Hôm nay,  

Vợ Chồng Quen Hơi

14/01/201500:00:00(Xem: 15384)

Một chiều cuối năm nơi xa xăm, gió lồng lộng mát cuối sông, chợt nghe văng vẳng một điệu lý bên giòng Cửu Long năm nào.

Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

Câu ca dao Nam Bộ chân chất phù sa mà ngọt ngào tình quê làm say đắm lòng ai bao miền. Chẳng biết chim quyên là chim đỗ quyên huyền thoại mang nỗi lòng nhớ nước, tiếng kêu ai oán trong đêm trường. Hay con chim vành khuyên xinh đẹp mang tiếng hót véo von cho người. Chẳng biết trái nhãn lồng miền nam có như trái nhãn lồng mọng nước ngọt ngào ở Kim Long hay Hưng Yên. Hay chỉ là trái chùm bao mọc ven bờ bụi. Chỉ biết trong hai câu ca dao kia gói trọn ba hình ảnh thật hạnh phúc và đẹp đến nao lòng. Chim quyên - trái nhãn lồng, con cá thia lia - chậu nước và vợ chồng quen hơi.

Chim quyên hẳn thích ăn trái nhãn lồng như con cá lia thia quen chậu. Con cá đá lia thia màu sắc như cầu vồng, áo xiêm rực rở nhưng lại oai phong với cứ địa, quen chỗ nằm, chung thủy với cá cái. Có người bảo là lia thia quen chỗ mới đúng. Thì quen chỗ hay quen chậu cũng là một nơi cá vẫy vùng hùng cứ một phương. Nhưng quen chậu nghe nó thuận vần, trong hình ảnh cái chậu nó gợi một sự gò bó nhỏ nhoi nghèo khó. Như một túp lều tranh, một chiếc thuyền con, trong đó có đôi vợ chồng quen hơi. Hay làm sao hai chữ quen hơi. Không quen gì cho dễ nhớ, dễ thương; như quen mặt, quen tiếng nói, quen ánh mắt nụ cười, quen dáng đi, quen mái tóc và thói hư tật xấu của nhau. (Người ta hay nói sống với nhau quen, vợ chồng giống như người thân ruột thịt.) Ấy vậy mà quen hơi lại là hình ảnh không sắc màu trong tình yêu làm vương vấn lòng nhau nhất.

Quen hơi là quen mùi của nhau. Chẳng riêng gì cùng dân, chân lấm tay bùn hát ru câu ca dao hay ru con muồi mẫn đêm thâu: gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó. Hay gái bén hơi trai như rau khoai bén đạm. Mà thi ca trong hàn lâm gác tía, trong cung cấm vàng son cũng ray rức một mùi hương thương yêu quyến luyến rất mực diệu kỳ:

“Ới Thị Bằng ơi, đã mất rồi,
Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi. (Khóc Bằng Phi)

Cũng chẳng cần biết bài thơ ngập tràn tình ý sâu kín nọ có phải là của đấng quân vương đa tình. Một quân vương tài hoa mà dấu tích để lại là một Khiêm Lăng có kiến trúc mềm mại như một bài thơ, trầm mặc như bức tranh sơn thủy hửu tình, một thánh tích hùng vĩ đã trơ gan cùng tuế nguyệt thật đẹp. Hay của một thi tài nhân đã biệt tăm cội nguồn. Nhưng để làm được hai câu trau chuốt để đời tuyệt vời “Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng. Xếp tàn y lại, để dành hơi.” Thì phải là thuộc giai tầng quý tộc, phong lưu uyên bác văn chương. Và trên hết là một mối tình chung son sắc đá vàng.

Trong Gửi gió cho mây ngàn bay, Đoàn Chuẩn-Từ Linh đã nuối tiếc khi nhìn lá đổ muôn chiều, ôi! lá úa cho những cuộc tình xa. Càng già cỗi với tà huy thì lòng thương nhớ càng đầy.

"Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ, đường về không lối
Dòng đời trôi đã về chiều, mà lòng mến còn nhiều
Đập gương xưa tìm bóng."

Yêu mến quá nên đập gương xưa tìm bóng. Hình bóng ấy dù đập vỡ gương soi vẫn còn lưu ảnh trong hoài niệm, trong cơn say đã thi thoảng thấy: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ (Quang Dũng.) Thì hương xưa có lẽ còn vương vấn đâu đó thật trong tàn y cố nhân yêu dấu. Để dành ấp ủ mùi hương quen thuộc ái ân ấy phải xếp lại những tàn y. Gấp lại tà áo xanh, chiếc quần lụa, mảnh khăn xoan...nghe rưng rức nhớ và thoang thoảng bên người mùi tình nhân nồng nàn năm cũ.

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình (Nguyễn Du). Con đường đi đến trái tim thường bắt đầu bằng nụ hôn. Gần nơi bờ môi này, khóe miệng và nụ cười ấy là cánh mủi để tỏ bày âu yếm. Như loài thú yêu nhau. Như chó mèo hít hà chào nhau mơn trớn. Như một khúc dạo đầu cho bản tình ca bằng những nốt lặng nhẹ nhàng. Trước khi hòa nhịp ái ân cho đỉnh cao dâng hiến. Mùi của tình nhân, của thịt da gọi mời quyến luyến.


