Hôm nay,  

Gởi đến chế độ đang lụi tàn truyện ngắn: Người chôn xác

24/05/201500:01:00(Xem: 4778)

 

Gởi đến chế độ đang lụi tàn truyện ngắn: Người chôn xác

Nguyễn Quang

Ám ảnh hồn ma luôn đeo đuổi con người nhưng ngày nay hầu như không mấy ai còn biết ma là gì ngoài những kẻ trong ám ảnh tâm thần. Nỗi đáng ngại nhất khi con người không còn biết trọng người chết, trước đây khi có đám ma ngang qua, học sinh đều đứng lại ngả mũ chào, xe tang qua mới bình thường trở lại. Nhưng bây giờ xe cứu thương có hụ còi inh ỏi, nhạc đám ma có trổi lên kinh trời cũng vậy thôi mặc ai nấy hành trình.

Trái tim của người đàn ông luôn bên mình chiếc xẻng hầu như không còn cảm xúc, ông Vũ đã đào nhiều huyệt, táng không biết bao nhiêu xác người, có con cái gia đình đi theo tiễn đến nơi huyệt lộ nhưng thật sự vẫn chưa hẳn là hết vì trong xã hội chủ nghĩa này chuyện đào lên chôn xuống nay cho chôn, mai kế hoạch treo, mốt phải di dời là chuyện bình thường. Nó quen thuộc như hình ảnh gia đình một viên chức cao cấp sau khi hạ huyệt xong, ông trưởng nam đã long trọng tuyên bố ‘bây giờ mọi chi phí chia ba’ vì gia đình có ba chị em tập kết ra Bắc… Khiến bà con Nam Bắc đi tiễn biệt ‘nghĩa tử nghĩa tận’ không ai dám cười thế nhân nữa. Ôi con người đạo đức xã hội chủ nghĩa nó là thế thôi!

Ông cũng không còn sinh lòng đố kỵ với ai vì biết bao người bất hạnh cũng đưa người thân đến nghĩa trang này, cũng với nhác cuốc này nhưng không đến nổi nhác gừng như gặp phải với những đám ma giàu có chức quyền tương tự của nhà đám vừa rồi, nghe đồn đến cỡ trung ương. Thật sự mình không còn cảm giác ? À đúng là sự cảm nhận? Không, như Đức Phật dạy ‘Thế gian như thị’ nhưng với tiểu ngã này mình sẽ tâm nguyện lại ‘Thế giới này như một nghĩa trang’ – lịch sử nằm ở nghĩa trang. Ôi, nghe mách trên thế giới có nhiều nhà văn nghĩa địa lắm, giá mà được ở gần mình sẽ kể hết cho họ nghe cuộc đời mình và bóng soi của mình trên từng ngôi mộ thật tuyệt biết bao vì họ có thêm đầu óc tưởng tượng nghe nói rất tuyệt vời.

Khi chôn xong một người nào không như trước đây ông ngoái nhìn xem mấy ai còn ở lại, ngay những người vật vã nhất muốn chết theo rồi tất cả cũng rời khỏi bãi tha ma, có một thế giới nào đó rất gần với con người nhưng con người không chịu đến gần vĩnh viễn dù được xưng tụng là vĩnh cửu, vĩnh hằng… nó đơn giản như ai cũng muốn viếng Chúa, viếng Phật nhưng muốn theo Phật, theo Chúa thì chỉ muốn chạy đến Bác sĩ trước cái đã…

Tất cả các xác chết đều nằm im, nhưng vì lắm kẻ tưởng tượng họ đứng dậy mà đi nên con người mới vướng sợ hãi. Cũng không ai từ bên kia thế giới trở về nơi nghĩa trang mình túc trực ngày đêm để được làm nhân chứng cho sự chết sống lại. Ôi đúng ‘Phúc cho những ai không thấy mà tin’ và càng không thấy mà tin nên sinh sợ hãi. Ông hiểu họ nhưng không thể nào chia xẻ những ý nghĩ và quan niệm với họ vì ai cũng muốn sống, muốn tìm cái vĩnh cữu chứ không bao giờ chịu nghe sự thật về cái chết, trái lại thích nghe những kẻ chuyên hành nghề dùng cái chết hù dọa với con người. Tất cả đều dễ hiểu với ông, cũng không có gì phi lý bởi con người chạy trong cái vòng hóa kiếp của tham, sân si… và con người phải cố bươi chải, vượt qua để mưu cầu sự viên mãn. Những mù quáng đáng thương, những kiêu hãnh điên rồ nên tha thứ, những say mê quyền lực mãnh liệt đều là bạn đồng hành cùng vô minh… Tất cả đều lưu chảy trong dòng dục vọng rồi hòa theo dòng thác từ tiểu vũ trụ đến đại vũ trụ bất khả hủy diệt.

