Hôm nay,  

Cùng Bọ Lập Vui Tết

25/02/201500:00:00(Xem: 4867)

Thế là nhà văn, blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập đã được tạm thời tự do để về nhà ăn Tết Ất Mùi với gia đình. Đây là một tin mừng cho anh, cho cả gia đình anh, và cho đông đảo bạn bè anh và những người quý mến anh ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Bàn về nguyên nhân Bọ Lập được tự do tạm, phần lớn các blogger tự do cho rằng đây là một bước lùi có tính toán, một “trò chơi nhân quyền mập mờ xảo quyệt” với hy vọng được gia nhập khối kinh tế xuyên Thái Bình Dương có nhiều lợi ích chung và riêng.

Bọ Lập là một công dân đơn độc không tham gia trực tiếp hoạt động chính trị đối lập nào. Anh nhiều lần nói với bạn: “Tôi không theo ai, tôi không chống ai”. Anh là nhà họat động văn hoá – nghệ thuật thuần túy, một văn tài hiếm hoi của đất nước.

Khi còn ở trong nước, trước năm 1990, tôi đã thấy mầm tài năng ở Nguyễn Quang Lập. Từ năm 30 tuổi Lập đã sáng tác những chuyện ngắn và tiểu thuyết đặc sắc như Chuyện nhà quê, Những mảnh đời đen trắng, Những linh hồn sống…. Sau đó anh rất nổi tiếng khi tham gia viết kịch bản cho sân khấu như vở Trên mảnh đất người đời và càng được tán thưởng nồng nhiệt hơn hơn nữa với kịch bản điện ảnh cho bộ phim Đời Cát, một tác phẩm điện ảnh chiếm Giải Vàng trong Liên hoan Phim châu Á-Thái Bình Dương (2000), riêng anh được tặng danh hiệu “Nhà biên kịch xuất sắc nhất”.

Thế rồi anh bước vào hoạt động kỹ thuật số, mở ra blog Quê Choa, kết bạn với mọi người đồng cảm ở mọi nơi. Sau 3 năm số bạn ghé trang blog Bọ Lập lên đến 7 triệu; anh hơi bị choáng ngợp, và có ý định khi nào con số này lên đến 10 triệu thì đóng cửa vì mệt mỏi, tai nạn, bệnh tật. Thế nhưng vào thời điểm 25/06/2014, số lượt người xem blog Quê Choa lên đến mức kỷ lục là 100 triệu. Anh vui sướng và cảm thấy không thể nào đóng mạng nữa, và anh tự dặt cho mình một nghĩa vụ công dân: “làm người chuyên chở sự thật cho toàn xã hội”.


Có lẽ Bộ Chính trị, Ban Văn nghệ Trung ương cảm thấy lo ngại trước tình cảm đậm đà của đông đảo công chúng dành cho Bọ Lập, trong khi văn chương lề đảng bị xã hội xa lánh, thờ ơ. Họ lại càng khó chịu trước cảnh một ông già (tuy mới gần 60 tuổi) chống gậy, chân què, tham gia biểu tình với đồng bào mình trên đường phố thủ đô, tháng 5/2014, chống bọn bành trướng và chính quyền nhu nhược.

Thế là vài hôm trước Ngày Nhân Quyền Quốc tế 10/12/2014, Bọ Lập bị bắt “khẩn cấp”, “quả tang” về cái gọi là tội vi phạm điều 88 Bộ Luật hình sự, khi anh đang gõ phím, đinh ninh rằng anh không hề làm việc gì phi pháp.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đang sống những ngày tràn đầy vui mừng. Xin anh và gia đình cùng bạn bè anh nhận ở đây tất cả lòng tin yêu và cảm phục chân tình của một nhà báo già từng là đồng đội với anh. Rõ ràng lãnh đạo Cộng sản đã sai lầm, dại dột, vô tình tuyên truyền rất hiệu quả cho anh. So với hơn 2 tháng trước, số bạn bè, fan của anh đã được nhân lên với cấp số nhân. Khắp nơi người ta đua nhau tìm kiếm các mạng để đọc tiểu sử anh, tin tức và hình ảnh về anh, các tác phẩm của anh.

Đe dọa, đánh đập, tù đầy chỉ làm cho mỗi công dân yêu nước như Bọ Lập thêm quyết tâm, dày dạn, sáng tạo, làm tăng thêm số bạn bè quý mến anh, cũng như số người ủng hộ anh, và thế giới dân chủ càng hiểu biết về anh hơn nữa để đẩy mạnh cuộc đấu tranh đòi chính quyền từ bỏ quyết định đưa anh ra xét xử../.

Bùi Tín/Blog/VOA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.