Hôm nay,  

Ông Hai

19/02/201511:14:00(Xem: 4200)

 

Minh Mẫn

 

ONG HAI chuaKhông ai biết tên thật của ông, họ chỉ gọi ông là ông Hai. Những ai đến chùa Phật Quang, đường Đào Duy Từ, quận 10, kế sân vận động Thống nhất cũ của Sài gòn, đều bắt gặp người đàn ông lưng còng, tay chân cong vẹo, đi đứng khó khăn, khổ người khô khốc.

Hình như ông ngoài 50 thì phải, không ai đoán được tuổi của ông; ông ít nói và ông ít thân thiện với ai. Trong chùa, ngoài 10 vị sư, còn có 3 vị ni lớn tuổi, có gần chục em nam sinh viên ở trọ đi học. Ông là người đàn ông duy nhất tật nguyền, hai ông còn lại trên dưới 50, vẫn còn khỏe, phụ giúp việc nặng cho chùa.

-Thưa ông Hai, gia đình ông ở đâu? Con cái thế nào? Ông vào chùa công quả bao lâu rồi? Một tín đồ đến chùa lễ phép tìm hiểu

-Tôi không có gia đình, tật nguyền thế nầy làm sao có gia đình, vào chùa khá lâu, khi HT trụ trì cũ chưa viên tịch. – ông trả lời mà mắt vẫn chăm chú vào bịch cơm, bịch thức ăn đang chia phần để đem ra bố thí kẻ đói khổ ngoài đường mỗi ngày.

Công việc hàng ngày ở chùa, ông Hai phụ nhà bếp đổ rác, nhặt rau,làm vệ sinh các tầng lầu, thay nhang đèn. Gần 10 giờ sáng, ông Hai xuống bếp xúc một thau cơm trắng và đồ ăn, đem lên lầu thờ vong, ngồi ngoài vỉa hè phía sau để chia cơm vào bịch nilon.

-Thưa ông Hai, cơm nầy do chùa nhờ ông phân phối hay ông tự xin chùa để làm từ thiện?

-Chùa không nhờ tôi mà tôi cũng không xin cơm chùa để làm từ thiện – ông vẫn không ngước mắt nhìn người hỏi

-Vậy tiền đâu ông làm?

-Ai đến chùa cúng lễ, họ cho tiền, tôi để dành mua gạo và rau củ gửi chùa nấu.

Ông nằm dưới nền gạch với chiếc chiếu cũ rách, trước kia có người cho ông cái ghế xếp, nay ghế đã gãy, ông vào một góc tầng trệt với tài sản duy nhất là mấy bộ đồ cuộn làm gối, chiếc chăn đen đúa. Chân không có dép, đầu không đội nón. Mỗi lần ra khỏi chùa, không lẫn vào ai với cái lưng còng cố gượng thẳng, hai tay khẳng khiu bơi bơi để giữ thăng bằng, gương mặt cằn cổi với cái đầu đầy gân chạy dọc xuống cổ. Cặp chân teo, khô, da sạm mốc cố giữ thân mình cho khỏi chúi về trước. Hai tay cầm 10 túi cơm chay, đi về hướng sân bóng đá, ông trao cho người bán vé số ngồi xe lăn, bác xe ôm, chị nhặt ve chai, cháu bé đi xin... toàn là những “khách hàng” thường xuyên của ông mỗi người một bịch. Tuy thân thể thường đau nhức, nhưng ông Hai không ngày nào thiếu vắng trên đoạn đường Nguyễn Kim. Hình bóng ông quá quen thuộc với người dân lao động địa phương.