Người phụ nữ tự đốt cháy bên mộ chồng nhiều lần dù được can ngăn bao lần, bà có sự lý giải riêng về cái Đại Ngã mà bà cương quyết hòa nhập. Đó là hạnh phúc. Trong tâm hồn của Vũ với nhận thức con người không nhất thiết cần sự khôn ngoan tất cả cũng chỉ là sự chạy lách của con người từ tình huống này qua trạng thái khác mang tính đối ứng với cái Nhất thể thôi vậy.

Nghĩa trang vẫn im lìm, những người vào đây thường trả lại cho không gian sự thinh lặng, hôm nay như mọi ngày chiếc xẻng của ông vẫn không ngơi nghỉ, nhưng tim ông đau nhói, ông tìm một gốc cây Sứ để ngồi thư giãn. Nghĩa trang cứ mỗi ngày một dày thêm mộ mới. Nó vẫn vậy, hằng ngày đón nhận những chiếc quan tài mới cùng người thân ăn mặc trắng xóa hoặc chào từ biệt các hài cốt, những mảnh xương vụn cùng nắm đất trong những cái quách nho nhỏ như khẳng định sự mãi mãi trở về với cát bụi. Ông Vũ ngã người dưới gốc cây và đây là lần đầu tiên ông nhìn lại những nấm mồ mình đi qua thường ngày, không có hình ảnh nào của người chết để trên mộ bia như một dấu tích còn lại ở trần gian mà không tươi cười nghiêm nghị. Nghĩa trang đang đầy nụ cười, những người chết dường như lại tán gẫu với nhau. Giữa trưa thật im lặng, ông lắng nghe mọi thứ nhưng vẫn không thấy có gì lạ thường hay có lẽ do ông chưa từng thấy khuôn mặt người chết nào vì tất cả khi đến đây đều đã nằm trong sáu tấm ván đóng chặt lại rồi. Có lẽ vậy! Ông sửa áo, đứng lên để xác định nét mặt mọi người cũng giống nhau thế thôi. Những người canh mộ làm ông tỉnh lại, họ sống trong nghĩa trang luôn với những túp lều tạm bợ hoặc ban đêm phủ lên trên những nhà mồ lộng lẫy trở thành loại khách sạn có sao. Chính các gia đình thân nhân của người chết thường rất sợ hãi ít dám viếng mộ trừ những ngay lễ lớn cả dòng họ cùng kéo nhau đi mới yên lòng. Sự e ợ đang vây bủa các nghĩa trang Việt Nam ngày nay là những người nhân danh việc trùng tu giữ mộ, nhiều khi thấy gia đình đến thăm những kẻ ăn theo này gồm lớn bé người nào cũng cầm cái chổi như là đang chăm sóc mộ kia tận tâm lắm và tất nhiên sau đó là mục ăn mày. Với ông, họ không có gì đáng trách chỉ vì chúng không được học hành nên cách hành xử thô lỗ, trắng trợn, giá như chúng có chút học vấn biết tổ chức hội đoàn này nọ để quyên tiền, nhiều người sẽ bị mất tiền vào túi bọn chúng nhưng sẽ được gọi là văn minh hơn nhờ cái vẻ cái dáng bề ngoài ăn mặc sạch sẽ khiến không còn ai sợ hãi vì đó là phong cách của người có văn hóa?

Tất cả đều bất động, chỉ có người nhân danh văn minh là động, càng nhận rõ điều này sẽ càng ít xa lạ với con người, càng nhận chân được con người là thế thôi. Những người canh mộ gọi ông ‘hôm nay được nhiều không bác’ nghĩa là thật sự trong lòng bọn chúng luôn mong có người chết, giống như người bán hòm khi thấy ế ẩm họ lại lo quét hòm để mong có người chết, với bọn chúng luôn cầu mong nếu không nghĩa trang sẽ thành một nghĩa địa chết và kéo theo cái chết của chúng. Ông lắng nghe với người chết hầu như chỉ còn được quyền lắng nghe, ông nhìn toàn cảnh nghĩa trang với hình bóng mình từ khi đất nước qua phân. Ông cũng gặp lại những người bạn cũ, họ đã đi đâu cho đến khi gia đình đưa đến nghĩa trang này và biết rằng đó là những người bạn năm xưa, có người cùng dưới mái trường hoặc là bạn chiến đấu trên các chiến trường trong cuộc chiến vừa qua… Ông nhìn nghĩa trang và bây giờ thấy sao có nhiều hình bóng của chính mình trên nghĩa trang này. Sự cô độc, sự quằn quại và những dục vọng cuối đời. Có thứ dục vọng cuối đời hay không trong chính con người này. Buổi trưa nay ta còn phải ăn và buổi tối nữa. Có, dục vọng đến khát vọng luôn là thuộc tính của con người dù ta không còn nhiều nhu cầu gì nữa. Tiếng phi lao vi vu trong gió rì rào như mọi thứ đang bay về mục đích của nó. Hãy lắng nghe đi, vũ trụ này có nhiều điều để lắng nghe hơn và sự yên bình thật sự sẽ không bao giờ có từ sự gầm thét nếu con người không biết lắng nghe.

