chính thống của triều Nguyễn.

- Tháng Tư, ngày 17, nội các Trần Trọng Kim được thành lập và chính thức ra mắt quốc dân ngày 19 tháng Tư, tiến hành thống nhất được đất nước. Đây là nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập thống nhất, chính danh và hợp pháp.

blank
Trần Trọng Kim, vị thủ tướng đầu tiên của lịch sử Việt Nam sinh năm Quí Mùi.

Đây cũng là nội các đầu tiên xoá bỏ tàn tích đô hộ của thực dân Pháp: Ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ được gom về một mối; Toàn bộ nền hành chánh và chương trình giáo dục quốc gia dứt khoát thực hiện bằng tiếng Việt, chữ Việt. Dấu ấn lịch sử này vĩnh viễn không ai dập xoá nổi.

Đó là những kỳ tích mà nội các Trần Trọng Kim đạt được, chỉ trong vòng 126 ngày cầm quyền, từ 19 Tháng Tư đến 23 Tháng Tám năm 1945.

Học giả Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm Quí Mùi 1883, tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước khi thành nhân vật lịch sử, ông đã là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, tôn giáo Việt Nam.

Lịch sử cận đại của Việt Nam, giai đoạn 1945-1975 là thời nhiễu nhương nhất. Học giả Trần Trọng Kim thấy điều ấy trước khá nhiều người khác. Nhắc đến ông thì không thể quên cuốn hồi ký "Một Cơn Gió Bụi" được ông viết về giai đoạn rất ngắn từ 1942 đến 1945. Trong sách này, người tuổi Quý Mùi Trần Trọng Kim viết về đất nước vào năm Quý Mùi 1943:

"Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu.”


Nội các Trần Trọng Kim cứ bị lãng quên, thậm chí bị xuyên tạc là bù nhìn hoặc bất lực. Thật ra, sau 60 năm mất chủ quyền, đây là nội các duy nhất quy tụ những người hiểu biết và có lòng từ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, không thuộc thành phần "xôi thịt" hoặc đã từng làm quan cho Pháp.

blank
Bìa sách “Một Cơn Gió Bụi.”

Từ 1883, Việt Nam đã bị chia ba, với miền Nam có quy chế là thuộc địa - thuộc Pháp - hai miền kia là đất bảo hộ. Khi quyết liệt vận động người Nhật trao trả độc lập cho một nước thống nhất, Nội các Trần Trọng Kim và bản thân nhân vật năm Mùi này đã biết ưu tiên là gì.

Trong một thời gian ngắn ngủi có vài tháng, và giữa những xáo trộn liên miên, mà xây dựng nền móng giáo dục cho một nước Việt Nam độc lập, từ việc chuyển ngữ đến giáo trình, công lao về văn hóa của Nội các Trần Trọng Kim phải được ghi nhận. Người Việt chúng ta tự hào về hệ thống giáo dục của miền Nam trong có 21 năm ngắn ngủi nếu so sánh với miền Bắc. Ưu điểm ấy đã có từ thời Trần Trọng Kim.

Và đây là sự cảnh báo của Trần Trọng Kim về “cái cũi”. Rất sớm. Và đúng cho cả nước.

"Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì?”

Khi Việt Minh manh nha cướp chính quyền, cũng chính Trần Trọng Kim lại từ chối để nghị của Nhật là tiêu diệt Việt Minh. Người Việt không mượn người ngoài làm dân Việt đổ máu.

Nội các của người quôc gia Trần Trọng Kim lấy dân tộc làm gốc, coi đất nước thống nhất là mục tiêu hàng đầu và vẫn đạt được điều này dù tay không trong cảnh khó khăn. Về phía những người cộng sản miền Bắc thì sau khi cướp chính quyền năm 1945, cái họ đạt được sau 9 năm chiến tranh là đất nước bị chia cắt, miền Bắc bị hoạ cải cách ruộng đất kiểu Tầu, hàng trăm ngàn dân oan bị tàn sát.

Nguyễn Xuân Nghĩa

(Trích báo xuân Việt Báo, Tết Ất Mùi 2015)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.