Hôm nay,  

Ngược Dòng Khổng Tử Viện

22/01/201500:00:00(Xem: 3199)

Sau đây là diễn trình ra đời của các viện Khổng Tử trong kế hoạch "quyền lực mềm" của giới lãnh đạo đảng CSTQ.

Năm 2004, giới lãnh đạo Bắc Kinh vận động mở một viện Khổng Tử đầu tiên ở Hàn quốc (Nam Hàn) dưới danh nghĩa phổ biến văn hóa, văn học Trung quốc cũng như để giao lưu với người dân Nam Hàn, chủ yếu là giới sinh viên. Sở dĩ Bắc Kinh chọn quốc gia này để làm thí điểm đầu tiên là vì vào thời gian đó Hàn quốc có mối liên hệ tốt với Trung quốc để trao đổi mậu dịch và nhờ Bắc Kinh áp lực Bình Nhưỡng ngưng chế tạo tên lửa, ngưng thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Hơn nữa Hàn quốc là nước có nhiều người theo đạo Khổng hay tôn kính những giá trị của đạo này nhất thế giới.

Khi thấy sự xuất hiện của viện Khổng Tử ở Hàn quốc không có gì trở ngại, qua năm sau (2005) Bắc Kinh với tay sang Nhật, giao thiệp với một số trường đại học để ngỏ ý mở viện Khổng Tử trong khuôn viên của các trường. Vào thời điểm này, vấn đề bang giao giữa hai nước Trung-Nhật chưa căng thẳng và vì tin vào cử chỉ hiếu hòa của Bắc Kinh, nên ý định lập các viện Khổng Tử chẳng gặp sự chống đối nào. Viện Khổng Tử còn là nơi dạy tiếng Trung quốc miễn phí cho sinh viên.

Sau sự xuất hiện suông sẻ tại Nhật, Bắc Kinh bắt đầu lan nhanh đến các đại học tại Bắc Mỹ, Âu châu,... Trong bài bản báo cáo nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh bắt đầu dùng chữ "Quyền lực mềm" (một ý niệm do Giáo sư Joseph Nye thuộc Đại học Harvard khai triển) để mô tả chủ đích và hiệu năng của các viện Khổng Tử ở hải ngoại, đặc biệt trong mặt trận tuyên truyền. Theo con số mà Bắc Kinh công bố thì tính đến giữa năm 2014 có tất cả 440 viện Khổng Tử tại 120 quốc gia trên thế giới.

Trong số 440 viện Khổng Tử tại thời điểm đó, chưa có viện nào tại Việt Nam. Có người cho rằng Bắc Kinh không có nhu cầu tuyên truyền trực tiếp tại Việt Nam vì toàn bộ hệ thống truyền thông, tất cả báo đài đều nằm trong tay lãnh đạo đảng CSVN. Do đó Bắc Kinh chỉ cần đưa chỉ thị cho lãnh đạo CSVN là đủ. Người ta đã từng thấy loại lệnh này như chỉ thị của tỉnh ủy Quảng Đông cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam vào tháng 6.2014

(http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/06/chi-thi-cua-bi-thu-tinh-uy-quang-ong.html).

Và ngay cả khi Bắc Kinh chưa cần lên tiếng, đã có những người như Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh lo trước giùm họ. Ông bức xúc: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Người nghe ông Thanh nói cứ tưởng Bắc Kinh đã trả lại cho Việt Nam các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu và thề hứa sẽ chẳng bao giờ đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam nữa.

Cũng vào khoảng từ giữa năm 2014, các viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ, Canada, Âu châu cũng như tại Nhật Bản bắt đầu bị nhận dạng và phản đối công khai. Sau nhiều nỗ lực dàn xếp âm thầm với các viện này, thành phần trí thức, giáo sư, sinh viên tại các quốc gia chủ nhà đều phải thừa nhận công khai rằng các viện Khổng Tử chỉ đóng vai trò cơ sở tuyên truyền cho chế độ Cộng sản Trung quốc và tại nhiều nơi còn là những ổ gián điệp trá hình của Bắc Kinh, đặc biệt trong lãnh vực đánh cắp các phát minh công nghệ của các chương trình nghiên cứu cao cấp tại các đại học.

