Hôm nay,  

Nhạc Trần Văn Lương: Con Bướm Già Cô Độc

27/02/201500:00:00(Xem: 5136)

Điều không vui cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong lãnh vực âm nhạc, là từ biến chuyển đổi đời 1975 cho đến nay, 40 năm sau khi người Việt đã tái định cư tại hải ngoại, rất hiếm có những tác phẩm, những bản nhạc được viết tại hải ngoại mà có sức sống như những bản nhạc được sáng tác trước Tháng Tư năm ấy, trừ một số bài mang tính chiến đấu viết bởi Nam Lộc, Việt Dzũng, và Nhật Ngân. Các bản nhạc mới đang được trình diễn tại các trung tâm băng nhạc hiện nay rất ít tạo được những rung động như những bản nhạc cũ. Người nghe qua rồi quên ngay. Cho nên các băng nhạc Video, CD đang phát hành đều phải chen lẫn một số bài hát trước 75, nếu không thì không thể tiêu thụ được. Ngay cả những băng nhạc làm từ trong nước, cũng phải bắt buộc có những “bản nhạc vàng”, loại nhạc mà thập niên 75-85, nhà cầm quyền Cộng Sản còn lên án là đồi trụy, mang tính phản động, và tiêu cực, mặc dù trong bóng tối, chính bộ đội, công an đều say sưa nghe lén “nhạc vàng” qua những máy móc và băng cát xét cướp được của dân miền Nam.

Còn nhớ một lần, cá nhân người viết, được anh em bầu làm Trưởng Ban Văn Nghệ, đã lợi dụng vai trò của mình để tổ chức hát nhạc vàng tại trại tù Cà Tum, với những ca sĩ, nhạc sĩ đa tài của quân đội Cộng Hòa. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, một chiếc bàn đan bằng tre thấp lùn được kê ngay trước cửa của lán ngoài cùng trông ra sân rộng, nơi cả vài trăm anh em bạn tù ngồi dưới đất, lắng nghe. Để tránh bị bắt về tội phổ biến “nhạc đồi trụy”, người viết đã nhờ hai bạn đứng gác gần cổng trại, nếu thấy vệ binh vào thì báo động cho anh em để đổi “tông”, hát nhạc cách mạng thay vào. Ám hiệu cho ban nhạc và ca sĩ là nếu thấy người viết đá đá vào cạnh bàn “cạch, cạch” hai tiếng, thì lập tức đổi sang hát bài “bác đang cùng chúng cháu hành quân”! Và thế là chương trình bắt đầu với các tiếng hát truyền cảm của các ca sĩ (Ngô Phước Cương và một vài anh bạn khác), tiếng đàn ghi ta tuyệt diệu của Trung Úy Tuấn, nhạc sĩ Hải Quân, tiếng banjo của Ngô Phước An… Đang đứng cạnh chiếc bàn, vừa mê say nghe nhạc vừa trông chừng tình hình, chợt thấy có tiếng thở phò phè bên tai, người viết giật mình nhìn lại thì… muốn đứng tim, vì người bên cạnh chính là tên chính ủy trung đoàn! Hắn đã vào từ lúc nào, không ai hay, vì tất cả đang mải mê nghe hát. Người viết vội đá đá “cạch, cạch” vào chân bàn, anh em biết ngay và lập tức chuyển sang “bác đang cùng chúng cháu…” rồi tiếp theo là “vì nhân dân quên mình..” Tên chính ủy đứng nghe một lúc nữa, rồi chợt bất ngờ buông tiếng thở dài: “Tưởng gì! Hát nhạc loại này chán bỏ mẹ!” Rồi bỏ đi. Anh em cũng cụt hứng, tan hàng.

Ngày hôm sau, tên Chính Ủy gọi anh Mừng, gốc Quân Cảnh, trưởng khối lên điều tra: “Thằng nào tổ chức nhạc vàng đó!” Anh Mừng phải trả lời: “Anh Tiến, Trưởng Ban Văn Nghệ!”. Tên Chính Ủy gầm gừ: “Bảo thằng Tiến nó dẹp cái trò đó đi! Làm lần nữa, tao bắn bỏ mẹ!”

Lời răn đe này quá nhẹ, nhất định vì những bản nhạc cũ mà anh em hát đã gây ấn tượng mạnh trong tâm não của tên Cộng sản này khiến hắn không thể xuống tay đánh đập, hoặc cùm xà lim, như các trường hợp hát nhạc vàng khác.

Trở lại vấn đề âm nhạc hải ngoại. Trong suốt những năm vừa qua, đã tưởng dòng nhạc lãng mạn, sâu lắng của thời trước 75 không còn xuất hiện nữa, thì bất ngờ, một ngày trước Tết, người bạn già, Tiến Sĩ Trần Văn Lương, đồng môn Quốc Gia Hành Chánh, tặng một cuốn nhạc và một CD những bản nhạc mà anh sáng tác. Từng biết anh viết nhạc và hát trong các lần sinh hoạt Quốc Gia Hành Chánh, người viết đã tin rằng các bản nhạc anh viết rất có hồn, nhưng đến khi nghe đi nghe lại cái CD mới làm, người viết mới bàng hoàng vì dòng nhạc anh thật sự đã đem lại sức sống cho nền âm nhạc hải ngoại.

