Hôm nay,  

Xuân và Tết Trong Nhạc Việt Nam

2/14/201500:00:00(View: 4192)
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi,
Xuân tàn hoa rụng còn gì vui Xuân
(Nguyễn công Trứ)

Thời gian cứ thế mà trôi. Mười hai con giáp thay nhau chạy. Hết con này đi, con kia lại tới, đúng như tục ngữ ta vẫn thường nói: „Năm hết, Tết đến!“.

Thắm thoát Đông qua và Xuân lại về. Khắp nơi, tất cả mọi người, già trẻ lớn bé hớn hở vui mừng, yêu đời ca hát chờ đón nàng Xuân.

Nhạc sĩ Minh Kỳ đã chào đón nàng Xuân:

Một bài ca đón chào mừng, hoà theo tiếng pháo đì đùng,
Mừng Xuân nay đã về rồi và Đông đã tàn qua
Về gieo bao thắm tươi, lòng ta thấy yêu đời
(Xuân Đã Về của NS Minh Kỳ)

Xuân đã về, vạn vật đổi thay. Người nhạc sĩ mượn lời nhạc để diễn tả cảnh Xuân:
Xuân đã về, Xuân đã về,
Kià bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông.
Trên cánh đồng,
chim hót mừng đang thướt tha từng đàn tung bay vui say
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ta hát vang lên câu ca mừng chào Xuân
Ngoài trời bao la, xinh tươi,
Bao cô gái đẹp cười trong xinh như hoa, lập loè bao aó xanh xanh,
chen bông tím vàng, đẹp hơn Tiên Nga.
Ngoài bầy em bé ríu rít, khúc khích tiếng cuời rủ nhau vui ca.
Xuân đã về, trên cánh đồng
Bao bác nông ngừng cày ruộng vui say xuân
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới,
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ta hát vang chào mừng Xuân sang, Xuân sang
(Xuân Đã Về của Minh Kỳ)

Nhớ khi xưa lúc còn ở quê nhà (Việt Nam), một hai tháng trước khi Xuân về thì phố xá, chợ búa trở nên tấp nập. Thiên hạ rủ nhau đi mua đồ chuẩn bị đón Tết. Các cô cậu thanh niên, thiếu nữ choi choi cũng xí xọn đi chọn đồ đẹp để chưng diện trong những ngày Tết. Phải nói, người Việt chuẩn bị đón Tết rất trân trọng và vui chơi đôi khi kéo dài cả tháng. Bà con thân thuộc thăm viếng chúc tụng liên miên....Và cũng có những đêm văn nghệ mừng Xuân, cũng có chương trình ca nhạc trên Ti-Vi với những bài hát ca tụng Xuân, vui có, buồn có... Không khí Tết sao mà tưng bừng khó quên và rất khó diễn tả cho đúng.

Và cứ mỗi lần Tết về là trên Ti-Vi không bao giờ thiếu bản nhạc bất hủ của nhạc sĩ Phạm đình Chương với tựa đề „Ly Rượu Mừng“. Chỉ thoáng nghe qua tựa đề thôi chúng ta cũng có thể đoán được nội dung bản nhạc hàm chứa những gì. Bài hát thâm thúy quá, chúc Tết mọi người ở khắp nơi, chúc Tết mọi giới, từ anh nông phu đến người thương gia:

Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi,
Mừng anh nông phu vui luá thơm hơi,
Người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no,
thoát ly đời cam go nghèo khổ!
A, á, a, à. Nhắp chén đầy vơi chúc người người vui....

Để tiễn đưa, để bộc lộ tâm tình của người hậu phương được gắn bó với với sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang lên đường ra tiền tuyến, tác giả đã khéo léo:

Rót thêm tràn đây chén quan san
Chúc người chiến sĩ lên đàng, chiến đấu công thành...

Và người nhạc sĩ cũng đã tìm thấy ý Xuân trong tình yêu, cầu mong cho những đôi tình nhân:

Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương,
Xây tổ ấm trên cành yêu đương.

Vẫn biết, nếu không có những người nhạc sĩ thì lấy ai mà diễn tả nguồn rung cảm thay mình nên:

Nào cạn ly mừng, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới.