Đại học Chicago ở Hoa Kỳ là nơi bắn "phát súng lệnh" đầu tiên. 108 giáo sư tại đây ký tên chung trong một bản kiến nghị cảnh báo nhà trường đã tham gia vào một dự án sư phạm mang tính chính trị, hoạt động trên toàn thế giới; đó là một dự án về nhiều mặt đi ngược với giá trị học thuật của một trường đại học.

Sau đại học Chicago, đến đại học Pennsylvania State, rồi lan sang đại học McMaster, đại học Sherbrooke ở Canada,... Tin tức phản đối các viện Khổng Tử ở Mỹ và Canada được truyền đi nhanh chóng khiến cho nhiều quốc gia có viện Khổng Tử phải xét lại vấn đề.

Sự kiện lớn đến độ Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ đã mở cuộc điều trần về mục tiêu của Bắc Kinh qua các viện Khổng Tử. Tại buổi điều trần này, có lẽ Giáo sư Perry Link, chuyên gia về Trung quốc của đại học California, là người cung cấp nhiều dữ kiện cụ thể nhất. Ông cho biết các nhân viên phải là đảng viên đảng Cộng sản mới được Bắc Kinh tuyển chọn cho sang làm việc tại các viện Khổng Tử ở hải ngoại. Sau đó, những người được tuyển chọn phải qua một khóa huấn luyện về tuyên truyền, sao có lợi nhất cho chế độ và các lãnh tụ Cộng sản Trung quốc. Tiền lương của những nhân viên này đều do nhà nước Trung quốc trả nên không bị ràng buộc gì bởi những luật lệ của các trường đại học.

Nhiều dẫn chứng được trình bày tại buổi điều trần. Chẳng hạn như khi nói đến lịch sử Trung quốc các nhân viên viện Khổng Tử chỉ nói tốt cho đảng Cộng sản, và không đề cập đến vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay biến cố đẩm máu Thiên An Môn.…Theo các giáo sư, đây không phải là truyền thống truy cứu khoa học và đạo đức nghề nghiệp của các trường đại học.

Đại diện Hiệp hội Giáo sư Hoa Kỳ (AAUP) tại buổi điều trần cũng kể rằng: "Chúng tôi không hiểu tại sao vào ngày 20 tháng 11 vừa qua, tờ Nhân Dân của Trung Quốc lại dành nguyên cả trang báo viết rằng chúng tôi, tức là Hiệp hội AAUP, cần có thêm nhiều viện Khổng Tử hơn nữa tại các trường đại học Hoa Kỳ. Rồi tờ báo này yêu cầu luôn chính phủ Trung quốc cần phải đáp ứng nguyện vọng đó". Vị đại diện AAUP khẳng định rằng viện Khổng Tử là bàn tay nối dài của chính quyền đảng Cộng sản Trung quốc. Các viện này xem thường mọi giá trị của quyền tự do học hỏi.

Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, cũng đồng ý việc học Hoa ngữ là điều tốt, nhưng không phải vì thế mà phải mang cả cái gánh nặng viện Khổng Tử. Sau cuộc điều trần này, Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa kỳ đã yêu cầu viện Giám sát chính phủ Mỹ của Quốc hội Hoa Kỳ (gọi tắt là GAO) điều tra xem các viện Khổng Tử hiện nay có cản trở đến quyền tự do học hỏi của sinh viên Hoa Kỳ hay không, và điều tra xem các trường đại học Hoa Kỳ với các viện Khổng Tử có bị Trung quốc chi phối hay không?

Điều đáng buồn là trong lúc khắp thế giới báo động về các viện Khổng Tử, nhà cầm quyền Việt Nam lại long trọng khai trương một viện Khổng Tử mới tinh ngay tại thủ đô Hà Nội vào ngày 27/12/2014. Lễ khai trương diễn ra trong dịp ông Du Chính Thanh, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc, sang Việt Nam ngay trước Hội nghị Trung Ương đảng CSVN để định các nhân sự lãnh đạo cho Đại Hội kỳ tới. Hiện tượng Bắc Kinh cử người đem chỉ thị về nhân sự sang Việt Nam trước các kỳ chọn người lãnh đạo mới đã trở thành một truyền thống khá công khai.

Chính vì vậy mà việc mở viện Khổng Tử mới tại Hà Nội sau bao năm vắng bóng được nhiều người kết luận là động thái cúi đầu nhận lệnh của giới lãnh đạo CSVN. Các ghế cao nhất tại Đại Hội Đảng XII đã được thiên triều đóng ấn.

Ngô Văn@S:

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.