Một người gần chùa biết chuyện, tâm sự: - Trước kia gia đình ông Hai ở khu cầu Ông Lãnh, bị giải tỏa đi kinh tế mới, bố bị cây rừng ngã đè, không bao lâu sau vì không có tiền về Thành phố chạy chữa, chấn thương cột sống, bại liệt toàn thân, mẹ bị sốt rét, người em của ông còn nhỏ, quá đói, ăn phải nấm độc đã chết, một mình ông, tuổi mới lớn, phải làm thuê cuốc mướn lo cho gia đình. Lúc trẻ lưng ông đi đứng thẳng thớm như mọi người, do hằng ngày còng lưng trên nương rẫy, làm việc nặng nhọc, ăn uống thiếu dinh dưỡng, mỗi ngày lưng ông còng thêm một ít, khi dừng việc cuối ngày, ông đứng thẳng lưng lên cảm thấy hơi khó chịu vì các khớp khô cứng, cứ thế lâu dần năm tháng, ông không còn đi thẳng lưng được để khuân vác tại các bến bãi.

Cha mẹ qua đời, ông về lại Thành phố lây lất sống. Một buổi tối mưa lạnh, ông co quắp bên hông chùa chờ giấc ngủ muộn, thầy trụ trì nhìn thấy, gọi ông vào cho làm công quả tùy sức. Từ dạo ấy, ông không nhớ đã bao mùa mưa nắng, chỉ biết cứ tiếng Đại hồng chung khuya là ông đến thắp nhang các bàn thờ, ngồi một góc khuất để niệm Phật. Tối đến, sau thời Tịnh độ, ông chui vào một góc tìm giấc ngủ say. Việc chùa không ai nhắc nhở, ông tự nguyện luôn tay luôn việc.

Gia đình nhà đám làm tuần 49 ngày ở chùa, các cô gái nhà đám tổ chức cúng Trai Tăng, họ nhìn ông với sự xót thương như một người thân, thường xuyên dúi vào tay ông những tờ bạc xanh lớn nhất

- Tiền con gửi ông Hai mua chiếc ghế bố để nằm, sao ông không mua? Để con mua hén. - Cô Hạnh thay mặt nhà đám thăm hỏi ông.

- Thôi cô à. Cám ơn quý cô đã nghĩ tình lo cho tôi, còn nhiều người khổ hơn tôi đang lây lất ngoài xã hội. Tôi được nương náu ở chùa là phúc lắm rồi. Đâu dám xài phí đồng tiền của bá tánh. Dùng tiền đó tôi mua gạo để nấu cơm bố thí hàng ngày. - Cô Hạnh lại tiếp tục nhét vào tay ông như những tuần trước, ông lí nhí cám ơn.

- Ông đã nghèo còn lo cho người nghèo, không để dành tiền khi ốm đau mà có. – Cô Hạnh nhắc ông.

- Trời sinh voi sinh cỏ cô à. – Ông thật thà đáp.

Trai Tăng vừa mãn, ông Hai cũng vừa về tới chùa, trên tay cầm một túi gạo, một ít bịch nilon mới và rau củ quả để làm cơm từ thiện vào ngày mai.

Gia đình nhà đám nhìn ông Hai, trao đổi với nhau: Lòng từ bi và làm từ thiện đâu đợi phải đại gia tỷ phú, trong tầm tay, gói cơm miếng canh để chia sớt cho người nghèo khổ quanh ta cũng thể hiện tấm lòng nhân ái, tại sao ta không làm được như ông Hai!!!

MINH MẪN

16/02/2015

(Nguồn: http://thuvienhoasen.org/)

Ý kiến bạn đọc
20/02/201510:46:53
Khách
Dung chinh xac 100%. Ho hang cua toi bi len kinh te moi, ho khai khan dat va thanh cong, den khi dat noi do co gia, can bo noi do tich thu, noi rang dat nay la dat cong, duoi ho hang nha toi di cho khac. Cung cuc qua ho lech thech ve thanh pho...tro thanh ke vo gia cu...
20/02/201503:59:19
Khách
Bài này quá cảm động. Ông Hai đúng là nạn nhân của chế độ đuong thời. Nếu như gia đình ông không bị đày lên khu kinh tế mới, thì cuọc sống của ông đã khác đi nhièu lắm rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.