Hôm nay,  

Thủ Tướng Trần Trọng Kim Và Lịch Sử

24/05/201500:00:00(Xem: 6665)
Chiều Chủ Nhật, 24 tháng Năm 2015, có buổi ra mắt sách “Một Cơn Gió Bụi”, hồi ký Trần Trọng Kim, vừa do cơ sở Sống vừa hiệu đính, tái bản. Nhân dịp này, xin mời đọc lại phần tưởng nhớ Trần Trọng Kim trích từ bài “70 năm lịch sử trớ trêu và Sức Bật Năm Mùi” của Nguyễn Xuân Nghĩa, báo xuân Việt Báo năm Ất Mùi.

Đó là năm 1945, năm kết thúc thế chiến II, khi một nước Việt Nam độc lập, thống nhất được chính thức khai sinh:

- Tháng Ba, ngày 11, "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" được ký và ban hành bởi vua Bảo Đại, vị vua chính thống của triều Nguyễn.

- Tháng Tư, ngày 17, nội các Trần Trọng Kim được thành lập và chính thức ra mắt quốc dân ngày 19 tháng Tư, tiến hành thống nhất được đất nước. Đây là nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập thống nhất, chính danh và hợp pháp.

blank
Trần Trọng Kim, vị thủ tướng đầu tiên của lịch sử Việt Nam sinh năm Quí Mùi.

Đây cũng là nội các đầu tiên xoá bỏ tàn tích đô hộ của thực dân Pháp: Ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ được gom về một mối; Toàn bộ nền hành chánh và chương trình giáo dục quốc gia dứt khoát thực hiện bằng tiếng Việt, chữ Việt. Dấu ấn lịch sử này vĩnh viễn không ai dập xoá nổi.

Đó là những kỳ tích mà nội các Trần Trọng Kim đạt được, chỉ trong vòng 126 ngày cầm quyền, từ 19 Tháng Tư đến 23 Tháng Tám năm 1945.

Học giả Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm Quí Mùi 1883, tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước khi thành nhân vật lịch sử, ông đã là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, tôn giáo Việt Nam.

Lịch sử cận đại của Việt Nam, giai đoạn 1945-1975 là thời nhiễu nhương nhất. Học giả Trần Trọng Kim thấy điều ấy trước khá nhiều người khác. Nhắc đến ông thì không thể quên cuốn hồi ký "Một Cơn Gió Bụi" được ông viết về giai đoạn rất ngắn từ 1942 đến 1945. Trong sách này, người tuổi Quý Mùi Trần Trọng Kim viết về đất nước vào năm Quý Mùi 1943:

"Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu.”


Nội các Trần Trọng Kim cứ bị lãng quên, thậm chí bị xuyên tạc là bù nhìn hoặc bất lực. Thật ra, sau 60 năm mất chủ quyền, đây là nội các duy nhất quy tụ những người hiểu biết và có lòng từ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, không thuộc thành phần "xôi thịt" hoặc đã từng làm quan cho Pháp.

blank
Bìa sách “Một Cơn Gió Bụi.”

Từ 1883, Việt Nam đã bị chia ba, với miền Nam có quy chế là thuộc địa - thuộc Pháp - hai miền kia là đất bảo hộ. Khi quyết liệt vận động người Nhật trao trả độc lập cho một nước thống nhất, Nội các Trần Trọng Kim và bản thân nhân vật năm Mùi này đã biết ưu tiên là gì.

Trong một thời gian ngắn ngủi có vài tháng, và giữa những xáo trộn liên miên, mà xây dựng nền móng giáo dục cho một nước Việt Nam độc lập, từ việc chuyển ngữ đến giáo trình, công lao về văn hóa của Nội các Trần Trọng Kim phải được ghi nhận. Người Việt chúng ta tự hào về hệ thống giáo dục của miền Nam trong có 21 năm ngắn ngủi nếu so sánh với miền Bắc. Ưu điểm ấy đã có từ thời Trần Trọng Kim.

Và đây là sự cảnh báo của Trần Trọng Kim về “cái cũi”. Rất sớm. Và đúng cho cả nước.

"Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì?”

Khi Việt Minh manh nha cướp chính quyền, cũng chính Trần Trọng Kim lại từ chối để nghị của Nhật là tiêu diệt Việt Minh. Người Việt không mượn người ngoài làm dân Việt đổ máu.

Nội các của người quôc gia Trần Trọng Kim lấy dân tộc làm gốc, coi đất nước thống nhất là mục tiêu hàng đầu và vẫn đạt được điều này dù tay không trong cảnh khó khăn. Về phía những người cộng sản miền Bắc thì sau khi cướp chính quyền năm 1945, cái họ đạt được sau 9 năm chiến tranh là đất nước bị chia cắt, miền Bắc bị hoạ cải cách ruộng đất kiểu Tầu, hàng trăm ngàn dân oan bị tàn sát.

Nguyễn Xuân Nghĩa

(Trích báo xuân Việt Báo, Tết Ất Mùi 2015)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.