Theo kinh nghiệm của những người yêu nhạc, các nhạc sĩ trước 75 thường có khuynh hướng đa phần chuyên về một dòng nhạc, chẳng hạn như đã thường viết những bản nhạc trữ tình Slow, Tango, Rumba, Ballad (Chanson balladée) là loại nhạc phổ thơ, kể chuyện (verse, narrative set of music), nhạc sĩ ít viết mà nếu có viết cũng không xuất sắc lắm, các bản Bolero, mà nhân gian thường gọi là nhạc “Sến”. Ngược lại, những nhạc sĩ chuyên về Bolero, lại khó viết được các bản nhạc Ballad thật hay. Đối với Nhạc Sĩ Trần Văn Lương, anh lại có thể “chơi cả hai tay”, nghĩa là viết đủ loại, từ Tango, Rumba, Slow, Bolero, Tango, đặc biệt là về Ballad, nghĩa là viết nhạc trên thơ thì anh rất xuất sắc. Điều đáng nói hơn nữa, là hầu hết 62 bản nhạc do anh sáng tác đều dựa trên thơ của chính mình, rồi đổi âm điệu (rhythm) tùy theo ý nghĩa của bài thơ.

Giá trị chính của bài nhạc là ở ý nghĩa và ngôn từ mà tác giả sử dụng. Ở đây, không phải “mèo khen mèo dài đuôi” hay “mặc áo thụng vái nhau” mà sự thực không thể dấu là thơ của Trần Văn Lương, mà anh tự ví mình là “con bướm già cô độc”, “con ếch chở gánh sầu qua sông”, rất lạ và trí thức, đồng thời không kém phần lãng mạn của những thi sĩ thời tiền chiến, mặc dù anh lại là một nhà khoa học, Tiến Sĩ Kỹ Sư, làm cho một công ty khổng lồ về phi cơ nhiều thập niên nay.

Xin mời nghe bài “Chút Sầu Chưa Trọn”, điệu Rumba, với những ý tưởng thật lãng đãng:

“Lối trần tơi tả dấu chim rơi. Dòng sông ly biệt miệt mài trôi. Một thoáng đôi nơi, chuyện đã rồi. Năm tháng bóc vơi dần ký ức. Đêm đêm thao thức chực sao trời.”

Trong bài “Chuyện dài mùa thu”, Slow, nhà thơ nhạc sĩ nhớ lại mối tình cũ đã xa, với muôn ngàn tình tứ, nhưng đậm chất thương yêu.. mà đau khổ, không làm chi được cho em:

”Dầu dầu nấm cỏ, thiên đường hoang vu bỏ ngỏ. chùm hoa phượng héo. Gió xám nhẹ đưa. Nỗi buồn vắt vẻo, ơ thờ lấp nẻo đường xưa. Em nơi chốn ấy, dẫm cánh hoa rơi. Có còn nhớ lại, tháng ngày vụng dại rong chơi… mùa thu cạn lá, em chốn xa xăm, thành con sóng lạ, trôi trên biển cả ăn năn”.

Bài “giọt nắng đêm” (moderato), thì tha thiết, buồn bã, bao năm rồi mà vẫn ngơ ngác, đau âm âm:

Mình đã xa nhau, như hai đầu vũ trụ. Lòng đánh lừa giấc ngủ, ngơ ngác tìm hạnh phúc cũ nơi nao. Cơn khát vọng nào đưa em về, làm lao chao biển rộng, môi khô vờn ước mộng, vô tình nuốt trọn niềm đau.”

Về một người thanh niên, vì tổ quốc phải gác bút nghiên ra trận, đành bỏ dở mối tình thơ ngây trong bài “Khúc Tình Ca trên cát”:

“Mộng đời vừa nhú cánh. Giầy chiến binh đã thấm lạnh rừng sâu. Tình ca đầu chưa viết trọn một câu, đành tắt ngấm trong vũng sầu si dại. Nửa kiếp buồn quay lại, người quên người, chợt e ngại nhìn nhau,khúc nhạc tình bỏ dở biết tìm đâu. Dăm cánh dế nương cỏ úa âu sầu. Đêm vô tình nhẩy múa. Nhóm sao mờ nằm chết giữa mây bay. Hoài niệm buồn len lén ướt bàn tay. Men kẽ đá, tuyệt vọng nhánh gai gầy…bầy dã tràng, trong tháng ngày xót xa. Vẫn cặm cụi trên cát viết tình ca…”

Lạ lắm là những bài viết trên thể lục bát, là thể rất dễ bị “đụng hàng”, nghĩa là nhai nhái giống nhau, nhưng với bài “Lá me non”, thơ của tác giả, đã viết môt cách vững vàng, không có chút gì giông giống như những bài nhạc phổ trên thơ lục bát của Phạm Duy:

“Câu ca dao (tim tím) khóc sụt sùi. (Cây) đàn dây sớm dứt, bùi ngùi (đứng) đợi sương. (Hai) tay khuya đan kín (lối) đoạn trường, môi khô (thoa) lời cũ, rượu (xưa) vương góc hồn…(*) Từ khi bỏ phố ra đi. Lòng như giữ mãi chút gì vỡ tan. Mênh mang khói lạnh ngút ngàn. Nào ai đếm được quan san mấy từng..”

Đó, nhạc Trần Văn Lương như thế, chắc không thể tìm thêm lời bàn nào khác, chỉ mong độc giả, khán giả, thức giả tìm nghe các cuốn CD của Trần Văn Lương, “con bướm già cô độc”, và sẽ thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại vẫn còn mênh mông tình tứ.

Chu Tất Tiến, Tết Ất Mùi.

(*) Những chữ trong ngoặc, theo suy đoán của người viết, là những chữ thừa, ghép lại cho thoát khỏi âm điệu của câu lục bát thường dùng và cũng để cho đủ một “measure” (khung nhạc).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.