NS Phạm đình Chương cũng không quên chúc lành quê hương Việt Nam mến yêu.

Mời quí vị hãy nghe:

Bạn hỡi vang lên lời ước thiêng liêng,
chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi, ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi.
Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do.
Nước non thanh bình.
Muôn người hạnh phúc chan hòa.
(Ly Rượu Mừng của NS Phạm đình Chương)

Bài hát hay, nội dung phong phú quá phải không quí vị?. Còn nhiều bài hát Xuân nữa, lát đây tôi sẽ ghi lại vài bản nhạc để chúng ta cùng thưởng lãm. Bài „Ly Rượu Mừng“ nói trên theo những người Việt tị nạn cộng sản ra tới hải ngoại sau biến cố 30.4.1975! Và cứ mỗi lần Xuân về, hầu như nơi nào có tổ chức Tết, dù nhỏ hay lớn, nơi đó người Việt tha hương chúng ta lại hát, lại có dịp được nghe hợp ca bài này. Và „Ly Rượu Mừng“ lại được hát vang lên trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, trên khắp năm châu.

Chúng ta, người Việt tỵ nạn cộng sản sau hơn ba mươi tám năm xa xứ, dù sống ở Mỹ, Úc, Nhật, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ hay Đức....có lẽ bạn cũng như tôi nhận thấy rằng người bản xứ vui Tết không giống như người Việt mình. Trên phương diện văn nghệ, theo thiển ý của tôi thì họ chơi đủ loại nhạc, miễn sao ồn ào để vui, nhảy loạn lên là được rồi. Mang âm hưởng Tết hầu như thiếu hẳn. Trừ những quốc gia có nhiều người Việt tị nạn cs sinh sống như Mỹ, Úc, Pháp hay Gia Nã Đại, những nơi có thể nói là hưởng được một cái Tết tha hương không khác lắm so với quê nhà chứ ở nơi tôi đang định cư, lạnh lẽo mà đồng hương lại sống rải rác nên Tết xứ người... dù hai lần, Tết Dương Lịch theo Tây Phương và Tết ta theo người Việt mình, tôi nói riêng cảm thấy sao mà buồn chi lạ. Bởi vậy xin mạo muội ghi ra đây vài bài hát Xuân tôi biết, đã nghe qua để quí vị cùng nghe với tôi, để thấy rằng không những Tết Việt Nam hình thức đã dị biệt mà ngay cả nhạc Tết của mình cũng khác, thâm thúy, ướt át hơn nhiều.


Tết còn là dịp để gặp gỡ hàn huyên, thăm hỏi chúc tụng nhau. Bản tính người Á Đông thân thiện và muốn mọi người cùng chia vui với mình. Mời quí vị lắng nghe những lời ca sau đây:

Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh muôn loài chim hót vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười cho kiếp người tình thương đắm đuối,
Ánh Xuân đêm vui với đời
.
.... Cùng đón Chúa Xuân, đang giáng xuống trần.
Thế gian lắng nghe tình Xuân nồng,
Kiếp hoa hết phai đời hương phấn.
Nào ai hững hờ. Xuân vẫn ngóng chờ,
Tới đây nắm tay cùng ca múa.
Hát lên đón Xuân của tuổi thơ.
(Đón Xuân của NS Phạm Đình Chương)

Xuân về, già trẻ lớn bé ai cũng vui mừng chào đón. Nhất là giới thanh niên, thiếu nữ và trẻ con, vui đùa hớn hở. Mà không vui sao được khi:

Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới.
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng.
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.
(Xuân và Tuổi Trẻ của NS La Hối)

Mừng Xuân mới, người ta cảm thấy yêu đời hơn, trẻ trung hơn và hy vọng nhiều cho ngày mai:

Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời Xuân thắm tươi.
Vui sướng đi cho đời tươi sáng.
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi.
Ta hát ca đón mừng Xuân mới.
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.
(Xuân và Tuổi Trẻ của NS La Hối)

Thời gian qua nhanh như thoi đưa, hết một năm tảo tần vì sinh kế. Tết lại đến, người người hân hoan vì Xuân:

Thấm thoát là đây,
một mùa Xuân mới muôn ngàn cánh hoa vàng
Nụ cười trên môi, trên làn má ai.
Đón Xuân tươi vừa sang...
(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Minh Kỳ và Lê Dinh)

Người Việt dù xa quê hương nhưng không quên bà con, bạn bè của mình ở bên kia bờ đại dương. Hãy nghe người ta mừng tuổi, chúc lành nhau nhân dịp đầu Xuân:

Xuân nay tôi chúc,
người miền quê hương, muôn ngàn câu mến thương.
Mong Xuân yên lành, trong bao gia đình,
để đời người yên vui, cuộc sống thanh bình.
Xuân nay tôi chúc, người người nơi nơi...
Cho bền duyên lứa đôi, như hoa Xuân đời
Tay trong tay cười, dựng xây ngày hôm nay.
Cho ngày mai sáng tươi.
(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Minh Kỳ và Lê Dinh)

Tết là dịp để thân nhân, họ hàng, những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng đôi khi vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính không có diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết.

Dầu vậy vẫn có nhiều người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân:

Ôi nhớ Xuân nào thưở trời yên vui.
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi.
Bên mái tranh nghèo ngồi quên bếp hồng.
Trông bánh chưng chờ trời sáng...
(Xuân Này Con Không Về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Và họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
Con biết không về mẹ chờ em trông.
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong.
Bao lứa trai cùng chào Xuân chiến trường.
Không lẽ riêng mình êm ấm.
Mẹ ơi, con Xuân này vắng nhà.
Mẹ thương con, xin đợi ngày mai!
(Xuân Này Con Không Về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Ý Xuân trong tình yêu đã làm nên những bản nhạc tình thật dễ thương. Đôi lứa yêu nhau, lắm khi vụng dại từ lúc còn trẻ, đi chung đường, học chung lớp. Anh chàng ôn lại kỷ niệm xưa, tỏ tình:

Chuyện xửa chuyện xưa. Chuyện từ Xuân trước,
Xuân nay chưa nhòa.
Anh nói em nghe, thương em từ lúc hoa chưa mặn mà.
Cầu cho mùa Xuân, nồng nàn lên má em tôi đợi chờ.
(Đám Cưới Đầu Xuân của NS Trần Thiện Thanh)

Xuân về rồi Xuân đi nhưng kỷ niệm lúc nào cũng còn đó, nhất là đối với những đôi uyên ương:

Đón Xuân này tôi nhớ Xuân kia,
Hẹn gặp nhau khi pháo giao thừa,
Em đứng chờ tôi trước song thưa,
Tôi đi qua đầu ngõ. Hỏi nhau thầm, Xuân đã về chưa.
(Đón Xuân Này Nhớ Xuân Kia của NS Châu Kỳ)

Riêng đối với người Việt tỵ nạn cộng sản vì hoàn cảnh phải xa lìa quê hương, dù không có được cái may mắn hưởng cái Tết đúng ý Xuân toàn vẹn theo truyền thống Việt Nam nhưng trong lòng lúc nào cũng ước mơ có một mùa Xuân Quang Phục trên đất Mẹ.

Tâm cảm đó được thể hiện qua lời nhạc và niềm hy vọng:

Người về đây giữa non sông này.
Hội trùng dương hát câu sum vầy.
Về cho thấy con thuyền nước Nam.
Đi vào mùa Xuân mới sang. Xa vời ngày ấy ly tan...
(Hải Ngoại Thương Ca của NS Nguyễn văn Đông)

Lúc ấy người Việt tỵ nạn lưu vong chúng ta sẽ cùng nhau ca vang khúc Xuân Ca, sẽ nâng cao „Ly Rượu Mừng“, quên đi những ưu phiền, tị hiềm trong quá khứ, để nhấp cạn ly rượu, trên đất Mẹ Việt Nam dấu yêu và cùng nhau:

Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do.

Nước non thanh bình.
Muôn người hạnh phúc chan hoà.
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi.
Hương thanh bình đang phơi phới.

Trên đây chỉ là một vài bản nhạc Xuân tiêu biểu, rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém ý Xuân của dân tộc Việt Nam....

* © Lê Hoàng Thanh

(Vào Xuân.... )

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.