Nghĩa trang bao giờ cũng trong yên bình, chỉ có con người mang sự vội vã đến đây: đào vội, chôn vội, lấp vội, khóc vội… chạy vội và có kẻ mới đó chạy nhanh trở lại mãi mãi đến nơi này. Nghĩa trang yên ả như một giòng sông theo thời gian mang theo về đại dương cái Nhất thể của vũ trụ những khổ đau, những giọt nước mắt nhiều hơn là hạnh phúc cho dù thực tâm chỉ có mỗi cá nhân mới hiểu chính mình có khi sự ra đi của người này là thắng lợi của kẻ kia, hình như điều này trở nên thứ ‘đạo đức phổ biến’ trong nhân loại khi con người xây dựng đạo đức trên thứ triết học phủ định của phủ định như một yếu tố tương sinh.

Chiều nghĩa trang quả thật buồn, ráng chiều cố hạ thấp hơn một tí nữa như để vờn chào các linh hồn. Ông Vũ yên lặng lắng nghe, nhưng tâm hồn con người khi vắng bóng người thành trống trải hoàn toàn, đúng là cần có con người, con người còn sống, nghĩa là còn linh hồn chưa rời khỏi xác và cho ‘dù xương xẩu vẫn hơn không’. Khi ông lắng nghe tiếng nói từ nghĩa trang, những người chết với muôn vàn lý do khác nhau nó như dòng sông định mệnh tiễn đưa các Tiểu ngã hòa trong Nhất thể cũa Vũ Trụ. Ông Vũ nhận thấy giờ đây ông cũng đang đi đến gần Cái Đó nhiều hơn, những ngọn gió phi lao sẽ thổi và cái xẻng theo tiến độ nhịp nhàng cho đến khi mọi công việc hoàn tất như những gì ông đã làm. Ông chôn người ta cách làm sao người ta sẽ chôn ông cách làm vậy.

Nguyễn Quang

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
30/05/201513:39:54
Khách
Trích một đoạn dưới đây của tác giả để suy diển : "thắng lợi" của chế độ miền bắc là bao triệu người hai miền đã chết ( hy sinh ) . Hệ quả là nước Việt Nam mất đất, đảo , biển vào tay Trung quốc hay nói một cách khác :" Mải Xác cầu vinh" . Một thí dụ : Đảo Gạc Ma lính Trung quốc xử tử lính Việt Nam anh hùng nhưng bọn cầm quyền im lặng như xác chết không dám làm lễ truy hồn liệt sỹ hay đánh đuổi bọn bá quyền Bắc Kinh. Bán xác chết để giàu có như hôm nay của đảng viên, cộng tài sản dân làm của riêng cho mình và thân nhân. Tội nghiệp những xác chết gọi là "liệt sỹ" hay "anh hùng" . Ý của tác giả có phần nào như vậy không ? Những kẻ chết đã bị lừa và những kẻ còn sống ( dù biết bị lừa ) nhưng bản chất đã bị lừa ăn sâu vào tâm thức quen rồi nên không dám làm gì cho đến lúc chết . . . mang thây ra chôn , nhưng còn tương lai của con cháu và dòng giống Việt thì ra sao đây?
. . . . . . . . . . khi bị Trung quốc đô hộ hay nước Việt trở thành một quận hạt của Tỉnh Quảng Đông và dân Việt sẽ nói tiếng Trung hoa là ngôn ngữ chánh?
Hảy chờ xem thế sự xoay vần.
"....những giọt nước mắt nhiều hơn là hạnh phúc cho dù thực tâm chỉ có mỗi cá nhân mới hiểu chính mình có khi sự ra đi của người này là thắng lợi của kẻ kia, hình như điều này trở nên thứ ‘đạo đức phổ biến’ trong nhân loại khi con người xây dựng đạo đức trên thứ triết học phủ định của phủ định như một yếu tố tương sinh.". . .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.