Mùi ấy hình như chỉ có vợ chồng bén hơi mới nhớ. Mùi của gối chăn mà đêm hạ nồng hay khuya đông rét đều lưu luyến. Mùi của mái tóc đẫm sương giang hồ, mùi khói súng chiến trường hay khét nắng lưng trần trên cánh đồng của người chồng. Mùi của hương chanh, hương bồ kết, hương hoa lài thơm trên mái tóc huyền còn quyện mùi khói bếp đợi chờ. Có cả mùi phèn, mùi bùn non, mùi nước mặn...Lẫn trong mùi của men rượu đắng và hương trà xanh. Mùi thuốc lá và trầu cay. Mùi mồ hôi và những góc khuất của thân thể quen thuộc... Cái mùi khó tả mà vợ chồng mặn mà mới nhận lấy của nhau. Gọi là mùi của mình. Mình ơi!

Ấy là mùi vợ chồng nhân nghĩa đã quen hơi. Quen rồi thì ngàn năm xa nhau mà lòng mãi nhớ. Trong năm tháng biệt ly ấy, tình yêu dấy lên sự khát khao của tất cả các giác quan. Ánh mắt tràn ngập sắc màu của vẻ đẹp, vị ngọt ngào của nụ hôn, cảm giác rung động dưới làn da, âm thanh lời thỏ thẻ bên tai và nồng nàn mùi tình ái. Ái tình thần thánh và thăng hoa, hòa nhập mọi xúc cảm. Khi khoảng cách giửa quá khứ và hiện tại, cái gọi là thời gian, bổng dưng có sắc màu và mùi vị. Sự liên tưởng của hoài niệm làm đánh thức và pha trộn các giác quan hửu hạn. Để người hôm nay thấy màu thời gian, hương thời gian khi nghĩ về cố nhân.

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh (Đoàn Phú Tứ)

Màu thời gian tím ngát của nhành thạch thảo khi mùa thu chết lịm bên hồn. Hương thời gian thanh thanh của những bâng khuâng khi hoài niệm tình nồng năm xưa. Ôi! ngát hương thời gian mùi thạch thảo. Nhìn nhành thạch thảo Appolinaire thấy ngát hương thời gian, scent of time, hay phải nhờ Bùi Giáng thất thần chuyển dịch làm phiêu hốt miên trường:

Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương

Bóng bẩy trong thi ca của quân vương hay chơn chất ngọt ngào dân giả của điệu lý Nam Bộ, thì mùi hương của tàn y mà cố nhân ấp ủ là hơi của vợ chồng đã quen. Quen đến ghen, quen đến ghiền, quen đến phiền. Phiền vì hơi quen ấy đến với nhau hơi “bất công”. Hơi quen ấy làm em hườm như trái chín, ngày càng nồng nàn. Hơi quen ấy làm anh ngày càng mỏi gối chùn chân. Gái phải hơi trai như thài lài kia ngày càng xanh tốt. Trong khi “trai phải hơi gái, thì mặt tái râu phờ.” Hay “trai phải hơi vợ như cò bợ phải trời mưa.” Phiền thật! Mặt tái râu phờ thì nhủ lòng chả thèm soi gương. Con cò bợ phải trời mưa thì ướt cánh, lông lá ủ ê tơi tả lắm. Chẳng cần gương soi. Đập gương là phải. Tìm bóng xưa không thấy khi gương vỡ, thì còn đó trong gương lòng mình vọng động. Nhớ nhau thì tìm trong đáy cốc qua vài chung rượu buồn. Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát. Đời vắng em rồi vui với ai. Có tiếng hát từ thuở tiền chiến đắm say và một điệu lý chim quyên, đem gương xưa và hơi quen tình nghĩa thấm vào lòng. Nhất là giai điệu mênh mang sông nước, nghe ngọt lịm đến mê hồn:

Chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng
Qua chưa thương bậu, bậu đừng thương qua.

Mèn đét ơi! Dân Nam Bộ coi vậy mà nhát gan. Ngày xưa khi bạt mạng kiêu hùng vào khẩn đất khai hoang, cái vùng đất màu mỡ mà đầy hiểm nguy sông nước, mảnh đất lạ đầy kinh sợ:

“Đến đây lạ xứ, lạ làng.
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng kinh”

Con chim ấy tất không phải chim quyên, con cá ấy không phải là lia thia. Là con chim cú, là con cá sấu...Kinh sợ vậy mà đã làm nên mảnh đất trù phú bao la, giàu có và hào phóng như chính tính tình người Nam Bộ. Vậy mà chỉ sợ quen hơi bén mùi, lỡ mai kia có trắc trở xa nhau thì chịu không nỗi. Chẳng thà không biết thì thôi. Biết rồi mỗi đứa một nơi...thiệt buồn. Biết đây là biết mùi.

Chỉ có mùi tình mới khủng khiếp như vậy. Sợ là phải. Nên thà đừng quen hơi. Bậu đừng quen qua. Thương nhau chỉ gởi nhau trong gió một điệu lý. Một điệu lý thật muồi. Đừng gởi trong gió mùi của bậu. Bậu nghe!

Sean Bảo​

Ý kiến bạn đọc
15/01/201512:12:59
Khách
Bác viết cứ như thơ làm em phục lăn. Ðề tài này có thể để sang một menu mới được không, như "âm hưởng cuộc sống" chẳng hạn? Cảm ơn tác giả Sean Bảo bài viết tinh tế, súc tích nhưng không cầu kỳ....Mong được đọc thêm nhiều đề tài khác của bác để suy nghiệm về cái đẹp của Hồn Việt.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.